Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.5. Kinh nghiệm quản lý bảo hiểm xã hội bắt buộc của một số huyện và bài học rút ra cho bảo hiểm xã hội huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội
1.5.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Bảo hiểm xã hội Huyện Thanh Trì
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật:
+ Phối hợp chặt chẽ, tích cực với các cơ quan thông tin đại chúng, các cơ quan chuyên môn đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến sâu, rộng về sự ưu việt của chính sách bảo hiểm xã hội đến toàn dân.
+ Đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền, kể cả về hình thức và nội dung nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động về quyền và trách nhiệm trong quá trình thực thi chính sách bảo hiểm xã hội, đặc biệt đối với khu vực ngoài quốc doanh. Tăng cường tập huấn đơn vị sử dụng lao động về chính sách bảo hiểm xã hội để thực hiện đúng và đầy đủ quyền lợi cho người lao động.
- Tổ chức triển khai thực hiện:
+ Chủ động cập nhật hệ thống văn bản chính sách đã ban hành để kịp thời bổ sung, hoàn thiện, đáp ứng tốt quyền lợi của người lao động.
+ Đổi mới và hoàn thiện phương thức hoạt động của hệ thống sự nghiệp cung cấp dịch vụ bảo hiểm xã hội theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ.
+ Bồi dưỡng nghiệp vụ, đồng thời giáo dục nâng cao tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ bảo hiểm xã hội, làm tốt công tác tham mưu, phát hiện những vướng mắc, khó khăn cũng như đề xuất các biện pháp xử lý trong quá trình triển khai thực hiện.
- Quản lý và phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội: Đẩy mạnh hoạt động thu bảo hiểm xã hội trên cơ sở phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan quản lý tại từng địa phương để nắm đầy đủ số lượng đơn vị và người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội, nhằm mở rộng hơn nữa đối tượng tham gia, đặc biệt là khu vực ngoài quốc doanh.
- Công tác thu và giải pháp đối với chậm đóng, trốn đóng, nợ đọng: Làm tốt công tác thu và giải quyết nhanh gọn, chế độ chính sách bảo hiểm xã hội, bảo đảm quyền, lợi ích cho người lao động. Chủ động phối hợp với các ngành chức năng liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra những doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội, BHYT, xử lý nghiêm, kịp thời các đơn vị cố tình chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Xem việc khởi kiện như là biện pháp thu nợ cuối cùng, xây dựng tiêu chí nợ làm cơ sở khởi kiện kịp thời (tránh để nợ kéo dài, khó thu hồi nợ sau khởi kiện).
Tiểukếtchương1
Chính sách bảo hiểm xã hội là một bộ phận quan trọng, trụ cột trong hệ thống ASXH, có tác động rất lớn vào quá trình phân phối lại thu nhập để ổn định đời sống NLĐ và thân nhân của họ. Chính vì lẽ đó bảo hiểm xã hội cần thiết cho tất cả mọi người trong xã hội, trong thực tế ốm đau, tai nạn, rủi ro, già yếu không trừ một ai và cần được quỹ bảo hiểm xã hội bảo đảm, thay thế, bù đắp một phần thu nhập để ổn định cuộc sống.
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về BHXH; chương 1 phân tích làm rõ các khái niệm, bản chất, đối tượng, chức năng, các nguyên tắc, tổ chức quản lý BHXH.
Chương 1 cũng đã nghiên cứu khái niệm, nội dung công tác quản lý thu BHXH thông qua:
+ Quản lý thu BHXH, bao gồm: Đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH và người lao động tham gia BHXH.
+ Quy trình quản lý thu BHXH, được thực hiện qua các bước sau: Lập kế hoạch thu BHXH; tổ chức thực hiện kế hoạch; quyết toán thu BHXH; thanh tra, kiểm tra thu BHXH.
+ Phương thức quản lý thu BHXH: Phương thức quản lý thu BHXH trực tiếp từ người lao động thường áp dụng ở các nước mà chế độ BHXH được phổ biến; phương thức quản lý thu BHXH gián tiếp qua hệ thống thuế được áp dụng ở các nước có hệ thống BHXH phát triển; phương thức quản lý thu BHXH gián tiếp thông qua đơn vị sử dụng lao động là phương thức được sử dụng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Chương2