Nâng cao ch ất lượ ng ngu ồ n nhân l ự c

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty 319 – bộ quốc phòng (Trang 90 - 94)

* Căn cứ đề xuất giải pháp:

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất. Chất lượng nguồn nhân lực có tính quyết định đến năng suất, chất lượng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và do đó quyết định đến năng lực cạnh tranh. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nhiệm vụ thường xuyên mang tính thời sự, cấp bách không chỉ hiện tại, mà còn trong tương lai. Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế, hướng tới nền kinh tế tri thức và thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0, đòi hỏi Tổng công ty 319 – Bộ Quốc phòng

phải có chiến lược phát triển nguồn nhân lực dài hạn đểđáp ứng với nhu cầu hoạt động Tổng công ty.

* Nội dung giải pháp:

Thứ nhất, Thực hiện tổ chức sắp xếp lại bộ máy cán bộ nhân viên trong công ty phù hợp với năng lực, chuyên môn, đúng người đúng việc trên cơ sở chuẩn hóa vị trí, chức danh công việc, hướng tới sự tinh, gọn, hợp lý, hiệu quả.

Hiện tại số lượng lao động của Tổng công ty khá đông, nhưng lại không hợp lý giữa các đơn vị, bộ phận. Ví dụ tại phòng Kế hoạch Tổng công ty, hiện tại đang thiếu 01 nhân viên được đào tạo đúng chuyên ngành, để có thể theo dõi báo cáo, bóc tách khối lượng vật tư, vật liệu các công trình xây dựng. Do vậy, Tổng công ty có thể điều chuyển 01 nhân viên từ phòng Quản lý dự án được đào tạo đúng chuyên ngành để thực hiện công việc trên.

Thứ hai, Xây dựng nội quy quy chế làm việc rõ ràng, tác phong làm việc khoa học, hiệu quả. Đi kèm với quy chế là các quy định về khen thưởng - xử phạt; việc bình xét thi đua phải được thực hiện theo quy trình, phản ánh chính xác hiệu quả công việc của từng cá nhân, bộ phận, tạo môi trường thi đua cạnh tranh giữa các cá nhân, bộ phận, tránh xuề xòa, dễ dãi.

Áp dụng quản trịđánh giá thực hiện công việc theo mục tiêu. Sử dụng các chỉ sốđánh giá công việc KPI đối với từng vị trí, chức danh công việc.

Để thực hiện được điều này, Tổng công ty có thể tiến hành theo một số biện pháp như sau:

+ Thành lập tổ thanh tra, giám sát việc thực hiện công việc của từng cá nhân, đơn vị, bộ phận.

+ Nâng mức khen thưởng - xử phạt đối với các cá nhân, đơn vị có thành tích hoặc hoạt động kém hiệu quả.

+ Quy định tỷ lệ các danh hiệu thi đua, tránh trường hợp đại trà.

Thứ ba, Xây dựng bảng mô tả và phân tích công việc cho từng cá nhân trong công ty trong quá trình tuyển dụng và sử dụng lao động.

- Bản mô tả và phân tích công việc: phản ánh chính xác về trách nhiệm, mục tiêu thực hiện công việc, các nhiệm vụ công việc cần thực hiện và các điều kiện cần thiết đối với từng vịtrí công tác. Đối với nhà quản lý của Tổng công ty, bản mô tả công việc có vai trò trong các công tác: tuyển dụng và đào tạo, phân công công việc phù hợp, đánh giá được mức độ hoàn thành công việc và điều chỉnh cơ cấu lao động khi cần thiết. Đối với người lao động, bản mô tả và phân tích công việc giúp họ nhận thấy được công việc phù hợp với năng lực bản thân mà mình có thể đảm nhiệm tốt, chỉ rõ các công việc thuộc về trách nhiệm của bản thân, do đó sẽ tránh được các trường hợp không hoàn thành nhiệm vụđược giao.

Thứ , Tăng cường công tác chính trịtư tưởng, tăng cường giáo dục, đào tạo bồi dưỡng cán bộ nguồn, khuyến khích người lao động nâng cao trình độ, tay nghề. Khuyến khích các cá nhân ưu tú phát huy được năng lực bản thân trên cơ sởđưa ra các cơ chế khen thưởng - xử phạt phù hợp. Một số biện pháp có thể thực hiện:

+ Lập kế hoạch về việc đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên theo yêu cầu nhiệm vụ của Tổng công ty, trong đó đặc biệt quan tâm tới đội ngũ cán bộ nguồn, có năng lực. Có 2 cách thực hiện đào tạo:

Một là, Tổng công ty cử đi học tại các khóa đào tạo bên ngoài Tổng công ty hoặc mở các lớp tập huấn tại Tổng công ty, có mời chuyên gia về giảng dạy.

Hai là, sử dụng trực tiếp những nhân viên có chuyên môn cao trong Tổng công ty hướng dẫn cho các nhân viên còn lại cần đào tạo. Ngoài chuyên môn, Tổng công ty cần chú ý đến công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, tạo sự đoàn kết giữa các cá nhân trong Tổng công ty.

+ Hàng năm, có kế hoạch thi sát hạch kiểm tra trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lấy kết quả đó làm kết quả để nâng lương trước thời hạn cho người lao động. Hoạt động này sẽ khuyến khích người lao động có ý thức tự nâng cao trình độ đồng thời giúp Tổng công ty tuyển chọn được các cá nhân ưu tú.

Trên cơ sở quy định chung về chức năng của từng bộ phận, Tổng công ty thiết kế bản mô tả và phân tích công việc cho từng cá nhân, từng vị trí công tác.

+ Tăng cường đầu tư cho công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Chú trọng bồi dưỡng các lao động trẻ, có tiềm năng phát triển, kết hợp các hình thức đào tạo trong công việc và ngoài công việc, lựa chọn đối tượng và cửđi đào tạo ở các cơ sởđào tạo trong và ngoài nước. Đào tạo các kỹnăng khác cho người lao động: tin học, ngoại ngữ.

+ Xây dựng kế hoạch tuyển dụng mới, thu hút nhân tài. Trong quá trình tuyển dụng phải theo quy trình khắt khe, tránh xuề xòa hoặc ưu tiên con em trong ngành nhưng lại không có năng lực làm việc.

+ Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ mới trong đó khuyến khích người lao động đi học tập nâng cao năng lực tay nghề. Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ học tập, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, đánh giá năng lực, thành tích để đề bạt, luân chuyển, bổ nhiệm hợp lý, tạo động lực thúc đẩy người lao động chủ động, tự giác cập nhật kiến thức, tham gia huấn luyện, đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề.

+ Có chính sách thu hút nhân tài từ bên ngoài, đồng thời, sử dụng, trọng dụng lao động giỏi, có kinh nghiệm, có năng lực trong các đơn vị, bộ phận trực thuộc Tổng công ty.

* Điều kiện thực hiện giải pháp:

Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực dài hạn; Đầu tư thỏa đáng cho đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên và người lao động nhằm nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, chuyên môn nghiệp vụ, tác phong, đạo đức nghề nghiệp; Duy trì và củng cố sự đoàn kết, nhất trí nội bộ; tăng cường kỷ cương, kỷ luật quân đội; Phát huy truyền thống của đơn vị. Xây dựng các quy định, quy chế về đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, có chính sách, chế độ khuyến khích, hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ. Rà

soát cân đối nguồn nhân lực ở từng đơn vị, bộ phận trực thuộc bảo đảm cân đối đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.

* Kết quả kỳ vọng của giải pháp:

Chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng được mọi yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, thích ứng với sự thay đổi trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty 319 – bộ quốc phòng (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)