Nguyên lý phát tri ển hệ th ống phân phối kinh doanh LPG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống phân phối kinh doanh khí hoá lỏng (lpg) của tổng công ty khí trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay (Trang 37 - 45)

Chương 2 PHÂN TÍCH TH ỰC TRẠNG HỆ THỐNG PHÂN PHỐI KINH

2.1. Gi ới thiệu chung về LPG và nguyên lý phát tri ển hệ thống phân phối kinh

2.1.2 Nguyên lý phát tri ển hệ th ống phân phối kinh doanh LPG

Để thiết lập hệ thống phân phối LPG cần phải căn cứ vào các yếu tố như:

• Đặc điểm và ứng dụng của sản phẩm (như đã trình bày ở mục 2.1). Với những đặc điểm trên, LPG là mặt hàng kinh doanh có điều kiện về an toàn, phòng chống cháy nổ. LPG không thể chiết xuất lẻ , phải có cơ sở hạ tầng đặc thù cho hoạt động phân phối.

• Tình hình thị trường, cung - cầu:

Nhu cầu tiêu dùng LPG ngày càng tăng với khu vực tiêu thụ ngày càng mở rộng từ thành phố, tỉnh thành đến nông thôn, miền núi ...

Khách hàng tiêu thụ LPG đa dạng với khối lượng từ rất nhỏ đến rất lớn gồm dân dụng, thương mại, công nghiệp, giao thông vận tải...

Nguồn cung cấp LPG đa dạng gồm sản xuất trong nước và nhập khẩu.

• Hài hòa lợi ích giữa nhà cung cấp và khách hàng: Tiết kiệm – Hiệu quả - An toàn

• Chiến lược, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế-xã hội (KT- XH), bảo vệ môi trường, an ninh năng lượng quốc gia

28

Trước đây, trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, sản phẩm sản xuất ra được phân phối đến người tiêu dùng thông qua hệ thống phân phối do nhà nước chỉ đạo đến địa điểm vạch ra và qua tem phiếu hoặc bị điều tiết giá (nhu cầu tiêu dùng lớn, Nhà nước định giá, giá thấp không mang lại lợi nhuận nên thị trường bị thiếu hụt). Yêu cầu kết hợp lợi ích KT-XH, lấy lợi ích phục vụ nhân dân bằng mọi giá, giảm bớt chênh lệch giàu nghèo, miền xuôi-miền ngược, nông thôn - thành thị. Việc phân phối mang tính chất KT-XH, thậm chí là phi kinh tế. Phân phối công nghiệp được về hiệu quả KT-XH nhưng chi phí rất lớn cho đầu tư cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu cống, bến cảng lớn. Tính chất phân phối sản phẩm làm ra, sản xuất cho tiêu dùng, triệt tiêu tính thương mại hóa của sản phẩm. Phương thức trao đổi là hàng- hàng, không phải tiền – hàng – tiền. Trong hệ thống phân phối chỉ có duy nhất dòng sản phẩm chạy qua mà không có các dòng khác. Việc phân phối là chính sách của Chính phủ chứ không phải là của doanh nghiệp. Chính vì tính chất phi kinh tế- thương mại – tài chính nên không khuyến khích được các nhà đầu tư vào hoạt động sản xuất.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, các nhà đầu tư là những người kinh doanh, tính lợi nhuận là số một. Đầu tư vào đâu cho hiệu quả trong điều kiện KTTT cạnh tranh đều xét trước hết qua chỉ tiêu lợi nhuận. Do vậy, khó mà kết hợp được các yếu tố KT-XH, cần phải có lựa chọn và phân bố công nghiệp hợp lý bằng cách giải bài toán vận tải tối ưu: Đặt nhà máy ở đâu để thuận tiện và rút ngắn khoảng cách giữa sản xuất với tiêu thụ; đồng thời đáp ứng được chủ trương, chính sách của Chính phủ trong vấn đề giảm phân biệt giữa thành thị v ới nông thôn, đồng bằng và miền núi , miền xuôi-miền ngược (tính chất vừa kinh tế vừa xã hội thông qua việc giải quyết vấn đề giữa vùng/khu vực).

2.1.2.1. Tổ chức kênhvà phương pháp phân phối LPG

a) Do ứng dụng được trong nhiều lĩnh vực, LPG vừa là hàng phân phối công nghiệp vừa là hàng phân phối tiêu dùng. Vì thế phân phối LPG có thể thực hiện được cả hai loại cấu trúc kênh: kênh ngắn và kênh dài.

29

Kênh ngắn cho hộ tiêu thụ lớn, thường là hộ công nghiệp. Loại hình này phát huy được các ưu điểm là LPG được cung cấp cho các hộ tiêu thụ với khối lượng lớn, vận chuyển đến khách hàng nhanh chóng, giảm chi phí trung gian, giảm hao hụt khi chuyển qua các nhà phân phối lẻ, doanh nghiệp có thể tiếp nhận dễ dàng nhận trực tiếp thông tin phản hồi về chất lượng, khối lượng và giá LPG.

Kênh dài cho hộ tiêu thụ nhỏ, lẻ là các hộ dân dụng, thương mại nhằm phát huy các ưu điểm về phạm vi, địa bàn kinh doanh rộng, không tốn chi phí đầu tư, nhân lực cho thị trường rộng.

Việc phân phối được giao cho các trung gian thương mại. Các trung gian này có thể trực thuộc công ty hoặc chỉ là trung gian thương mại/công ty độc lập. Với số lượng trung gian lớn công ty có thể mở rộng thị phần, tuy nhiên chi phí để duy trì và phát triển các trung gian này cũng rất lớn. Do vậy doanh nghiệp LPG phải có sự lựa chọn số lượng trung gian phù hợp.Các kiểu trung gian gồm có lực lượng bán hàng của công ty là tổng đại lý, đại lý (được ủy quyền), cửa hàng bán lẻ LPG ở các khu vực, phân phối trực tiếp, nhà phân phối độc lập. Trong đó:

Nhà phân phối độc lập rất khó kiểm soát về mức độ “trung thành” và đảm bảo chất lượng cung cấp với khách hàng. Tuy nhiên công ty không tốn chi phí cho việc bảo hành, đảm bảo chất lượng sản phẩm;

Các tổng đại lý, đại lý được ủy quyền, có thể được kiểm soát tốt hơn. Công ty luôn cần có hỗ trợ về tài chính, hoặc kỹ thuật, quảng cáo cho các đại lý, do vậy cần nhiều chi phí hơn.

Lực lượng bán hàng của công ty luôn được kiểm soát chặt chẽ, tuy nhiên công ty tốn rất nhiều chi phí để duy trì lực lượng nhân viên lớn.

b) Phương pháp tổ chức kênh phân phối

LPG là kênh ngắn hơn so với nhiều loại sản phẩm khác, do vậy doanh nghiệp không nên sử dụng kênh phân phối theo chiều ngang HMS (HMS phù hợp cho doanh nghiệp có quy mô nhỏ, ít vốn, mục tiêu thị phần thấp). Tổ chức kênh theo

30

chiều dọc (VMS) và đa cấp (MMS) tùy theo quy mô vốn, thị phần mục tiêu của doanh nghiệp kinh doanh LPG.

Dưới đây là các hình vẽ biểu diễn sơ đồ các kiểu hệ thống phân phối kinh doanh LPG:

Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống bán LPG trực tiếp

Hình 2.2: Sơ đồ hệ thống bán LPG thông qua bán buôn 2.1.2.2. Thiết lập cơ sở hạ tầng hệ thống phân phối kinh doanh LPG

Hạ tầng cơ sở phân phối kinh doanh LPG bao gồm các hệ thống kho cảng, phương tiện vận chuyển, hệ thống trạm nạp và trạm cấp. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng cũng được xem xét theo loại hình, công nghệ và quy mô của từng hạng mục.

a) Kho chứa Loại hình kho

Kho đầu mối: có quy mô lớn, có cảng biển để tiếp nhận tàu có tải trọng lớn, phù hợp cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu và sản xuất LPG.

Sản xuất – Nhập khẩu

Bán lẻ Bán lẻ Bán lẻ

Sản xuất- Nhập khẩu

Bán buôn

Bán lẻ

Bán buôn Bán buôn

Bán

lẻ Bán

lẻ Bán

lẻ Bán

lẻ Bán

lẻ Bán

lẻ Bán

lẻ Bán lẻ

31

Kho trung chuyển: có quy mô nhỏ, trong đất liền hoặc có cảng sông, tiếp nhận tàu tải trọng nhỏ hoặc xe bồn, phù hợp cho doanh nghiệp kinh doanh LPG.

Sức chứa kho

Căn cứ nhu cầu tiêu thụ LPGđể xác định được sức chứa kho theo công thức sau:

2 1

. . k n

k V = Q

Trong đó:

V - Sức chứa yêu cầu của kho (tấn) Q – Nhu cầu LPG cần chứa (tấn / năm),

k1 - Hệ số xuất nhập không đồng đều k1 = 1,1 - 1,3 k2 - Hệ số sử dụng sức chứa. k2= 0,85- 0,9

n- Số vòng quay hàng trong năm . Công nghệ kho

Dựa theo nhu cầu sức chứa, yêu cầu về độ an toàn, tính kinh tế theo đặc điểm các loại kho, có thể xác định được công nghệ kho cần xây dựng theo đặc điểm từng loại công nghệ kho như sau:

 Kho định áp: áp suất thiết kế cho Propane: 18 at; Butane: 7 at. Kho định áp thường được được dùng kho trung chuyển LPG với khoảng cách ngắn, từ các phương tiện vận tải định áp như tàu hỏa, xe bồn. Kho định áp thường được sử dụng cho các đơn vị có yêu cầu sức chứa nhỏ (dưới 3000 m3).

 Kho bán định áp: áp suất thiết kế 2 at. Kho định áp thường được sử dụng cho các đơn vị có yêu cầu sức chứa trung bình (khoảng 6000 m3).

 Kho lạnh: áp suất kho là 0,28 at, cần được duy trì ở nhiệt độ thấp (butane: – 100oC và propane: – 40oC), Kho lạnh được được dùng kho đầu mối nhận LPG với khoảng cách dài từ các phương tiện vận tải có tải trọng rất lớn như tàu LPG lạnh.

Kho lạnh có hiệu quả cho đáp ứng yêu cầu sức chứa lớn (lớn hơn 10.000 m3), suất đầu tư/m3 kho sẽ thấp hơn kho định áp.

32

Hình dưới đây sẽ so sánh chi phí theo công suất và công nghệ kho chứa.

Hình 2.3: Sơ đồ so sánh chi phí theo công suất và công nghệ kho chứa [11]

b) Phương tiện vận chuyển Lựa chọn phương thức vận chuyển

Căn cứ vào nhu cầu vận chuyển, đặc điểm sản phẩm, đặc điểm khách hàng, yêu cầu tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp có thể lựa chọn phương thức vận chuyển LPG dựa vào bảng xếp hạng sau đây (Bảng 2.2).

Bảng 2.2 : Xếp hạng các phương tiện vận chuyển cho vận chuyển LPG [14]

Phương thức vận chuyển

Mức khả cung Chi phí (tấn/km)

Mức độ tin cậy (Đúng giờ hẹn)

Tốc độ Xếp hạng

Đường sắt 2 3 3 3 3

Đường thủy 4 1 4 4 1

Đường bộ 1 4 2 2 2

Đường ống 5 2 1 5 4

Đường không 3 5 5 1 5

33

Theo đó, phương tiện vận chuyển đường thủy, đường bộ sẽ được doanh nghiệp lựa chọn là phù hợp nhất để vận chuyển LPG.

Tải trọng phương tiện vận tải

Căn cứ theo nhu cầu tiêu thụ LPG, có thể tính tổng tải trọng phương tiện vận tải đường thủy (tàu viễn dương, ven biển) và đường bộ (xe bồn) như sau:

2 3 k1 k k

n

P Q × ×

= × Trong đó:

P - tổng trọng tải phương tiện cần có (tấn) Q - Nhu cầu xăng dầu cần vận tải (tấn/năm) k1: Hệ số không đều hàng (1-1,3)

k2: Hệ số ảnh hưởng của thời tiết (1,05-1,2) k3: Hệ số lợi dụng trọng tải (0,9)

n: Số chuyến trong năm

Công nghệ phương tiện vận tải

Dựa vào yếu tố nhu cầu vận chuyển, độ an toàn, khả năng tiềm lực về vốn của doanh nghiệp có thể lựa chọn loại hình công nghệ phương tiện vận chuyển, ví dụ của như đường thủy như sau:

 Tàu định áp: có áp suất 17,5 at, áp suất phụ thuộc vào độ dày thành tank. Tàu có tổng tải trọng khoảng 1.500 tấn. Tàu định áp dùng để vận chuyển LPG với khối lượng nhỏ, khoảng cách vận chuyển ngắn.

 Tàu bán định áp: có áp suất từ 5 – 8 at, nhiệt độ được giữ ở -480oC. Loại này có tính linh hoạt trong cung cấp LPG. Tàu bán định áp là phương tiện tối ưu cho vận chuyển LPG. Tàu có tải trọng khoảng 3.500-5.000 tấn.

 Tàu lạnh có ưu điểm sử dụng tốt khoảng không. Tàu được thiết kế để vận chuyển LPG với khối lượng lớn. Tàu lạnh làm việc ở nhiệt độ thấp: -500oC, áp suất 0,28 at. Tàu có tổng tải trọng khoảng 30.000 tấn. Tàu lạ nh để vận chuyển LPG với khối lượng lớn hoặc rất lớn, khoảng cách vận chuyển dài.

34

Hình dưới đây sẽ so sánh chi phí theo công suất và công nghệ tàu vận chuyển

Hình 2.4: Sơ đồ so sánh chi phí theo công nghệ và công suất tàu vận chuyển [11]

Phương tiện vận chuyển LPG đường bộ chủ yếu là xe bồn LPG - chỉ sử dụng xe bồn định áp. Thường có tải trọng khoảng 5 tấn đến 15 tấn. Sử dụng thuận tiện cho vận tải LPG với khối lượng nhỏ, khoảng cách vận chuyển ngắn.

c) Trạm nạp và trạm cấp Công suất trạm nạp, trạm cấp

Căn cứ vào nhu cầu, có thể xác định tổng công suất trạm nạp/ trạm cấp theo công thức:

V= n* Q Trong đó:

V - Công suất trạm cấp (tấn/ tháng)

Q- Nhu cầu tiêu thụ LPG trung bình của mỗi khách hàng (tấn/ tháng) n: Số khách hàng dự kiến.

Công nghệ trạm nạp và trạm cấp

35

Căn cứ nhu cầu cần chiết nạp, suất đầu tư của trạm nạp theo các loại công nghệ, yêu cầu về độ an toàn, có thể xác định loại trạm nạp theo đặc điểm của các loại công nghệ.

Trạm nạp chai tự động: Trạm nạp tự động được thiết kế theo dây truyền làm việc tự động và được quản lý bằng phần mềm. Công nghệ có ưu điểm: chính xác, an toàn. Chi phí đầu tư cao. Phù hợp cho doanh nghiệp xây dựng trạm nạp đáp ứng thị trường lớn, đòi hỏi độ an toàn và độ chính xác cao.

Trạm nạp chai bán tự động: Trạm nạp bán tự động vẫn sử dụng lao động thao tác công việc trong dây chuyền. Chi phí đầu tư thấp. Phù hợp cho doanh nghiệp xây dựng trạm nạp đáp ứng thị trường vừa và nhỏ, đòi hỏi độ an toàn và độ chính xác mức trung bình.

Trạm nạp chai thủ công: Toàn bộ hệ thống trạm nạp cần sử dụng lao động để thao tác, không có hệ thống kiểm tra an toàn. Độ an toàn và chính xác rất kém. Với các yêu cầu và tiêu chuẩn an toàn hiện nay, rất ít các trạm nạp thủ công có thể đáp ứng điều kiện để vận hành.

Công nghệ trạm gas cho ô tô tự động: Trạm nạp được thiết kế tự động để bơm LPG từ xe bồn vào bồn chứa. Từ các bồn chứa, một máy tăng áp sẽ nén hút LPG dạng lỏng từ bồn chứa, qua thiết bị truyền dẫn tới van điều áp trên cần bơm để xuất LPG cho ô tô.

Công nghệ trạm cấp LPG theo đường ống tự động: Trạm cấp được thiết kế tự động để bơm LPG từ xe bồn chuyên dụng vào tồn trữ trong các bồn chịu áp. LPG qua một thiết bị hóa hơi được chuyển hóa sang thể khí, được giảm áp nấc thứ nhất (gọi là giảm áp xuống 1,5bar). Sau đó được giảm áp nấc 2 đến 37mmbar để cung cấp vào hệ thống đường ống cho khách hàng. Trạm cấp khí qua đường ống có độ an toàn cao và khả năng cung cấp khí nhanh chóng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống phân phối kinh doanh khí hoá lỏng (lpg) của tổng công ty khí trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay (Trang 37 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)