DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KINH

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình CAMELS vào phân tích hoạt động và rủi ro tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam VIB (Trang 58 - 63)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3: DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KINH

3.1. Dự báo hoạt động kinh doanh củaNH TMCP Quốc TếViệt Nam 3.1.1.Cơ hội và thách thức

VIB đang có cơ hội vô cùng thuận lợi khi trở thành đối tác của CBA, nhận được sự hỗ trợ về vốn, về công tác điều hành quản lý, về quy trình, công nghệ… Tận dụng cơ hội này sẽ giúp VIB tạo ra tiềm lực cho chính bản thân mình.Đây là lúc VIB chuẩn bị tiềm lực để có thể phát triển mạnh mẽ hơn. Ngoài ra, VIB còn có cơ hội hoạt động theo hướng chuẩn mực quốc tế.

Tất cả đang chờ đợi sự hồi phục và phát triển của ngành tài chính nói riêng, của cả nền kinh tế trong thời gian sắp tới. Hiện tại đây là thời gian thuận lợi cho VIB phát triển về chiều sâu, hoàn thiện và nâng cao khả năng của NH.

Năm 2013 được đánh giá là một năm tiếp tục khó khăn của nền kinh tế. Đối với NH và các TCTD, năm 2013 tiếp tục là một năm nhiều thách thức nhưng được kỳ vọng sẽ không tác động tiêu cực hơn năm 2012 vừa qua. Cải thiện tình hình tăng trưởng tíndụng được hầu hết các NH ưu tiên, trong đó các NH tiếp tục tập trung vốn cho các lĩnh vực,ngành quan trọng nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển(nông nghiệp, nông thôn; xuất khẩu; công nghiệp phụ trợ) và hạn chế cấp tín dụng để đầu tư kinh doanh bất động sản và kinh doanh chứng khoán. Đây là xu hướng tất yếu của quá trình phát triển:Thanh lọc loại bỏ những NH yếu, Những NH có đủ khả năng sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển mạnh mẽ hơn. Nếu tiếp tục đứng vững và vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, VIB sẽmột lần nữa chứng tỏ được thực lực và vị thế của mình.

3.1.2. Dựbáo hoạt động kinh doanh của NH TMCP Quốc TếViệt Nam

Dựa trên điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đã phân tích, hoạt động kinh doanh của VIB có thể được phát triển theo hướng sau:

Khi nền kinh tế nói chung và ngành NH nói riêng chưa có dấu hiệu phục hồi, VIB nên tiếp tục duy trì chính sách kinh doanh thận trọng, tăng trưởng có chọn lọc

Đại học Kinh tế Huế

tín dụng, ưu tiên bổ sung nguồn lực vào địa bàn có tỉ trọng đóng góp cao cho nền kinh tế, quản lý chặt chẽ hiệu quả chi phí trên từng đồng thu nhập, tiếp tục quá trình hoàn thiện bộ máy quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế. Tiếp tục chiến lược như năm 2012:

- Quản trị tốt rủi ro thanh khoản của hệ thống.

- Tập trung đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh có rủi ro thấp và lợi nhuận phù hợp.

- Lựa chọn đối tác kinh doanh an toàn, hiệu quả.

- Tập trung phát triển, hoàn thiện các sản phẩm và dịch vụ phục vụ KHDN và KHCN.

- Giảm các hoạt động tự doanh. Năm 2013, với tình hình kinh tế còn nhiều bất ổn, chưa có dấu hiệu phục hồi, nợ xấu vẫn là vấn đề cấp bách với các TCTD, VIB sẽ tiếp tục đặt công tác quản trị rủi ro lên hàng đầu, nhằm đảm bảo sự an toàn, phát triển ổn định chotoàn hệ thống, mà vẫn phù hợp với chiến lược hoạt động kinh doanh và thị trường.

Bên cạnh đó, VIB nên có chiến lược lâu dài đối với các vấn đề sau:

Phát triển nguồn lực con người với văn hóa hướng tới KH, hướng tới hiệu quả với độ trung thựccao. Tiếp tục những hoạt động đầu tư và phát triển NH về chiều sâu, nâng cao tiềm lực của VIB như đầu tư phát triểncông nghệ, tăng cường công tác quản trị rủi ro, đào tạo nhân sự,… hướng VIB hoạt động theo chuẩn bị mực quốc tế.

Thương hiệu của VIB sẽ giúp nâng cao khả năng thành công của các nỗ lực kinh doanh của VIB, và ngược lại, chất lượng của dịch vụ & hệ thống được tạo ra bởi các nỗ lực này lại nâng thương hiệu của VIB lên một tầm cao mới. Phát triển thương hiệu làhướng đi lâu dài.

Tăng cường công tác quản trị rủi ro trong việc đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động choNH, tiếp tục triển khai các dự án mới dưới sự tư vấn và giám sát của đội ngũ chuyên gia tín dụng giàu kinh nghiệm từ CBA, cộng với những nỗ lực làm việc của toàn bộ cán bộ nhân viên quản trị tín dụng sẽ giúp nâng cao Năng lực quản lýrủi ro và tăng trưởng tín dụng có chất lượng cao tại VIB.

Đại học Kinh tế Huế

3.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động kinh doanh của NH TMCP Quốc Tế Việt Nam 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện nhóm chỉ tiêu C- Mức độan toàn vốn

Mặc dù mức độ an toàn vốn của VIB cao, có sự hỗ trợ về vốn của cổ đông chiến lược, các chỉ số về vốn tốt hơn so với yêu cầu và các NH tương đương. Tuy nhiên về con số tuyệt đối thì VIB chưa phải là một NH lớn về vốn. Do đó, VIB cần tiếp tục nâng cao khả năng về vốn của mình theo hướng an toàn và hiệu quả.

3.2.2. Giải pháp hoàn thiện nhóm chỉ tiêu A- Chất lượng tài sản có

Tiếp tục phát huy những thành quả mà năm 2012 VIB đã đạt được: Tập trung đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh có rủi ro thấp và lợi nhuận phù hợp, lựa chọn đối tác kinh doanh an toàn, hiệu quả, kiểm soát tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu.

Ngoài ra, VIB cần tập trung phát triển, hoàn thiện các sản phẩm và dịch vụ phục vụ khối KH cá nhân và KH doanh nghiệp. Giữ vững và phát triển thị phần của khối Nguồn vốn và Ngoại hối.

Giảm các hoạt động tự doanh, các hoạt động mang lại rủi ro cao. Cơ cấu tài sản an toàn khiến khả năng sinh lời của VIB chưa được cao. VIB nên đầu tư mạnh vào các lĩnh vực có tính sinh lời cao vốn có của mình.

3.2.3. Giải pháp hoàn thiện nhóm chỉ tiêu M-Năng lực quản lý

VIB nên tiếp tục cải tiến và hoàn thiện các quy trình chính sách đào tạo của NH. Các chương trình đào tạo trực tuyến, phát triển các kỹ năng mềm cần thiết giúp nâng cao hiệu quả công việc. Ngoài ra VIB nên có các chương trình phát triển nhân lực trẻ tiềm năng từ các trường Đại học trên toàn quốc. Đây là đội ngũ mới, năng động, góp phần vào sự phát triển của VIB sau này.

Tiếp tục nhận sự hỗ trợ từ đối tác chiến lược về phát triển công nghệ, đào tạo nhân lực, kinh nghiệm quản lý, quản lý rủi ro…Từ đó tự dựng tiềm lực cho VIB.

VIB nên có nhiều chương trình hành động cụ thể đưa thương hiệu đến gần hơn với người dân như các chương trình giới thiệu NH, chương trình khuyến mãi, các chương trình tổ chức công cộng vì cộng đồng …

Phát triển các gói sản phẩm mới cho các Khối của VIB. Kết hợp với các chương trình phát triển thương hiệu VIB để phổ biến rộng rãi và làm cho người dân

Đại học Kinh tế Huế

3.2.4. Giải pháp hoàn thiện nhóm chỉ tiêu E–Thu nhập

Trong các yếu tố đánh giá của mô hình CAMELS thì Thu nhập là yếu tố được xếp hạng thấp nhất. Dù đây là chiến lược đúng đắn của VIB, tuy nhiên nếu điều này xảy ra thường xuyên sẽ tác động không tốt tới cáccổ đôngcủa VIB.

Thu nhập từ lãi thuần chiếm tỷ lệ lớn trong tổng thu nhập của NH. Theo phương châm luôn lấy khách hàng làm trọng tâm cho mọi hoạt động. Duy trì và chăm sóc khách hàng cũ, tìm kiếm khách hàng mới. Luôn làm hài lòng khách hàng, phục vụ khách hàng với các giấy tờ thủ tục trong quy trình vay. Tiếp tục phát huy những danh mục đem lại lợi nhuận cao cho NH và NH có lợi thế: khối Khách hàng doanh nghiệp, KhốiNguồn vốn và Ngoại hối. Tăng cường phát triển Khối Khách hàng cá nhân với sự hỗ trợ của các biện pháp về Quản lý (về chương trình, sảnphẩm, thương hiệu…).

Chính sách chăm sóc khách hàng: chương trình chăm sóc tri ân khách hàng…

chính sách ưu đãi đối với những khách hàng thường xuyên của VIB. Thông qua cơ sỡ dữ liệu về khách hàng mà có sự quan tâm chăm sóc tốt. Thái độ ứng xử, phục vụ khách hàng. Phát triển thương hiệu, đưa VIB đến với KH. Tiếp tục các chương trình khảo sát và nghiên cứu lấy ý kiến trực tiếp cũng như đánh giá sự hài lòng của khách hàng nội bộ.

3.2.5. Giải pháp hoàn thiện nhóm chỉ tiêu L- Khả năng thanh khoản

Khả năng thanh khoản của VIB ở mức tốt, các tỷ số đều vượt mức so với yêu cầu và quy định của Nhà nước. Tuy nhiên điều này ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của VIB.VIB nên duy trì các tài sản có tính thanh khoản cao ở mức vừa đủ.

3.2.6. Giải pháp hoàn thiện nhóm chỉ tiêu S- Độ nhạy cảm đối với rủi ro thị trường Để đối phó tốt với rủi ro thị trường, VIB cần tạo cho mình một tiềm lực vững mạnh, điều này là hợp thành của các yếu tố trên (Mức độ an toàn vốn, Chất lượng tài sản có, Năng lực quản lý, Thu nhập và Thanh khoản).

Xây dựng, hoàn thiện kế hoạch và triển khai các giải pháp công nghệ quản trị rủi ro thị trường được chuyển giao từ cổ đông chiến lược CBA. Đồng thời, ban hành các chính sách,văn bản, quy trình,quy định hướng tới các chuẩn mực của Basel.

Tiếp tục phát huy hệ thống Kiểm soát nội bộ theo mô hình ba tầng bảo vệ của VIB đãđược thực hiện thành côngở năm 2012.

Đại học Kinh tế Huế

3.2.7. Các giải pháp khác

Phát triển các kênh phân phối mới: VIB - với sự hỗ trợ về công nghệ- đãđầu tư vào hệ thống ngân hàng điện tử. Tiếp tục phát triển công nghệ về kênh phân phối này và có chương trình giới thiệu để tạo thương hiệu riêng của VIB.

Tăng cường hoạt động kiểm soát, trong đó thành lập một bộphận chuyên trách tổng hợp, phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh của VIB theo mô hình CAMEL.

Chiến lược quảng bá thương hiệu VIB, công bốthông tin về VIB để người dân, nhà đầu tưcó thểtiếp cận được và hiểu rõ hơn vềVIB.

Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình CAMELS vào phân tích hoạt động và rủi ro tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam VIB (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)