A- Asset quality (Chất lượng tài sản có)

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình CAMELS vào phân tích hoạt động và rủi ro tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam VIB (Trang 40 - 45)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAMELS VÀO PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG VÀ RỦI RO CỦA NH TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM

2.3. Ứng dụng mô hình CAMELS hân tích hoạt động kinh doanh và rủi ro của NH

2.3.2. A- Asset quality (Chất lượng tài sản có)

Chất lượng tài sản cólà nguyên nhân cơ bản dẫn đến các vụphá sản NH. Đặc biệt, vấn đềhàng tồn kho và đóng băng thị trường bất động sản trong nền kinh tế có tác động trực tiếp đến chất lượng tài sản của NH, khiến bản thân NH gặp nhiều khó khăn vềnợxấu.

Bảng 2.5.Cơ cấu tổng tài sản VIB các quý năm 2012

Đơn vị: triệu đồng

Quý II.2012 Quý III.2013 Quý IV.2014

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Tiền mặt và vàng 928.393 1,25 866.350 1,36 721.140 1,11 Tiền gửi tại NHNNVN 1.506.479 2,04 1.701.793 2,67 1.932.929 2,97 Tiền gửi và cv các TCTD khác 9.151.257 12,37 5.250.627 8,23 7.350.702 11,30 Tổng dư nợ 35.261.252 47,66 31.475.767 49,35 33.425.492 51,40 Chứng khoán đầu tư 19.985.427 27,01 17.947.753 28,14 13.695.143 21,06 Góp vốn, đầu tư dài hạn 192.112 0,26 192.112 0,30 183.553 0,28

TSCĐ 277.582 0,38 269.775 0,42 289.391 0,44

BĐS đầu tư 51.403 0,07 40.903 0,06 24.403 0,04

TSC khác 6.635.106 8,97 6.038.426 9,47 7.413.335 11,40 Tổng tài sản 73.989.011 100,00 63.783.506 100,00 65.036.088 100,00 (Nguồn: Tính toán theo số liệu báo cáo tài chính)

Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.6. Tốc độ tăng trưởng tín dụng các quý 2012 của VIB

Đơn vị: triệu đồng

Quý II.2012 Quý III.2013 Quý IV.2014 Dư nợ tín dụng đầu kỳ 42.873.576 42.873.576 42.873.576 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 35.261.252 31.475.767 33.425.492 Tốc độ tăng trưởng tín dụng (%) (0,18) (0,27) (0,22) (Nguồn: Tính toán theo số liệu báo cáo tài chính) Giá trị tổng tài sản của VIB giảm nhẹ qua các quý của năm 2012, từ gần 74 nghìn tỷ đồng quý II.2012 xuống còn hơn 65 nghìn tỷ đồng vào cuối năm. Nguyên nhân chủ yếu là khoản mục chứng khoán đầu tư giảm từgần 6.5 nghìn tỷ đồng, cụthể là chứng khoán nợ do các TCTD khác trong nước phát hành giảm. Tiền gửi và cho vay các TCTD khác và tổng dư nợgiảm nhẹ. Các khoản mục nhìn chung không có sựthay đổi đáng kể.

Tổng dư nợ, chứng khoán đầu tư, tiền gửi và cho vay các TCTD khác là 3 khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản có của NH các quý năm 2012, chiếm trên 80% giá trị tổng tài sản. Trong đó tổng dư nợ chiếm tỷ trọng lớn nhất, và tăng dần qua các quý: 47.66% quý II.2012, 49.35% quý III.2012 và tăng đến 51.40%

quý IV.2012. Đây là nguồn tạo thu nhập chủyếu và quan trọng nhất của NH.

Cơ cấu tài sản nội bảng ảnh hưởng lớn tới khả năng sinh lời và sự an toàn của NH. Nhận thức được sự quan trọng của yếu tố này, cùng với bối cảnh bất động sản đóng băng và tình hình hàng tồn kho liên tục tăng. Năm 2012, VIB đã tiến hành rà soát lại các khoản mục nợ và chủ động rút khỏi những khoản mục có tính rủi ro cao. VIB chủ động hạn chế tham gia thị trường liên NH và chỉ tham gia với các NH tốt; tập trung vào các chứng khoán có độ thanh khoản cao như trái phiếu chính phủ. Đối với KH, thực hiện cơ cấu lại danh mục đầu tư tín dụng, trong đó có tập trung vào tái đánh giá hồ sơ KH đểcó biện pháp xửlý kịp thời.

Tổng tài sản giảm do NH chủ động giảm thiểu rủi ro trên thị trường liên NH.

Việc giảm quy mô của tài sản rủi ro trong hoàn cảnh hiện nay góp phần tăng thêm sự ổn định cho NH. Tổng dư nợ quý IV.2012 giảm so với quý II.2012 là do VIB giảm mạnh dư nợ ởcác lĩnh vực và nhóm KH có rủi ro cao.

Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.7. Cơ cấu tài sản Có nội bảngcác quý năm 2012 của VIB

Đơn vị: triệu đồng

Quý II.2012 Quý III.2013 Quý IV.2014

TS có sinh lời 66.096.527 56.568.052 56.587.819

TS có nội bảng 73.989.012 63.783.506 65.036.087

Cơ cấu tài sản có nội bảng(%) 89,33 88,69 87,01

(Nguồn: Tính toán theo số liệu báo cáo tài chính) Tỷ lệ tài sản có sinh lời trên tài sản có nội bảng càng cao cho thấy khả năng sinh lời của NH càng tốt. Tỷlệnày trên 75%.

Tỷlệ tài sản có sinh lời của VIB giảm dần qua các quý của năm 2012: giảm từ 80.33%ở quý II.2012 xuống còn 87.01% vào quý IV.2012 do cảtài sản có nội bảng và tài sản có sinh lời đều giảm nhưng tốc độgiảm của tài sản có sinh lời nhanh hơn.

Việc cơ cấu lại danh mục đầu tư, giảm những khoản mục có tính rủi ro cao làm cơ cấu tài sản có nội bảng giảm, phần nào ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của NH trong tương lai. Tuy nhiên, điều này phù hợp với chiến lược phát triển thận trọng và biện pháp của VIB trong việc vượt qua điều kiện khó khăn của kinh tế hiện nay và phát triển bền vững trong tương lai.

Nợ quá hạn (Overdua loans), nợ xấu (Non-performing loans- NPLs) Bảng 2.8. Các chỉ tiêu vềchất lượng tài sản các quý năm 2012 của VIB

Đơn vị: Triệu đồng

Quý II.2012 Quý III.2013 Quý IV.2014

Nợ quá hạn overdue loans 4.366.684 4.773.842 4.690.215

Nợ xấu Non-performing loans NPLs 1.019.825 908.349 934.678

Tổng dư nợtotal loans 35.843.330 32.340.109 33.935.180

Dự phòng rủi ro (582.078) (864.342) (509.688)

Tỷ lệ nợ quá hạn (%)

Overdue loans to total loans ratio

12,18 14,76 13,82

Tỷ lệ nợ xấu (%)

NPLs to total loans ratio

2,85 2,81 2,75

Tỷ lệ chi phí dự phòng (%) Allowance for loans loss ratio

1,62 2,67 1,50

Khả năng bù đắp nợ xấu (%) Provision for loans loss ratio

57,08 95,16 54,53

Đại học Kinh tế Huế

Việc phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động NH của TCTD dựa theo Quyết định493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 18/2007/QĐ- NHNN của NHNN.

Tỷlệnợquá hạn của VIB chiếm tỷlệnhỏso với tổng dư nợ. Tỷlệnày duy trìở mức dưới 15% trong các quý năm 2012: tăng từ12,18% quý II.2012 lên 14.76% quý III.2012 rồi giảm còn 13.82% vào cuối năm 2012.Tỷlệnợxấu luôn đạt mức dưới 3%, phù hợp với quy định mà NHNN quy định. Tỷ lệ nợ xấu giảm dần qua các quý, từ 2,85% xuống còn 2,75%, cho thấy chất lượng nợ ngày càng tăng và công tác quản trị rủi ro của NH được thực hiện tốt.

Biểu đồ2.3. Các nhóm nợ các quý năm 2012 của VIB.

Trước tình trạng nợ xấu đang là mối lo ngại lớn của ngành NH nói chung và của toàn xã hội nói riêng, VIB đã sớm có những biện pháp để giải quyết vấn đề này.

Với sựhỗ trợ của CBA, VIB đã thực hiện điều chỉnh khẩu vị rủi ro tín dụng phù hợp với tình hình thị trường, nhằm kiểm soát nợxấu, nâng cao chất lượng danh mục nợ. Cụ thể, Khối Quản trị rủi ro được thành lập dưới sự chỉ đạo của các chuyên gia kinh nghiệm từ nước ngoài. Quy trình và chính sách quản trị rui ro được cải tiến (Phê duyệt tín dụng, Quy trìnhđánh giá TSCĐ, Xây dựng quy trình Thu hồi nợ Đầu–Cuối..)giúp VIB cảnh báo, kiểm soát những rủi ro tín dụng tiềmẩn cũng như giúp cho tăng trưởng

Đại học Kinh tế Huế

tín dụng chất lượng trong tương lai. Đặc biệt, VIB tiếp tục phát huy mô hình Quản lý rủi ro hoạt động theo mô hình 3 tầng bảo vệ, giúp NH có thể kiểm tra hoạt động tín dụng trên toàn hệthống.

Khả năng bù đắp nợ xấu là chỉ tiêu phản ánh khả năng bù đắp các khoản nợ xấu của NH thông qua việc trích lập các khoản dự phòng tổn thất nợ. Chỉ tiêu này lớn hơn 100% chứng tỏ khả năng bù đắp được toàn bộ các khoản nợ xấu của NH. Khả năng bù đắp nợxấu của VIB quý II.2012 và quý IV.2012 hơn 50%, còn quý III.2012 tỷlệ này tăng cao, đạt 95,16% do mức dựphòng rủi ro của quý này cao hơn so với các quý còn lại.

Bảng 2.9. So sánh các chỉ tiêu vềchất lượng tài sản năm 2012 với VPB, DAB Đơn vị: Triệu đồng

VIB VPB DAB

Nợ quá hạn overdue loans 4.690.215 3.933.634 4.288.593

Nợ xấu Non-performing loans NPLs 934.678 1.003.287 1.999.628

Tổng dư nợtotal loans 33.935.180 36.903.305 50.650.056

Dự phòng rủi ro (509.688) (380.182) (893.893)

Tỷ lệ nợ quáhạn (%)

overdue loans to total loans ratio

13,82 10,66 8,47

Tỷ lệ nợ xấu (%)

NPLs to total loans ratio

2,75 2,72 3,95

Tỷ lệ chi phí dự phòng (%) Allowance for loans loss ratio

1,50 1,03 1,76

Khả năng bù đắp nợ xấu (%) Provision for loans loss ratio

54,53 37,89 44,70

(Nguồn: Tính toán theo số liệu báo cáo tài chính) Khả năng bù đắp nợ xấu của VIB lớn hơn so với các NH tương đương. Tỷ lệ chi phí sựphòng nằmởmức trung bình. DAB có tỷlệnợxấu cao (3,95%) nên đòi hỏi một mức dựphòng (1,76%) cao hơn. Tỷlệ nợ xấu và tỷlệchi phí dự phòng của VIB tương đối phù hợp với tình hình chung.

Xếp hạng: Mức 2

Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình CAMELS vào phân tích hoạt động và rủi ro tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam VIB (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)