Đánh giá hệ thống phân phối của PVGAS

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống phân phối kinh doanh khí hoá lỏng (lpg) của tổng công ty khí trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay (Trang 64 - 68)

Chương 2 PHÂN TÍCH TH ỰC TRẠNG HỆ THỐNG PHÂN PHỐI KINH

2.2. Gi ới thiệu Tổng công ty Khí và vị thế cạnh tranh trên thị trường LPG

2.3.4. Đánh giá hệ thống phân phối của PVGAS

Có thể thấy, HTPP của PVGAS đã phát triển theo đúng nguyên lý của ngành đặc thù. PVGAS là công ty có vai trò kiến tạo và duy trì thị trường LPG từ việc cung cấp nguồn hàng tới xây dựng cơ sở hạ tầng phân phối quy mô và đồng bộ bậc nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, LPG là một ngành công nghiệp mới phát triển ở Việt Nam nên không tránh khỏi những lúng túng, bất cập về tổ chức và quản lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như trong quá trình thiết lập và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho các hoạt động liên quan tới hoạt động.

Về tổ chức và quản lý:

Việc tổ chức phân phối đa cấp cho thấy mạng lưới phân phối kinh doanh LPG các cấp dày đặc và chồng chéo, nhiều khâu nấc trung gian làm cho chi phí tăng cao, giá bán lẻ cao, khó kiểm soát được các thành viên trong hệ thống phân phối.

Chính vì vậy mà việc phân phối kinh doanh hiện nay chưa được quản lý chặt chẽ.

Đối với hình thức phân phối theo chiều dọc công ty, công ty thực hiện tất cả chức năng từ sản xuất, nhập khẩu, phân phối các cấp và bán trực tiếp tới người tiêu dùng. Các cơ sở hạ tầng về kho cảng, phương tiện vận tải, trạm nạp, hệ thống đại lý, cửa hàng đều thuộc sở hữu của công ty nên chất lượng và khối lượng sản phẩm được tuân thủ nghiêm ngặt. Các hình thức khác như phân phối chiều dọc theo hợp đồng, phân phối đa cấp gây ra nhiều bất cập cho công ty. Đó là các hiện tượng sang chiết nạp LPG lậu, LPG giả, sử dụng trái phép thương hiệu, sử dụng và chiếm dụng vỏ bình, chai chứa, sản phẩm kém chất lượng, không đủ khối lượng, không đảm bảo an toàn quy định, vượt giá, không có trách nhiệm đối với người tiêu dùng...

Nguyên nhân là do công ty bán LPG dưới dạng mua đứt bán đoạn cho các công ty kinh doanh LPG mà không có ràng buộc trách nhiệm và những bảo đảm về chất lượng sản phẩm cho khách hàng. Một công ty kinh doanh có thể có nhiều nguồn LPG khác nhau nhưng vẫn phân phối dưới thương hiệu của PVGAS. Các giao dịch mua bán này hoặc có hợp đồng hoặc không có hợp đồng. Hiện tượng này tiếp tục lặp lại tại các trạm nạp, tổng đại lý, đại lý, cửa hàng bán lẻ khiến thị trường

55

lộn xộn, không quy được trách nhiệm và sử dụng chế tài phù hợp. Có thể thấy một thực tế là giữa đại lý cấp 2 và các cửa hàng vệ tinh hầu như không có ràng buộc kinh tế và pháp lý. Đó là quan hệ mua bán thuần túy, mua đứt bán đoạn, không đảm bảo an toàn trong vận chuyển, kinh doanh và sử dụng LPG, không chịu trách nhiệm về chất lượng mặt hàng và những rủi ro nếu có, chính điều này đã tạo cho các đại lý có cơ hội đầu cơ, nâng giá bán, gian lận thương mại…gây mất ổn định trên thị trường.

Về cơ sở hạ tầng:

Trước hết là, hệ thống kho chứa LPG đang gây ra những hạn chế nhất định cho công tác tồn chứa và kinh doanh LPG, nhất là công tác kinh doanh LPG nhập khẩu. Các kho chứa được xây dựng chủ yếu dựa vào tiềm lực tài chính của công ty mà không thể theo loại hình, công nghệ, quy mô tương ứng với khả năng cung cấp LPG. Các kho chứa có công suất nhỏ, phân tán, dự trữ cung cho thị trường ngắn. Các chuyến nhập khẩu có khối lượng ít. Điều này sẽ là không kinh tế do phải nhập khẩu liên tục vì phải giao dịch và thuê tàu nhiều lần. Các tàu thuê là tàu định áp có công suất nhỏ khoảng 1.000 – 2.000 tấn, hoặc phải san mạn từ tàu biển trước khi vận chuyển LPG vào các kho chứa sẽ dẫn đến tỷ lệ chi phí vận chuyển trong giá thành nhập khẩu tăng cao. Ngoài ra, còn cả những hao hụt, mất mát trong quá trình chuyên chở, san mạn. Hoặc do khối lượng giao dịch ít, chỉ nhập được ở nguồn hàng gần là các nước lân cận để giảm tỷ lệ chi phí vận chuyển. Như vậy sẽ bị gò bó về nguồn cung trong trường hợp có những thay đổi về chính sách xuất khẩu LPG của từng quốc gia. Điển hình là trước đây, LPG nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu là từ Thái Lan, chiếm đến 70% tổng lượng LPG nhập khẩu. Tuy nhiên, sau khi Chính phủ Thái Lan thực hiện chính sách cấm xuất khẩu LPG thì Việt Nam phải tìm kiếm nguồn cung LPG từ các nước xa hơn như Trung Quốc, Philipppine…và giá thành nhập khẩu LPG vì thế cũng tăng lên đáng kể.

Mặc dù PVGAS đã thuê “kho nổi lạnh” có lợi thế về sức chứa lớn nhưng giải pháp này chỉ mang tính tạm thời và không phải tối ưu khi tính đến phương án kinh doanh lâu dài trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng và nhu cầu về LPG được dự báo sẽ liên tục tăng trưởng.

56

Thứ hai là, số lượng xe bồn chưa đủ. Mặc dù công ty đã chú trọng đầu tư cho việc nâng cấp và tăng số lượng xe nhưng vẫn còn nhiều xe đã cũ, quá thời hạn sử dụng, không đảm bảo an toàn. Do chi phí đầu tư xe ban đầu lớn, chi phí duy trì hoạt động cao, bất lợi về chi phí so sánh với các công ty chuyên doanh vận chuyển.

PVGas vừa sử dụng các xe hiện có vừa kết hợp với việc thuê ngoài để phục vụ cho hoạt động phân phối kinh doanh của mình. Việc thuê ngoài dẫn đến hiện tượng LPG bị rút trộm tại các trạm khác.

Thứ ba là còn một số bất cập trong đầu tư và hoạt động của các trạm nạp.

Các trạm nạp đa số đều có quy mô nhỏkhông đáp ứng được tần suất chiết nạp; một số trạm nạp thường trực tiếp hoặc thao túng, tiếp tay cho hoạt động sang chiết nạp trái phép. Một số trạm nạp phân bố không đều nên tại các thành phố và khu công nghiệp bị thiếu hụt công suất, trong khi đó tại các khu vực tỉnh lẻ lại dư thừa công suất.

Cuối cùng là, một số cửa hàng chưa được phân bố hợp lý và không ổn định, lâu dài đã dẫn đến việc khi thay đổi địa điểm cửa hàng, các công ty khác tận dụng mặt bằng nàyđể chiếm khách hàng. Ngoài ra, vì công ty không thông báo và không thể thông báo tới hết các khách hàng, đồng thời không di chuyển số điện thoại cửa hàng theo nên khách hàng vẫn gọi thay LPG theo địa chỉ và số điện thoại đó. Điều này gây ra bất tiện và phiền hà cho người tiêu dùng, công ty thì mất khách. Ví dụ, tháng 2 năm 2010, công ty thay địa điểm cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại Nguyễn Khánh Toàn sang phố Đội Cấn. Theo tính toán, tại khu vực này công ty mất khoảng 300 khách hàng, tức là mất đi số lợi nhuận của 300 bình/1tháng x 30.000đ lợi nhuận/bình = 9.000.000đ/tháng.

Tóm lại, LPG là dạng nhiên liệu sạch có hiệu suất đốt cháy cao, thân thiện với môi trường. LPG được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội nước ta. Việc phát triển hệ thống phân phối kinh doanh LPG ở Việt Nam có những đặc điểm riêng biệt phù hợp với đặc điểm và ứng dụng của sản phẩm LPG, tình hình thị trường cung – cầu, lợi ích của người cung cấp và của khách hàng

57

cũng như chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tổng công ty Khí PVGAS là đơn vị sản xuất kinh doanh LPG hàng đầu tại Việt Nam đã rất chú trọng phát triển hệ thống phân phối kinh doanh LPG. LPG của PVGAS được phân phối dưới cả hai hình thức đối với sản phẩm hàng công nghiệp và hàng tiêu dùng theo kênh phân phối ngang và dọc, được tổ chức đa cấp với sự hỗ trợ đắc lực của cơ sở hạ tầng đồng bộ. Một lần nữa có thể khẳng định, HTPP của PVGAS đã phát triển theo đúng nguyên lý của ngành đặc thù.

Tuy nhiên, LPG là một ngành công nghiệp mới phát triển ở Việt Nam nên không tránh khỏi những lúng túng, bất cập về tổ chức và quản lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như trong quá trình thiết lập và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho các hoạt động liên quan tới hoạt động. Vậy làm sao để tổ chức được HTPP LPG đa cấp của PVGAS vẫn đảm bảo tính kiểm soát, quản lý chặt chẽ? Hay PVGAS nên đầu tư thế nào cho cơ sở hạ tầng phân phối LPG? PVGAS cần chú trọng ra sao cho đầu tư nghiên cứu phát triển, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên? Đây là các câu hỏi hiện nay không chỉ PVGAS mà các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh LPG như Petrolimex, Saigon Petro... đều quan tâm.

Việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa HTPP LPG của PVGAS sẽ được luận văn đưa ra trong chương 3.

58

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống phân phối kinh doanh khí hoá lỏng (lpg) của tổng công ty khí trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)