Giới thiệu chung về khách sạn JW Marriott Hà Nội

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị kênh phân phối sản phẩm dịch vụ tại khách sạn JW Marriott Hà Nội, Hà Nội (Trang 24 - 28)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI. 18 CỦA KHÁCH SẠN JW MARRIOTT HÀ NỘI

2.1. Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hoạt động quản trị kênh phân phối của khách sạn JW Marriott Hà Nội

2.1.1. Giới thiệu chung về khách sạn JW Marriott Hà Nội

Giấy phép kinh doanh và Mã số thuế: 0105425874

Địa chỉ: Số 8, Phố Đỗ Đức Dục, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.

Điện thoại: (+84)4 3833 5588 Website: http://www.marriott.com

Người đại diện pháp luật: Tổng giám đốc Vũ Quang Hội 2.1.1.1. Mô hình cơ cấu tổ chức của khách sạn JW Marriott Hà Nội

Hiện nay, cơ cấu tổ chức của khách sạn JW Marriott Hà Nội là cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến- chức năng ( xem Sơ đồ 2.1- Phụ lục 2):

Giám đốc điều hành: Là người trực tiếp điều hành công việc của khách sạn và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn trước pháp luật, định hướng chiến lược phác thảo kế hoạch phát triển và các phương án kinh doanh cho toàn bộ khách sạn.

Bộ phận kinh doanh và tiếp thị: Nhiệm vụ của bộ phận này là lên kế hoạch, vạch chiến lược cho một gói sản phẩm dịch vụ của khách sạn. Để làm được điều này, cần xác định đối tượng khách hàng hướng đến, khi đã xác định được đối tượng khách hàng, các nhân viên sẽ thực hiện các chiến lược marketing, quảng cáo, thúc đẩy sản phẩm dịch vụ của khách sạn phát triển.

Bộ phận buồng phòng: Bộ phận này được chia thành nhiều bộ phận nhỏ khác:

+ Reception: Đón khách, mang hành lý cho khách, hướng dẫn khách làm thủ tục check in vào khách sạn, đưa khách lên nhận phòng, giao chìa khóa cho khách.

+ Housekeeping: Đây là bộ phận phụ trách các việc về lau dọn sàn, lau kính, sắp xếp các vật dụng trong phòng, hành lang.

+ Laundry: Là bộ phận chịu trách nhiệm về giặt ủi kể cả đồng phục của nhân viên khách sạn sau mỗi ca làm việc.

+ Spa & Fitness: Là bộ phận phục vụ cho khách hàng có nhu cầu về chăm sóc sức khỏe, thư giãn.

Bộ phận bếp: Bộ phận bếp bao gồm 7 nhà hàng và bar. Bộ phận có trách nhiệm lên thực đơn, chế biến món ăn cho khách. Ngoài ra, còn phụ trách việc nấu ăn cho toàn bộ nhân viên khách sạn.

Bộ phận điều hành ẩm thực: Đây là bộ phận quản lý các nhà hàng, quầy bar của khách sạn, quản lý thực đơn các đồ ăn thức uống của khách sạn, lên danh sách các nguyên vật liệu chế biến.

Bộ phận tài chính: Là bộ phận phụ trách về lĩnh vực tài chính của khách sạn, thanh toán, chi trả các khoản tiền, nhận đặt hàng từ các bộ phận rồi lên danh sách, tìm nhà phân phối cung cấp nguyên vật liệu để mua.

Bộ phận kỹ thuật: Nhiệm vụ của bộ phận đảm nhận tất cả các vấn đề liên quan đến kỹ thuật như việc lắp đặt các trang thiết bị, sửa chữa các thiết bị hỏng hóc, hỗ trợ các bộ phận trong quá trình làm việc.

Bộ phận nhân sự: Bộ phận chịu trách nhiêm về quản lý hồ sơ lý lịch của toàn bộ nhân viên khách sạn, quản lý về số lượng nhân viên mỗi bộ phận. Đây là bộ phận tuyển dụng đầu vào cho khách sạn, đào tạo về nội quy khách sạn cho các nhân viên mới.

2.1.1.2 Cơ cấu nhân lực của khách sạn JW Marriott Hà Nội

Nhìn vào Bảng cơ cấu nhân lực của khách sạn JW Marriott Hà Nội (xem Bảng 2.1 – Phụ lục 3) thấy rằng số lượng nhân viên của khách sạn có sự thay đổi, năm 2019 tăng 106 người so với năm 2018, tương đương tăng 18,09%. Cụ thể như sau:

Số lao động BQTT năm 2019 tăng 98 người so với năm 2018, tương đương tăng 18,09 %. Tổng số lao động của khách sạn tăng lên vào năm 2019 là do quy mô và mục tiêu của khách sạn ngày một phát triển và mở rộng hơn. Bởi năm 2019 JW Marriott đã mở rộng hơn tập khách hàng, thị trường kinh doanh và các mối quan hệ hợp tác hơn. Do đó, khách sạn đã tuyển dụng thêm nguồn nhân lực để có thể đáp ứng với nhu cầu của khách hàng và thị trường hiện nay.

Cơ cấu lao động nam, nữ của JW Marriott Hà Nội là tương đối hợp lý đối với một cơ sở kinh doanh khách sạn. Năm 2019 lao động nữ tăng thêm 45 người so với năm 2018; tương ứng tăng 18,29%, chiếm tỷ trọng 47,10% trong tổng lao động toàn khách sạn. Về phía lao động nam tăng thêm 61 người với tỷ lệ tăng là 17,94%, chiếm tỷ trọng 57,95%. Ta thấy số lao động nữ tăng với tốc độ mạnh hơn so với lao động nam làm cho khoảng cách về lao động nam và nữ được rút bớt và ngày càng đồng đều hơn.

Lao động phân theo trình độ học vấn trong 2 năm cũng có sự thay đổi rõ rệt.

Lao động có trình độ đại học tăng với số lượng lớn là 82 người, tương ứng tăng 29,71%. Lao động có học vấn cao đẳng tăng 9 người, tương ứng tăng 5,2%. Lao động trình độ trung cấp tăng 12 người, tương ứng tăng 12%, còn lao động phổ thông tăng thêm 3 người, tương ứng tăng 8,11%. Như vậy ta có thể thấy đội ngũ nhân lực của JW Marriott Hà Nội ngày một được yêu cầu cao về trình độ chuyên môn, học vấn hơn.

Nhìn chung, tình hình nhân lực của khách sạn JW Marriott Hà Nội qua 2 năm 2018 và 2019 có sự thay đổi về cơ cấu theo từng chỉ tiêu, tuy nhiên đây là một sự thay đổi theo chiều hướng tích cực. Đặc biệt số lao động phân theo trình độ đại học có phần tăng đáng kể, điều này cho thấy rằng JW Marriott Hà Nội ngày một là khách sạn đẳng cấp, chuyên nghiệp và phát triển hơn trong thị trường kinh doanh khách sạn.

2.1.1.3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách sạn JW Marriott Hà Nội

Khách sạn JW Marriott Hà Nội hoạt động trong 2 lĩnh vực chính là kinh doanh ăn uống và kinh doanh lưu trú. Ngoài ra khách sạn còn cung cấp một số dịch vụ bổ sung khác.

Kinh doanh ăn uống: JW Marriott Hà Nội phục vụ khách hàng với rất nhiều nhà hàng Á, Âu phong phú với nhiều thực đơn, thoải mái để khách hàng lựa chọn. Với số lượng 7 nhà hàng và quầy bar cùng đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chuyên nghiệp tạo cho khách hàng sự thân thiện, gần gũi.

Kinh doanh lưu trú: Khách sạn có 450 phòng, thoải mái để khách lựa chọn cho mình được những phòng ưng ý với giá phù hợp với chất lượng. Hiện tại khách sạn có 271 giường King và 179 giường đôi. Phòng nghỉ của khách có rất nhiều tiện nghi như:

hệ thống rèm điều khiển từ xa, vách ngăn kính di động giữa phòng tắm và phòng ngủ, bộ sạc và loa cho điện thoại Iphone, Ipod và nhiều thiết bị vật dụng hiện đại.

Kinh doanh dịch vụ bổ sung: Khách sạn còn có rất nhiều các dịch vụ đi kèm khác như Spa, Fitness để chăm sóc nâng cao sức khỏe. Đây là mảng dịch vụ bổ sung mà hầu hết những khách hàng đến khách sạn đều sử dụng và đánh giá khá cao về chất lượng dịch vụ cũng như đội ngũ nhân viên. Ngoài ra còn có các dịch vụ về giặt là, soạn thảo văn bản in ấn.

2.1.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn JW Marriott Hà Nội

Nhìn chung, tình hình kinh doanh của JW Marriott Hà Nội qua 2 năm 2018 và 2019 (xem Bảng 2.2 – Phụ lục 4) là khá tốt. Cụ thể như sau:

Tổng doanh thu năm 2019 tăng thêm 2.724.800 USD so với năm 2018, tương ứng tăng với tỷ lệ 10,54%. Trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú tăng 1.654.400 USD, tương ứng tăng 10,82%. Doanh thu dịch vụ ăn uống cũng tăng 979.400 USD, tương ứng tăng 12,40%. Doanh thu dịch vụ khác cũng tăng nhẹ 100.000 USD, tương ứng tăng 3,66% so với năm trước, tuy nhiên tốc độ tăng của dịch vụ khác còn chậm dẫn đến tỷ trọng giảm. Vì năm 2019, JW Marriott Hà Nội tập trung đẩy mạnh vào mảng kinh doanh ăn uống và lưu trú nên hai mảng này có sự tăng mạnh dẫn đến tỷ trọng dương, còn về mảng kinh doanh các dịch vụ bổ sung khác có tăng trưởng nhưng chưa được thực sự chú trọng đẩy mạnh phát triển nên tỷ trọng âm. Nhưng tất cả đều giúp khách sạn phát triển doanh thu mạnh và ngày càng thu hút khách đến với khách sạn.

Bên cạnh đó, tổng chi phí mà khách sạn bỏ ra năm 2019 so với năm 2018 tăng 792.000 USD; tương ứng tăng 9,36%. Cụ thể, chi phí lưu trú tăng 624.140 USD; tương ứng tăng 11,86%. Chi phí ăn uống cũng tăng 60.200 USD; tương ứng tăng 2,51%. Chi phí cho dịch vụ khác tăng 107.600 USD; tương ứng tăng 13,43%. Khách sạn năm 2019 tập trung vốn và nguồn lực đầu tư vào kinh doanh phát triển dịch vụ ăn uống và lưu trú, giúp cho lợi nhuận sau thuế thu về tăng 1.417.320 USD; tương ứng tăng 18,83%. Điều này làm cho hoạt động kinh doanh của khách sạn đạt kết quả nhất định.

Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy các chỉ tiêu kinh doanh có sự tăng trưởng. Tổng doanh thu và tổng chi phí đều tăng trong năm 2019, tuy nhiên tốc độ tăng của tổng doanh thu mạnh hơn tốc độ tăng của tổng chi phí. Điều này cho thấy rằng hoạt động

kinh doanh của khách sạn JW Marriott Hà Nội có hiệu quả, và để đạt hiệu quả hơn nữa thì khách sạn cần đẩy mạnh các chính sách tối thiểu chi phí, tối đa mức tiết kiệm.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị kênh phân phối sản phẩm dịch vụ tại khách sạn JW Marriott Hà Nội, Hà Nội (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w