Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.2. Nội dung quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
1.2.1. Lập kế hoạch thu
Thu BHXH là nguồn cơ bản hình thành quỹ BHXH, để thực hiện tốt công tác thu BHXH cần phải lập kế hoạch thu BHXH rõ ràng, cụ thể và sát với thực tế lao động và quỹ lương tham gia BHXH BB và tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương; trên cơ sở tổng số lao động, tổng quỹ lương tham gia BHXH và tình hình phát triển kinh tế xã hội để xác định số phải thu. Cơ sở xác định tổng số phải thu của kế hoạch thu chủ yếu là tổng số lao động, tổng quỹ lương tham gia đóng BHXH và dự báo tình hình phát triển kinh tế xã hội. Sau khi lập được kế hoạch thu BHXH, cơ quan BHXH trình dự toán thu BHXH với cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt. Trên cơ sở dự toán được phê duyệt cơ quan BHXH phân bổ cho các đơn vị cấp dưới triển khai thực hiện theo kế hoạch năm.
Việc tổng hợp theo dõi đối tượng tham gia BHXH, theo Luật BHXH thì các đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc và phải đóng BHXH bao gồm cả người sử dụng lao động và bản thân người lao động (kể cả người lao động được cử đi học, đi thực tập, công tác và điều dưỡng ở trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công của cơ quan và đơn vị) làm việc trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức kinh tế - xã hội dưới đây:
- Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang;
- Các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;
- Tổ chức, đơn vị hoạt động theo quy định của pháp luật;
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
- Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động;
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
Mức đóng BHXH đối với người lao động và người sử dụng lao động tham gia BHXH được quy định tại Nghị định số 12/ CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ được thực hiện từ năm 1995 đến 2006 là người sử dụng lao động đóng 15% tổng quỹ tiền lương tháng của những người lao động trong đơn vị tham gia BHXH, người lao động đóng bằng 5% tiền lương tháng. Mức đóng BHXH do Luật BHXH, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006 quy định, từ năm 2007 đến năm 2010 người sử dụng lao động đóng 15% tổng quỹ tiền lương tháng của những người lao động trong đơn vị tham gia BHXH. Từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm
một lần, đơn vị sử dụng lao động phải đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức là 18%. Người lao động đóng bằng 5% tiền lương tháng. Từ năm 2010 trở đi cứ hai năm một lần họ phải đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 8% [18].
Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là người lao động và các đơn vị sử dụng lao động. Thực tế, các đơn vị sử dụng lao động thường không tự giác tham gia BHXH cho người lao động, họ tìm cách tránh né hoặc gian lận. Việc quản lý chặt chẽ buộc chủ sử dụng lao động phải cung cấp đầy đủ số liệu về lao động, quỹ lương. Đóng đầy đủ BHXH là vấn đề rất quan trọng, vì đây là cơ sở để quỹ BHXH có nguồn lực tài chính chi trả chế độ cho người lao động và đảm bảo ASXH. Để thuận lợi cho việc quản lý, theo dõi quá trình tham gia BHXH, căn cứ vào đặc điểm, tính chất, hình thức hoạt động của các đơn vị sử dụng lao động, người ta thường phân loại theo khối để quản lý. Có nhiều cách phân loại, nhưng phổ biến là phân theo các khối sau:
+ Khối doanh nghiệp Nhà nước;
+ Khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh;
+ Khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
+ Khối hành chính sự nghiệp;
+ Khối Đảng, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội;
+ Khối xã, phường, thị trấn;
+ Khối hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể.
Bên cạnh đó, cơ quan BHXH phải thường xuyên thống kê, theo dõi, kiểm tra sự biến động của các đơn vị sử dụng lao động và người lao động trong suốt quá trình hoạt động của từng đơn vị; liên hệ chặt chẽ với các cơ quan quản lý trên địa bàn để khai thác triệt để các đơn vị và người tham gia BHXH.
Về quản lý quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, mức đóng BHXH và quỹ lương là cơ sở quan trọng để tính số thu BHXH. Nếu việc xác định mức đóng không chính xác sẽ dẫn đến thu không đúng, không đủ số phải thu BHXH. Mức đóng của chủ sử dụng lao động và người lao động được tính trên cơ sở trích một tỷ lệ nhất định của tổng quỹ tiền lương. Để xác định mức đóng
BHXH cơ quan BHXH phải theo dơi, kiểm tra chặt chẽ diễn biến tiền công, tiền lương của từng cá nhân lao động trong các doanh nghiệp, đối chiếu tổng quỹ lương hàng tháng để tính số tiền phải nộp BHXH.
Mức thu BHXH đối với người lao động và người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc tính đến năm 2019 là người lao động đóng 10,5% và người sử dụng lao động đóng 21,5%.
Theo quy định hiện hành tiền lương của người lao động và quỹ tiền lương của cơ quan, đơn vị được xác định căn cứ vào từng người lao động ở từng khu vực công tác, theo các mức đóng khác nhau, cụ thể là:
Tiền lương do Nhà nước quy định: Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định: Tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng (Bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công).
Tiền lương, tiền công do đơn vị quyết định:
- Người lao động thực hiện chế độ tiền lương do đơn vị quyết định: là mức tiền lương, tiền công ghi trên hợp đồng lao động.
- Người lao động có tiền lương, tiền công tháng ghi trên hợp đồng lao động bằng ngoại tệ thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc được tính bằng Đồng Việt Nam trên cơ sở tiền lương, tiền công bằng ngoại tệ được chuyển đổi bằng Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm ngày 02 tháng 01 cho 6 tháng đầu năm và ngày 01 tháng 7 cho 6 tháng cuối năm.
- Đối với ngoại tệ mà Ngân hàng Nhà nước không công bố tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng thì áp dụng tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam so với ngoại tệ do áp dụng để tính thuế xuất nhập khẩu do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm ngày 02 tháng 01 cho 6 tháng đầu năm và ngày 01 tháng 7 cho 6 tháng cuối năm.
- Trường hợp trùng vào ngày nghỉ mà Ngân hàng Nhà nước chưa công bố thì được lấy tỷ giángày tiếp theo liền kề.
- Người lao động là người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã: là mức tiền lương do điều lệ của Công ty, Hợp tác xã quy định.
Để hình thành nên một kế hoạch thu thích ứng với cơ chế quản lý kinh tế đòi phải có sự phân cấp rõ ràng trong việc xây dựng, điều chỉnh và giao kế hoạch thu hằng năm nhằm hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra.
Theo Điều 40 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 có phân cấp, cụ thể như sau:
* Tại BHXH huyện:
- Thu tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN của đơn vị đóng trụ sở trên địa bàn huyện theo phân cấp của BHXH tỉnh.
- Giải quyết các trường hợp truy thu, hoàn trả tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với đơn vị, người tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN do BHXH huyện trực tiếp thu.
- Thu tiền hỗ trợ mức đóng BHYT, hỗ trợ mức đóng BHXH tự nguyện của ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.
- Thu tiền đóng BHXH tự nguyện; thu tiền đóng BHYT của người tham gia BHYT cư trú trên địa bàn huyện.
- Thu tiền đóng BHYT của đối tượng do ngân sách nhà nước đóng; ghi thu tiền đóng BHYT của đối tượng do quỹ BHXH, quỹ BHTN đảm bảo, ngân sách trung ương hỗ trợ học sinh, sinh viên đang theo học tại cơ sở giáo dục do Bộ, cơ quan Trung ương quản lý theo phân cấp của BHXH tỉnh [2].
1.2.2. Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch thu
1.2.2.1. Quản lý mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội Xác định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Việc xác định thành viên tham gia hệ thống bảo hiểm xã hội bao gồm người lao động và người chủ sử dụng lao động là một trong những nhiệm vụ
lớn và quan trọng nhất của việc quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc. Vì đây là cơ sở để cơ quan BHXH tiến hành quản lý và kiểm tra các đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện đúng quy định của Nhà nước về việc trích nộp bảo hiểm xã hội.
Theo quan điểm của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội phải là những người lao động nằm trong độ tuổi được quy định trong luật định, đang làm việc, hoạt động trong một lĩnh vực nào đó để tạo ra sản phẩm xã hội và tạo ra thu nhập cho bản thân [22].
+ Đối tượng thu bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm: Đơn vị sử dụng lao động và người lao động thuộc diện phải đóng BHXH bắt buộc.
* Đơn vị sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị- xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.
* Người lao động tham gia BHXH bắt buộc gồm:
- Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
- Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018). Các đối tượng này chỉ phải tham gia BHXH bắt buộc, không phải tham gia BHYT, BHTN (theo thông báo số 3895/BHXH-TB ngày 29/12/2017 của BHXH TP Hà Nội – Hướng dẫn về đối
tượng tham gia và tiền lương làm căn cứ tham gia BHXH, BHYT, BHTN từ ngày 01/01/2018).
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu đối với trường hợp BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân bàn giao cho BHXH tỉnh;
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn;
- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định tại Nghị định số 115/2015/NĐ-CP;
- Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại Khoản 4 Điều 123 Luật BHXH;
- Người lao động nêu trên được cử đi học, thực tập, công tác trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương ở trong nước thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc.
- Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (thực hiện từ ngày 01/01/2018 theo quy định của Chính Phủ).
Quản lý mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội Trước hết, xuất phát từ mục đích của BHXH là nhằm bù đắp, hoặc thay thế một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị giảm hoặc bị mất khả năng lao động vì: ốm đau, thai sản, TNLĐ - BNN cho nên khi thiết kế đóng vào quỹ BHXH, hầu hết các nước trên thế giới đều căn cứ vào thu nhập, tiền lương, tiền công của người lao động. Nói cách khác, hầu hết các nước đều thực hiện khấu trừ từ lương của từng người lao động cộng với khoản đóng góp của ngýời sử dụng lao động, sau đó chuyển khoản đóng góp này về đơn vị quản lý thực hiện
BHXH. Cho dù tỷ lệ đóng BHXH có khác, hình thức tham gia BHXH có khác, song đây đều là những căn cứ quan trọng và rất thuận tiện trong quá trình thu BHXH của cơ quan BHXH.
Thông thường theo quy định, mức đóng BHXH thường căn cứ vào tiền lương của người lao động và quỹ lương toàn doanh nghiệp. Tuỳ theo điều kiện kinh tế xã hội của mỗi quốc gia trong mỗi thời kỳ mà quy định tỷ lệ đóng cho phù hợp.
Như vậy, để quản lý được mức đóng, trước hết cơ quan quản lý Nhà nước về BHXH phải xây dựng được mức đóng phù hợp với cả ngýời sử dụng lao động và người lao động. Tương quan tỷ lệ đóng giữa ngýời sử dụng lao động và người lao động không được quá chênh lệch. Bên cạnh đó mức đóng BHXH BB phải được xây dựng trên cơ sở hài hoà lợi ích để người sử dụng lao động không muốn trốn tránh và không thể trốn tránh trách nhiệm mình phải tham gia BHXH cho người lao động.
Hơn nữa, cơ quan BHXH cần phải quản lý, theo dõi chặt chẽ diễn biến thu nhập của từng cá nhân người lao động trong từng đơn vị sử dụng lao động.
Thường xuyên thực hiện kiểm soát đối chiếu tổng quỹ lương của đơn vị sử dụng lao động hàng tháng, trên cơ sở đó tính số tiền đơn vị sử dụng lao động phải nộp quỹ BHXH. Đặc biệt đối với những quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam, khi xu hướng sử dụng tiền mặt rất phổ biến, việc sử dụng hệ thống tài khoản cá nhân còn hạn chế, do đó việc kiểm soát thu nhập là hết sức khó khăn vì thế càng tạo điều kiện cho ngýời sử dụng lao động có cơ hội thực hiện việc trốn đóng BHXH cho người lao động.
1.2.2.2. Mức đóng và phương thức đóng
Thông thường mức đóng góp BHXH thường căn cứ vào tiền lương của NLĐ (lương chính, các khoản phục cấp…) và tổng quỹ lương của toàn doanh nghiệp. Ở nước ta tiền lương –tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc được quy định cụ thể trong Luật BHXH như sau:
- Đối với NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo cấp bậc, quân hàm và các khoản phụ chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên cơ sở mức tiền lương tối thiểu chung.
- Đối với NLĐ đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người SDLĐ quy định tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động cùng với các khoản phụ cấp (nếu có) nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định.
Để quản lý được nguồn đóng góp này, cơ quan BHXH cần phải theo dõi chặt chẽ diễn biến thu nhập của từng cá nhân NLĐ trong từng đơn vị SDLĐ.
Thường xuyên thực hiện kiểm tra, đối chiếu tổng quỹ lương của đơn vị tham gia hàng tháng, trên cơ sở đó tính số tiền mỗi bên phải nộp vào quỹ BHXH.
Bản kê khai tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH của NLĐ và bản kê khai tổng quỹ lương sẽ do mỗi đơn vị lập theo biểu mẫu của BHXH Việt Nam cùng với sự biến động của số người tham gia BHXH, mức lương, tiền lương thay đổi của từng NLĐ.
Do đặc thù công tác thu BHXH là phải thu nhiều đối tượng bằng nhiều hình thức khác nhau (tiền mặt, chuyển khoản...) nên với mỗi hình thức chuyển tiền đều phải quản lý chặt chẽ để tránh nhầm lẫn, thất thoát.
Thông thường các hệ thống BHXH được tổ hoạt động nghiệp vụ theo mô hình ba cấp (cơ quan cấp Trung ương, cấp vùng và cấp địa phương) hoặc hai cấp (cơ quan cấp Trung ương và cơ quan cấp vùng). Mỗi hệ thống BHXH thực hiện nhiều phương pháp khác nhau để thu các khoản đóng góp (như: trực tiếp bằng tiền mặt, bằng séc hoặc chuyển khoản). Vấn đề quan trọng của công tác quản lý thu BHXH chính là có thủ tục nhận tiền đóng của các chủ thể tham gia một cách an toàn, trách gây thất thoát.
Mức đóng BHXH của mỗi nước chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố khác nhau như: đặc điểm dân số, điều kiện kinh tế - xã hội, sự văn minh của