Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 71 - 78)

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN THANH TRÌ – THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.3. Đánh giá thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện Thanh Trì

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những thành tích đã đạt được vẫn còn một số các vấn đề tồn tại như sau:

- Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội: Vẫn còn nhiều đơn vị trên địa bàn chưa tham gia bảo hiểm xã hội, BHYT, BHTN cho người lao động. Việc rà soát, thống kê các doanh nghiệp thực tế đang hoạt động trên địa bàn còn hạn chế, chủ yếu do Chi cục Thuế cung cấp danh sách các doanh nghiệp có mã số thuế khi kê khai thuế, UBND các xã cũng chưa có những số liệu chính xác về các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn, gây khó khăn cho công tác phát triển đối tượng. Nhận thức của chủ sử dụng lao động cũng như người lao động vẫn chưa cao, nên các doanh nghiệp chưa tham gia BHXH đầy đủ cho người lao động. Có nhiều trường hợp người lao động và chủ sử dụng lao động thỏa thuận không đóng BHXH. Theo số liệu đến hết tháng 12/2019 của Sở Kế

hoạch đầu tư Thành phố Hà Nội, trên địa bàn huyện Thanh Trì có 6.065 Doanh nghiệp tuy nhiên chỉ có 2.573 Doanh nghiệp đăng ký tham gia, chiếm 42,4%.

Số lượng lao động Doanh nghiệp ngoài quốc doanh sử dụng là 60.452 lao động tuy nhiên mới chỉ có 28.682 tham gia, chiếm 47,44%, số lượng lao động chưa tham gia là 31.770 người.

- Tỷ lệ nợ đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội, BHYT, BHTN còn cao do nhiều đơn vị trên địa bàn gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh. Mặc dù đến thời điểm khóa sổ cuối năm, bảo hiểm xã hội Thanh Trì vượt kế hoạch thu, tỷ lệ nợ có chiều hướng giảm dần qua các năm xong vẫn chưa đạt theo chỉ tiêu BHXH thành phố Hà Nội giao là dưới 3% nợ BHXH. Do trên địa bàn huyện có các đơn vị nợ lớn, kéo dài đặc biệt kể đến các đơn vị sau: Công ty CP Cơ khí và Xây lắp số 7 nợ 15.036 tỷ đồng tương đương 79 tháng; Công ty CP Khóa Minh Khai nợ 7.782 tỷ đồng tương đương với 58 tháng... và nhiều doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ chưa trích nộp BHXH theo quy định nên tỷ lệ nợ của các đơn vị này vẫn cao.

- Công tác đôn đốc, thu nợ chưa hiệu quả: trên 90% số doanh nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp gia đình, thường xuyên thay đổi địa chỉ giao dịch (do đi thuê văn phòng thời gian ngắn), địa chỉ không rõ ràng hoặc đăng ký kinh doanh tại huyện Thanh Trì nhưng văn phòng giao dịch tại các quận huyện khác, nhân viên làm công tác BHXH thường xuyên thay đổi, dẫn đến việc liên lạc, theo dõi, đôn đốc thu nợ BHXH đối với các doanh nghiệp này gặp nhiều khó khăn. Công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật đối với người lao động trong doanh nghiệp có quy mô nhỏ (sử dụng dưới 10 lao động) chưa được tiến hành thường xuyên.

Tính tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp trong công tác khai trình lao động theo quy định còn hạn chế, chỉ báo tăng lao động để kê khai khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp. Công tác đôn đốc yêu cầu các doanh nghiệp tuân thủ các quy định của pháp luật về BHXH cho người lao động mới chỉ dừng lại ở việc đôn đốc, nhắc nhở do Bảo hiểm xã hội huyện chưa được phân cấp thanh tra.

Công tác phối hợp liên ngành chưa quyết liệt, còn phụ thuộc vào kế hoạch công tác của từng ngànhnên việc tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành còn hạn chế, xử lý vi phạm về nợ BHXH đối với những đơn vị mất khả năng thanh toán còn gặp nhiều khó khăn. Từ tháng 01/2016 thủ tục khởi kiện các doanh nghiệp nợ BHXH yêu cầu có đơn kiện của người lao động trong doanh nghiệp và chuyển sang tổ chức công đoàn cơ sở, do đó rất khó có thể hoàn thiện hồ sơ theo quy định, dẫn đến từ năm 2016 đến nay công tác khởi kiện các doanh nghiệp nợ kéo dài chưa thực hiện được.

2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

Từ phía người lao động: Về phía người lao động, ý thức chấp hành pháp luật về BHXH chưa nghiêm túc của người sử dụng lao động và ý thức của người lao động chưa cao, hoặc chưa có nhận thức đúng đắn về việc tham gia BHXH, hoặc là do sức ép về việc làm, không dám đấu tranh đòi chủ sử dụng lao động phải đóng BHXH cho mình. Nhận thức về quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động đối với chính sách BHXH còn hạn chế. Người lao động chưa thấy rõ bản chất ưu việt của BHXH, nhiều người lầm lẫn giữa BHXH với bảo hiểm thương mại, làm một số lượng lớn người lao động, người sử dụng lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc nhưng không tự giác tham gia BHXH gây thiệt hại không nhỏ cho việc tạo lập quỹ BHXH và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động. Hầu hết người lao động, chưa hiểu rõ tầm quan trọng, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình là phải tham gia BHXH để đóng góp vào quỹ BHXH, nguồn lực tài chính quan trọng, vừa đảm bảo quyền lợi cho chính mình khi hưởng các chế độ BHXH, vừa góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Từ phía đơn vị sử dụng lao động: Nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến các quan hệ lao động, trong đó có BHXH hoặc có doanh nghiệp hiểu nghĩa vụ, trách nhiệm tham gia BHXH cho người lao đọng, nhưng do nhiều khó khăn, họ không có khả năng tham gia hoặc tham gia BHXH không đầy đủ.

Chẳng hạn, việc điều chỉnh mức lương tối thiểu cho người lao động khiến mức

lương đóng BHXH tăng lên khá nhiều, doanh nghiệp không xoay sở kịp. Có doanh nghiệp không có khả năng thực hiện nghĩa vụ BHXH. Có doanh nghiệp dù đã nắm vững luật nhưng vẫn cố tình vi phạm hay thiếu trách nhiệm, lợi dụng kẽ hở của luật pháp nhằm lách luật cố tình không đóng BHXH cho người lao động để giảm chi phí và tăng lợi nhuận.

Từ phía cơ quan quản lý:

+ Yếu tố hành lang pháp lý: Theo khoản 19 điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP và Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định cụ thể như sau:

Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính (nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng) đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp; đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định; đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính (nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng) đối với người sử dụng lao động không đóng BHXH bắt buộc, BHTN cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN.

Mức phạt này còn thấp, chưa đủ sức răn đe nên nhiều đơn vị trốn tránh, cố tình chây ỳ hoặc chấp nhận nộp phạt để chiếm dụng, quay vòng tiền BHXH đầu tư SXKD. Mặt khác, cơ quan BHXH không có thẩm quyền xử phạt đối với doanh nghiệp mà phải thông qua Thanh tra Sở LĐTB&XH. Sở LĐTB&XH cũng gặp nhiều khó khăn bởi số cán bộ thanh tra quá ít, do vậy mỗi năm, số doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra so với tổng số đơn vị có hành vi vi phạm trên địa bàn còn thấp. Để giải quyết tình trạng nợ đọng tiền BHXH, ngày 18- 02-2008 Liên Bộ LĐTB&XH, Bộ Tài chính và Ngân hàng nhà nước Việt Nam

đã ban hành Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BLĐTBXG-BTC-NHNN hướng dẫn thủ tục buộc trích tiền từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp tiền BHXH chưa đóng, chậm đóng và tiền lãi phát sinh. Tuy nhiên, chế tài này cũng khó thực hiện bởi số tiền gốc còn khó thu được thì việc thu tiền lãi càng khó khả thi, mặt khác, việc kiểm soát tài khoản của doanh nghiệp tại ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn. Từ đó hiệu quả đôn đốc, kiểm tra thu nộp BHXH gặp nhiều khó khăn.

Công tác khởi kiện về BHXH, BHYT còn mới, do vậy các Toà án còn lúng túng ngay trong quá trình thụ lý, hoà giải và xét xử. Nhiều trường hợp đã được xét xử, tuy nhiên lại gặp khó khăn trong việc thi hành án.

+ Sự phối hợp chưa đồng bộ giữa BHXH với các ngành liên quan khác:

BHXH thành phố chưa xây dựng được văn bản phối hợp với Toà án nhân dân thành phố, Toà án nhân dân các quận, huyện, thị xã trong khởi kiện đối với những đơn vị nợ đọng BHXH, BHYT. Do vậy, kết quả thu hồi nợ đọng BHXH, BHYT không cao.

+ Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong quản lý BHXH chưa cao: Ngoài việc nắm vững chính sách chế độ BHXH thì trình độ công nghệ thông tin cũng là yêu cầu bắt buộc đối với cán bộ thu (Hiện nay, việc quản lý số lượng lao động, xử lý hồ sơ đối chiếu tăng giảm hàng tháng, chốt sổ, giải quyết chế độ cho người lao động hoàn toàn thao tác qua môi trường internet bằng phần mềm hỗ trợ). Nếu cán bộ không kịp cập nhật, học tập kỹ năng công nghệ thông tin thì không thể đáp ứng yêu cầu công việc một cách chính xác, nhanh gọn, đặc biệt là đối với những cán bộ có tuổi đời cao. Việc xử lý hồ sơ được “đếm ngược”

theo thời gian quy định sẽ không đảm bảo nếu cán bộ không đáp ứng được tốc độ công việc.

Đội ngũ cán bộ làm công tác thanh, kiểm tra cũng như khởi kiện chủ yếu làm kiêm nhiệm, còn thiếu và yếu về trình độ pháp lý ở tất cả các đơn vị. Do vậy, công tác thanh, kiểm tra cũng như khởi kiện đối với những đơn vị nợ cũng bị ảnh hưởng và hiệu quả công việc chưa cao.

Luật BHXH có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2007 và đã được sửa đổi năm 2014, trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện đã nảy sinh một số vấn đề bất cập, cần phải sửa đổi; các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật BHXH ban hành còn chậm, chưa đầy đủ. Sự phối kết hợp hoạt động của một số cơ quản lý Nhà nước về công tác chỉ đạo chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý trong giai đoạn hiện tại.

Chính vì vậy chưa quản lý chặt chẽ hoạt động đăng ký kinh doanh và việc sử dụng lao động của các đơn vị sử dụng lao động. Nhiều doanh nghiệp sau khi đăng ký kinh doanh không đăng ký lao động với cơ quan lao động cũng không bị xử lý.

Tiểu kết chương 2

Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về bảo hiểm xã hội và công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trong chương 1, chương 2 phân tích thực trạng công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện Thanh Trì tập trung vào các nội dung sau: Trình bày quá trình hình thành và phát triển; chức năng, nhiệm vụ; cơ cấu tổ chức bộ máy của cơ quan bảo hiểm xã hội huyện Thanh Trì. Khái quát kết quả thực hiện nhiệm vụ thời gian 2017- 2019 về quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc. Phân tích thực trạng công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện Thanh Trì trong thời gian 2017-2019.

+ Nội dung quản lý thu BHXH bao gồm đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc, người lao động tham gia BHXH bắt buộc.

+ Quy trình quản lý thu: Công tác lập kế hoạch thu BHXH; tổ chức thực hiện thu Bảo hiểm xã hội; công tác quyết toán; công tác thanh tra, kiểm tra, nhận xét, đánh giá.

+ Phương thức quản lý thu.

+ Tổ chức bộ máy quản lý thu tại BHXH huyện Thanh Trì, bao gồm: Bộ phận thu, bộ phận cấp sổ thẻ và bộ phận một cửa.

Từ đó, rút ra được những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Thanh Trì. Đây là cơ sở cho những giải pháp được đề xuất trong chương 3.

Chương 3

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 71 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)