Chương 2 PHÂN TÍCH TH ỰC TRẠNG HỆ THỐNG PHÂN PHỐI KINH
2.2. Gi ới thiệu Tổng công ty Khí và vị thế cạnh tranh trên thị trường LPG
2.2.2. V ị thế cạnh tranh của PVGAS trên thị trường LPG
2.2.2.1. Tổng quan về thị trường LPG ở Việt Nam
LPG đã được sử dụng từ những năm cuối thập kỷ 50 ở khu vực phía Nam Việt Nam nhưng do hoàn cảnh lịch sử, sau 1975, LPG không còn được lưu thông trên thị trường.
Công cuộc đổi mới cùng với chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Đảng và Nhà nước đã làm cho nền kinh tế xã hội nước ta có những chuyển biến lớn lao:
kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao, trung bình 7,5%/năm, cơ cấu kinh tế có sự thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp; thu nhập bình quân đầu người không ngừng tăng, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Thị trường các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ ngày càng đa dạng đã làm thay đổi cơ cấu tiêu dùng xã hội. LPG là một mặt hàng mà sự tái lập và phát triển thị trường đã minh chứng cho sự phát triển của nền kinh tế nước ta.
Lượng tiêu thụ LPG liên tục tăng, bình quân 30%/năm trong giai đoạn 1998- 2004; 6% - giai đoạn 2005-2008. Những năm gần đây, tốc độ tiêu thụ LPG tăng
40
chậm lại, thấp hơn so với Trung Quốc, Thái Lan (8%), Ấn độ (9%); nhưng cao hơn so với Indonesia (4%), Malaysia (4,9%) và so với mức tăng trưởng của thị trường LPG thế giới (khoảng 3%). Hiện nay, thị trường LPG có dung lượng khoảng 1 triệu tấn. Thị trường LPG Việt Nam hình thành sau nhưng có tốc độ phát triển nhanh so với thị trường LPG thế giới. Tuy nhiên mức tiêu thụ bình quân đầu người còn khá thấp (khoảng 12kg/người/năm vào năm 2009, so với trung bình ASEAN là 18kg/người/năm, Thái Lan khoảng 40kg/người/năm, Malaysia - 60kg, Singapore – 35kg). Quy mô và diễn biến nhu cầu tiêu thụ ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến 2009 được tóm tắt qua bảng 2.3.
Bảng 2.3: Phân tích tình hình tiêu th ụ LPG ở Việt Namgiai đo ạn 2000-2009 [6]
Năm Khối
lượng Tăng
trưởng (1000T) (%) 2000 309
2001 404 30,7%
2002 518 28,2%
2003 622 20,1%
2004 749 20,4%
2005 781 4,3%
2006 811 3,8%
2007 891 9,9%
2008 971 8.0%
2009 1080 10%
Phần lớn LPG (trên dưới 60%) được sử dụng trong thương mại và dân dụng.
LPG sử dụng cho giao thông vận tải chiếm tỷ lệ rất nhỏ và chủ yếu là có tính chất thử nghiệm. Trong công nghiệp, LPG làm nguyên, nhiên liệu trong quá trình sản xuất thủy tinh, gốm sứ, vật liệu xây dựng cao cấp, chế tạo cơ khí, đóng tàu, chế biến thực phẩm, chế tạo sản phẩm kim loại… Tỷ lệ tiêu thụ LPG cho nông nghiệp là khá cao (khoảng 10%) dùng để sấy nông sản như ngũ cốc, thuốc lá, chè, cà phê…; các lò ấp, đốt cỏ, sưởi ấm cho nhà kính… Hình 2.3 sẽ cho biết cơ cấu tiêu thụ LPG theo ngành nghề tại Việt Nam năm 2009.
41
Hộ dân dụng 49%
Hộ công nghiệp 25%
Hộ nông nghiệp 10%
Hộ GTVT 1%
Hộ thương mại và dịch vụ
15%
Hình 2.6: Cơ cấu tiêu thụ theo ngành nghề tại Việt Nam năm 2009 [6]
Do LPG phần lớn được sử dụng phục vụ dân d ụng nên tiêu thụ LPG tập trung chủ yếu tại các tỉnh/thành phố lớn tập trung đông dân cư và có mức sống cao.
Thị trường tiêu thụ LPG hiện có thể được chia làm ba vùng chính là Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam. Hai khu vực tiêu thụ lớn là Đồng Bằng Bắc Bộ và miền Đông Nam Bộ. Những năm gần đây, cơ cấu tiêu thụ theo vùng có xu hướng tăng dần tại Miền Bắc, tuy nhiên, lượng tiêu thụ tại khu vực phía Nam vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Tỷ lệ tiêu thụ LPG giữa các vùng có sự chênh lệch đáng kể (miền Nam gấp hai lần miền Bắc, chiếm 2/3 lượng tiêu thụ LPG). Quy mô và diễn biến nhu cầu tiêu thụ LPG theo vùng ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến 2009 được tóm tắt qua bảng 2.4 và hình 2.4 dưới đây.
Bảng 2.4: Khối lượng tiêu thụ LPG theo vùng tại Việt Namgiai đo ạn 2002-2009 [6]
Đơn vị: ngàn tấn Năm Tổng nhu cầu tiêu thụ chia theo vùng
Miền Bắc Miền Trung
Miền Nam 2002 118 20 380 2003 153 29 429 2004 197 41 493 2005 223 38 523 2006 233 33 544 2007 275 32 584
2008 301,1 38,84 640,86
2009 334 43,2 712,8
42
Hình 2.7: Cơ cấu tiêu thụ LPG theo vùng tại Việt Nam năm 2009 [6]
Dự báo đến năm 2025, nhu cầu LPG sẽ lên tới khoảng 4,3 triệu tấn với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn từ nay đến 2025 khoảng 9% được thể hiện cụ thể trong các bảng 2.5 và 2.6.
Bảng 2.5: Dự báo nhu cầu tiêu thụ LPG tại Việt Nam giai đoạn 2010-2025 [6]
Đơn vị: 1.000 tấn/năm
Năm 2010 2015 2020 2025
Lượng tiêu thụ 1.249,7 2.015,9 2.998,1 4.279,2
Bảng 2.6: Tốc độ tăng trưởng nhu cầu LPGgiai đoạn 2010-2025 [6]
Năm 2010-2015 2016-2020 2021-2025 Mức tăng 10.0% 8.3% 7.4%
Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, trước năm 1999, khi chưa có nhà máy chế biến khí Dinh Cố, toàn bộ lượng LPG cung cấp trên thị trường Việt Nam đều được nhập khẩu.
43
Sự ra đời của nhà máy chế biến khí Dinh Cố đã đáp ứng được phần nào nhu cầu của thị trường. Nhà máy lọc dầu ( NMLD) Dung Quất đi vào hoạt động năm 2009 cũng đã sản xuất ban đầu một lượng nhỏ LPG. Tuy nhiên, do nhu cầu tiêu thụ tăng nhanh hơn rất nhiều so với khả năng sản xuất nên tỷ lệ và khối lượng LPG nhập khẩu ngày càng tăng. Nếu năm 2000, LPG sản xuất trong nước đã đáp ứng được gần 90% tổng nhu cầu thì năm 2009 chỉ vào khoảng 30%. Ban đầu, nguồn nhập khẩu LPG chính cho Việt Nam là Thái Lan (khoảng 70% tổng mức nhập khẩu), còn lại 30% là từ Singapore, Đài Loan và Malaysia. Những năm gần đây nguồn nhập khẩu thay đổi với việc tăng tỷ lệ nhập khẩu từ Trung Quốc, Malaysia.
Quy mô và diễn biến khối lư ợng nhập khẩu LPG của Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến 2009 được tóm tắt qua bảng 2.7.
Bảng 2.7: Phân tích tình hình nh ập khẩu LPG của Việt Namgiai đo ạn 2000-2009 [6]
Năm Khối lượng
(ngàn tấn) Tăng trưởng
Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu
2000 41 13%
2001 106 158,5% 26%
2002 171 61,3% 33%
2003 259 51,5% 42%
2004 383 47,9% 51%
2005 438 14,4% 56%
2006 466 6,4% 57%
2007 610 30,9% 68%
2008 711 8% 71,7%
2009 720 1% 66%
Nguồn cung cấp LPG dự kiến vẫn sẽ có cả nguồn sản xuất trong nước và nguồn nhập khẩu với xu hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào nước ngoài. NMLD Dung Quất đi vào hoạt động năm 2009 và một loạt các dự án NM xử lý khí, NMLD đang được xem xét, triển khai xây dựng từ nay đến 2020 sẽ bổ sung vào nguồn cung cấp LPG cho thị trường Việt Nam. Dự kiến 50% nhu cầu tiêu thụ LPG sẽ được đáp ứng từ nguồn sản xuất trong nước kể từ năm 2015. 50% còn lại dự kiến sẽ được nhập khẩu. Bảng 2.8 sẽ cho biết khả năng cung cấp LPG của PVGAS trong giai đoạn 2009-2025.
44
Bảng 2.8: Kế hoạch cung ứng LPG của PVGas trong giai đoạn 2010-2025 [6]
Đơn vị: 1.000 tấn
Các giai đoạn
GPP Dinh Cố
GPP Cà Mau
NMLD Dung Quất
NMLD Nghi Sơn
NMLD Long Sơn
NMLD Vũng Rô
Tổng cộng
Giai đoạn 2010-2014 300 294 - - - 593
Giai đoạn 2015-2025 300 400 294 590 370 370 2.324
2.2.2.2. Vị thế cạnh tranh của PVGAS
Việc cung cấp, phân phối, kinh doanh LPG được thực hiện bởi đông đảo các doanh nghiệp đủ các thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế đều được tham gia thị trường LPG trên cơ sở tuân thủ những điều kiện kinh doanh mà Nhà nước đã quy định. Ngoài các thành phần kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài, số lượng các công ty tư nhân trong nước khá lớn, đến nay có khoảng 80 doanh nghiệp đã làm cho thị trường LPG sôi động và có tính cạnh tranh hơn. Trong số đó, PVGAS vừa sản xuất vừa nhập khẩu và thực hiện phân phối bán buôn; 20 doanh nghiệp nhập khẩu đầu mối. Số còn lại là các doanh nghiệp vừa phân phối vừa kinh doanh. Các doanh nghiệp được chia ra thành 3 nhóm chính như sau:
• Nhóm doanh nghiệp có vốn nhà nước gồm: PVGAS, Petrolimex Gas, Saigonpetro nắm giữ thị phần chủ yếu và khối lượng hàng nhận từ Dinh Cố chiếm tỉ trọng lớn trong tổng khối lượng kinh doanh.
• Nhóm các Công ty liên doanh với nước ngoài, công ty nước ngoài: có hệ thống kho cảng hoàn chỉnh, kinh doanh ổn định và nguồn hàng nhập khẩu là chủ yếu Shell, Total, Petronas, SCT-Gas VN.
• Nhóm các công ty TNHH ngày càng trở nên năng động và phát triển, một số đầu tư kho tàu và chủ động trong công tác nhập khẩu Anphapetrol, Saigon Gas, Vinashin, Trần Hồng Quân...
45
Hệ thống phân phối kinh doanh LPG ngày càng phát triển với đa dạng các loại hình kênh phân phối và kiểu phân phối;cơ sở hạ tầngđa dạng bao gồm các kho cảng, hệ thống bồn bể, trạm chiết nạp và cung ứng sản phẩm trên toàn quốc.
Trong số các công ty, PVGAS là đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh LPG, chiếm trên 60% thị phần bán buôn, 20% thị phần bán lẻ với mạng lưới phân phối kinh doanh LPG rộng khắp trên cả nước. Đây là công ty duy nhất tại Việt Nam có thể thực hiện tất cả các hoạt động từ việc cung cấp nguồn hàng - sản xuất/nhập khẩu, vận chuyển đến sang chiết nạp và tiêu thụ.
Bảng dưới đây cho biết thị phần bán lẻ của các nhóm doanh nghiệp, trong đó có PVGAS năm 2008.
Bảng 2.9: Thị phần của các nhóm doanh nghiệp năm 2008 [6]
Doanh nghiệp Thị phần cả nước Các công ty nhà nước 60%
PVGAS 23%
Saigon Petro 20%
Petrolimex Gas 17%
Các công ty liên doanh 32%
Các công ty tư nhân 8%
PVGAS là đơn vị quản lý trực tiếp nhà máy sản xuất LPG duy nhất tại Việt Nam - Nhà máy chế biến khí Dinh Cố. Những năm vừa qua, Nhà máy chế biến khí Dinh Cố cung cấp khoảng 350.000 tấn/năm, đáp ứng khoảng 30% nhu cầu thị trường. Quy mô và diễn biến sản lượng sản xuất LPG của nhà máy được tóm tắt như bảng dưới đây.
46
Bảng 2.10: Phân tích tình hình sản xuất LPG của PVGAS giai đoạn 2000-2009 [6]
Năm Sản lượng
(ngàn tấn) Tăng trưởng
Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu
2000 268 86,7%
2001 298 11,2% 73,8%
2002 347 16,4% 67,0%
2003 363 4,6% 58,4%
2004 366 0,8% 48,9%
2005 343 -6,3% 43,9%
2006 345 0,6% 42,5%
2007 281 -18,6% 31,5%
2008 260 -7,5% 28,3%
2009 184 - 29% 17.04%
Ghi chú: Trước năm 2009, toàn bộ sản lượng LPG sản xuất trong nước là của Nhà máy khí hóa lỏng Dinh Cố - đơn vị trực thuộc của PVGAS. Năm 2009, NMLD Dung Quất đi vào hoạt động đã cung cấp ra thị trường trong nước 176 ngàn tấn
Bên cạnh đó, PVGAS đã đẩy mạnh công tác nhập khẩu LPG với khối lượng lớn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường Việt Nam.
Mặc dù hiện đã có nhà máy lọc dầu Dung Quất đã đi vào hoạt động, cung cấp sản lượng dự kiến hàng năm 294.000 tấn LPG/năm và dự kiến trong những năm tới tại Việt Nam sẽ triển khai thêm các dự án NMLD, nhà máy xử lý khí Cà Mau thì PVGAS sẽ vẫn là đơn vị đóng vai trò chủ đạo trong sản xuất và bán buôn LPG từ các nhà máy xử lý khí, các NMLD trên toàn quốc; đồng thời thực hiện việc nhập khẩu LPG và phân phối cho các doanh nghiệp khác. Điều này cũng được minh chứng qua phần 2.3.3 dưới đây về tiềm lực cơ sở hạ tầng phân phối kinh doanh LPG của PVGAS.
2.3. Hệ thống phân phối kinh doanh LPG của PVGAS
Việc phân phối kinh doanh LPG của PVGAS được hiểu là các hoạt động nhằm đưa LPG từ người sản xuất/nhập khẩu tới người tiêu dùng nên báo cáo sẽ không đề cập tới quá trình nhập khẩu từ nước ngoài về tới Việt Nam hoặc các giao
47
dịch thương mại LPG không diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam. Hơn nữa, khi xét trên góc độ doanh nghiệp, đề tài chỉ xem xét quá trình thực hiện hoạt động phân phối trong kinh doanh – thuộc về doanh nghiệp mà không xem xét chi tiết tới hoạt động phân phối tiêu dùng – tới hộ tiêu thụ khách hàng cá biệt.
Hiện nay PVGAS thực hiện phân phối kinh doanh LPG qua mạng lưới các công ty thành viên, chi nhánh, trạm chiết nạp, mạng lưới bán hàng.
PVGAS thực hiện bán buôn 1 cấp (sản xuất/nhập khẩu và bán buôn cho các công ty thành viên và các công ty khác) thông qua đơn vị thành viên, công ty kinh doanh các sản phẩm khí (PVGAS Trading). PVGAS Trading có nhiệm vụ tiêu thụ sản lượng LPG của nhà máy Dinh Cố và nhập khẩu, ngoài ra còn xuất khẩu một phần LPG ra nước ngoài. Các khách hàng bán buôn là các công ty kinh doanh, phân phối LPG trong nước, các hộ tiêu thụ công nghiệp, khu chung cư . LPG được bán buôn dưới hình thức xe bồn, tàu vận chuyển tới các kho chứa của khách hàng
Công tác kinh doanh đa cấp LPG được thực hiện bởi các công ty thành viên là Công ty kinh doanh khí hoá lỏng miền Bắc (PVGAS North) và Công ty kinh doanh khí hoá lỏng miền Nam (PVGAS South).
Các công ty này xây dựng, thiết kế và tổ chức hệ thống phân phối thông qua các tổng đại lý, đại lý, cửa hàng bán lẻ.... tại từng địa bàn chuyên trách và cùng thống nhất phát triển thương hiệu PetroVietnam Gas. PVGAS South, PVGAS North vừa thực hiện bán buôn vừa thực hiện bán lẻ. PVGAS South chuyên doanh tại khu vực phía Nam từ Phan Thiết trở vào, PVGAS North chuyên doanh tại khu vực phía Bắc và miền Trung. Mỗi công ty đều có các công ty thành viên, chi nhánh trực thuộc. PVGAS North có 3 đơn vị thành viên là: Công ty TNHH Một thành viên kinh doanh Khí hóa lỏng Hà Nộ i; Công ty TNHH Một thành viên kinh doanh Khí hóa lỏng Nam Định; Công ty TNHH Một thành viên kinh doanh Khí hóa lỏng Miền Trung. PVGAS South có 6 chi nhánh trực thuộc tại Sài Gòn, Vũng Tàu, Cần Thơ, Nha Trang, Tây Ninh, Vĩnh Long. Hệ thống tổng đại lý, đại lý, cửa hàng bán lẻtheo địa bàn từng tỉnh lên tới hàng trăm đơn vị. Hệ thống trạm nạp và trạm nạp vệ tinh phủ khắp toàn quốc.