Đánh giá chung thực trạng hoạt động quản trị kênh phân phối của khách sạn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị kênh phân phối sản phẩm dịch vụ tại khách sạn JW Marriott Hà Nội, Hà Nội (Trang 35 - 38)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI. 18 CỦA KHÁCH SẠN JW MARRIOTT HÀ NỘI

2.3. Đánh giá chung thực trạng hoạt động quản trị kênh phân phối của khách sạn

2.3.1. Ưu điểm và nguyên nhân 2.3.1.1. Ưu điểm

Một là, đối với việc tuyển chọn thành viên, JW Marriott Hà Nội lựa chọn được thành viên cho kênh phân phối phù hợp với hầu hết những yêu cầu mà khách sạn đề ra, đặc biệt là yêu cầu về kinh nghiệm bán phòng khách sạn, bán sản phẩm ăn uống. Cùng với lực lượng bán hàng sẽ là dịch vụ chăm sóc khách hàng có chuyên môn nghiệp vụ cao. Do vậy, sản phẩm dịch vụ của JW Marriott Hà Nội ngày càng trở lên hoàn thiện, dễ tiếp cận hơn trên thị trường và với khách hàng, hứa hẹn sự phát triển đột phá trong tương lai.

Hai là, để có được đội ngũ lao động đầy tinh thần trách nhiệm làm việc, JW Marriott Hà Nội đã không ngừng chú trọng công tác tuyển dụng và đào tạo, cải thiện các chính sách lương thưởng, đãi ngộ nhân viên như: Chương trình chăm sóc nhân viên, quỹ khen thưởng, phát động phong trào thi đua khen thưởng theo quý, … từ đó khách sạn khuyến khích tạo động lực cho các thành viên gắn bó và hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Ba là, trong thời đại công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng, sự lan tỏa ngày càng mạnh mẽ của internet, JW Marriott Hà Nội đã phát triển hệ thống các trang web cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết, như: danh sách các loại phòng vào mỗi mùa, giá phòng, giá buffet, phương tiện vận chuyển,… giúp cho khách hàng dễ dàng tìm kiếm thông tin. Việc ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển hoàn thiện về công tác quản lý cũng đã giúp cho JW Marriott Hà Nội thuận tiện hơn trong việc tối ưu hóa chi phí, thời gian quản lý kênh, dòng thông tin lưu chuyển được kịp thời và chính xác, …

Bốn là, mâu thuẫn giữa các thành viên được khách sạn xem xét đánh giá tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra phương pháp giải quyết dân chủ, công bằng như: tổ chức buổi gặp mặt trao đổi và thống nhất ý kiến, bày tỏ sự bất mãn của mỗi thành viên để giải hòa.

2.3.1.2. Nguyên nhân

Những ưu điểm trong quản trị kênh phân phối mà JW Marriott Hà Nội đạt được là nhờ vào một số nguyên nhân như sau:

Một là, JW Marriott Hà Nội ưu tiên lựa chọn những thành viên có kinh nghiệm và bằng cấp trong lĩnh vực khác sạn du lịch. Vì vậy, hầu hết thành viên của JW Marriott Hà Nội đều là những người cung cấp sản phẩm dịch vụ đến khách hàng một cách chuyên nghiệp nhất có thể.

Hai là, JW Marriott Hà Nội nhận thức được vai tò của các thành viên trong kênh phân phối nên đã có sự chú trọng nhất định đối với việc giám sát, đánh giá, động viên cũng như giải quyết mâu thuẫn xảy ra giữa các thành viên.

Ba là, do yếu tố môi trường kinh tế và du lịch phát triển, JW Marriott Hà Nội đã có những chiến lược bổ sung thêm thành viên cho kênh phân phối để đáp ứng như cầu mở rộng thị trường của doanh nghiệp.

2.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1 Một số hạn chế

Bên cạnh những thành công thì khách sạn vẫn còn một số hạn chế cần chỉnh sửa và hoàn thiện, cụ thể như sau:

Một là, chính sách thưởng phạt của khách sạn còn đơn giản, chưa thực sự có tính kỷ luật mạnh mẽ đối với thành viên vi phạm hay không hoàn thành mục tiêu đề ra dẫn đến việc các thành viên chưa thực sự tận lực làm việc xứng với tiềm năng, vị trí chức trách của mình.

Hai là, trong hoạt động đánh giá thành viên, JW Marriott Hà Nội chú trọng đánh giá dựa trên yếu tố tài chính thu về, mà quên đi yếu tố phi tài chính, do vậy việc đánh giá chưa mang tính khách quan và chưa đạt hiệu quả tuyệt đối.

Ba là, JW Marriott Hà Nội chưa có biện pháp ngăn ngừa mâu thuẫn xảy ra, dẫn đến tình trạng xuất hiện mâu thuẫn giữa các thành viên trong kênh. Các biện pháp giải quyết mâu thuẫn được áp dụng chỉ mang tính tương đối, chưa thực sự triệt để.

2.3.2.2. Nguyên nhân hạn chế tồn tại a) Nguyên nhân khách quan

Một là, kinh tế xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất của người dân được cải thiện, nhưng đồng thời sự phát triển công nghệ kỹ thuật cũng có thể đưa ra các hình thức giải trí khác thay thế nhu cầu du lịch của người tiêu dùng. Điều này tác động nhiều đến cầu du lịch, sức mua, số lượng tiêu thụ của của doanh nghiệp.

Hai là, Việt Nam tham gia vào các hiệp hội, tổ chức thương mại quốc tế vừa mở ra nhiều cơ hội, nhưng cũng đem lại nhiều những thách thức cạnh tranh đến từ các nhà đầu lớn từ trong nước và nước ngoài với nhiều ưu thế về tài chính, nhân sự, …

Ba là, những quy chế được bổ sung, thay đổi trong môi trường vĩ mô tác động không nhỏ tới lĩnh vực hoạt động của khách sạn.

Bốn là, sự phát triển mạnh mẽ của mạng lưới phân phối của các thương hiệu mạnh trên thị trường cũng gây sức ép cạnh tranh gay gắt đến hoạt động tổ chức phân phối khách sạn.

b) Nguyên nhân chủ quan

Một là, nhà quản trị của JW Marriott Hà Nội còn chưa thực sự chú trọng vào việc đánh giá thành viên qua yếu tố phi tài chính. Nhà quản trị cho rằng không cần đánh giá bằng nhiều phương pháp, chỉ cần đánh giá qua sự so sánh kết quả đạt được so với mục tiêu đề ra, như vậy sẽ có một số các thành viên sẽ không làm việc tích cực, dẫn theo hoạt động phân phối sản phẩm kém hiệu quả.

Hai là, thái độ đội ngũ nhân viên làm việc tuy rất nhiệt tình, chăm chỉ nhưng vẫn còn thiếu sự sáng tạo trong công việc.

Ba là, mâu thuẫn khó giải quyết triệt để phần lớn là do nhận thức vấn đề của các thành viên chưa có sự đồng nhất. Trong khi đó, việc thay đổi nhận thức là cả một quá trình lâu dài.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị kênh phân phối sản phẩm dịch vụ tại khách sạn JW Marriott Hà Nội, Hà Nội (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w