Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế xã hội của các giải pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống phân phối kinh doanh khí hoá lỏng (lpg) của tổng công ty khí trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay (Trang 76 - 91)

Chương 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI KINH DOANH

3.4. Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế xã hội của các giải pháp đề xuất

Với các giải pháp đã đề xuất tại mục 3.3, hệ thống phân phối của PVGAS sẽ hoạt động hiệu quả hơn và mang lại nhiều lợi ích kinh tế xã hội không chỉ riêng cho công ty mà còn đóng góp cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Có thể thấy qua một vài minh chứng sau:

Trước hết là, việc hoàn thiện hệ thống phân phối sẽ ổn định nguồn cung cấp LPG cho các vùng miền, các hộ tiêu thụ công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, các hoạt động dân sinh, thương mại, dịch vụ, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước.

67

Thêm nữa, Việc tổ chức và quản lý HTPP theo chiều dọc hoặc đa cấp theo hợp đồng giảm/hạn chế được gian lận thương mại như: sang chiết nạp LPG lậu, LPG giả, sử dụng trái phép thương hiệu, sử dụng và chiếm dụng vỏ bình, chai chứa, sản phẩm kém chất lượng, không đủ khối lượng, không đảm bảo an toàn quy định, vượt giá, không có trách nhiệm đối với người tiêu dùng..., giảm thiệt hại kinh tế cho PVGAS, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho PVGAS và cả thị trường sản phẩm LPG.

Tăng độ an toàn phòng chống cháy nổ nhờ chú trọng đầu tư công nghệ cao, sự tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện vận hành kỹ thuật, không ngừng nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực trong quá trình hoạt động phân phối. Theo thống kê, mỗi một cửa hàng kinh doanh LPG bị hỏa hoạn, chỉ tính số tiền khắc phục thiệt hại vật chất cũng lên tới cả 100 triệu đồng, chưa kể tính mạng con người và những tác động cho môi trường xung quanh.

Các giải pháp về quản lý như công tác sửa chữa, sơn, tái kiểm định bình; về nghiên cứu phát triển sẽ nâng cao chất lượng các khâu trong quá trình phân phối, đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy. Các dịch vụ khuyến mại, dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng tốt sẽ làm cho thương hiệu PETROVIETNAM GAS của công ty được hiển thị rộng rãi, đây là tài sản vô giá, khó tính được bằng tiền.

Tiếp theo là đối với việc xây dựng các kho chứa:

Kho đầu mối, kho nhập khẩu có sức chứa lớn sẽ đảm bảo chủ động được nguồn cung cấp cho thị trường trong nước. Các kho này nên là kho lạnh có công nghệ cao sẽ phù hợp với xu hướng phát triển của khu vực và thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giao nhận LPG từ các tàu nhập khẩu.

Nếu xây kho nhỏ, lượng nhập khẩu ít, phải nhập khẩu nhiều lần, gia tăng chi phí thuê tàu. Mỗi tấn LPG nhập khẩu có chi phí vận chuyển chiếm tới 40% giá thành nhập khẩu. Rồi những hao hụt xảy ra trong quá trình san mạn tại điểm đi và điểm đến. Chưa kể các giao dịch thương mại phải thực hiện nhiều lần gây mất thời gian và tốn công sức. Thậm chí, do hạn chế về kho chứa, lượng nhập khẩu phải thực

68

hiện nhiều lần sẽ bị tác động trực tiếp của giá LPG trên thị trường thế giới và khu vực. Các giao dịch tại các thời điểm khác nhau chịu mức giá khác nhau và cả sự bất ổn về nguồn nhập khẩu.

Kho chứa lớn có tổng vốn đầu tư ban đầu lớn nhưng chi phí đầu tư trên một mét khối dung tích là nhỏ. Theo hình 2.3 về so sánh chi phí theo công suất và công nghệ kho chứa thì:

Nếu kho nhỏ hơn 5000 m3 thì nên xây dựng kho đị nh áp vì chi phí đầu tư nhỏ hơn so với kho bán định áp và kho lạnh. Tuy nhiên sẽ là không phù hợp với nhu cầu sức chứa và xu hướng công nghệ thế giới.

Nếu kho chứa dưới 7000m3, thì nên xây dựng kho bán định áp vì chi phí đầu tư nhỏ hơn so với kho lạnh. Nhưng cũng sẽ là không phù hợp với nhu cầu sức chứa.

Chi phí đầu tư cho kho lạnh từ mét khối thứ 10.000 trở đi là thấp hơn so với kho bán định áp. Để đáp ứng khoảng 100.000m3 LPG nhập khẩu, tổng chi phí xây kho lạnh sẽ thấp hơn. Ngoài ra, nếu là kho bán định áp thì phải xây khoảng 3 kho vì các kho bán định áp có công suất chứa không quá 30.000m3. Như vậy xây kho lạnh quy mô lớn sẽ tiết kiệm được chi phí vận hành, điều hành các hao hụt trong quá trình xuất nhập kho so với nhiều kho nhỏ; giải quyết được những vấn đề về mặt bằng (tiết kiệm quỹ đất, chi phí khảo sát, đánh giá, cải tạo địa hình) và an toàn, sức khỏe, môi trường (giảm bớt những quan ngại về phòng chống cháy nổ, rò rỉ khí ra khí quyển...), giải quyết được việc phải tìm kiếm nhân lực trong điều kiện hạn chế về lực lượng cán bộ trình độ chuyên môn cao(kỹ sư, cán bộ kỹ thuật vận hành).

Với vai trò chủ đạo trong việc bán buôn LPG sản xuất từ các NMLD, PVGAS cần nghiên cứu phương án xây dựng kho chứa gần các NMLD. Xây dựng gần các NMLD nên lắp đặt đường ống sẽ thuận tiện cho việc tiếp nhận LPG sản xuất, giảm hao hụt. Hơn nữa, các kho gần NMLD sẽ để phân phối theo đường bộ mà không theo đường thủy, đường biển – là những phương thức vận chuyển đòi hỏi đầu tư đồng bộ, tốn kém về cảng, tầu chuyên chở...

69

Hay với việc sử dụng công nghệ thông tin, với công cụ tương tác giữa công ty và khách hàng, công ty sẽ duy trì được lượng khách hàng ngay cả khi có những thay đổi về vị trí kinh doanh. Ví dụ, tháng 2 năm 2010, cửa hàng trong hệ thống phân phối của công ty thay đ ịa điểm cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại Nguyễn Khánh Toàn sang phố Đội Cấn. Nếu thông báo tới khách hàng kịp thời thì cửa hàng sẽ không mất đi 300 khách hàng, tức là mất đi số lợi nhuận của 300 bình/1tháng x 30.000đ lợi nhuận/bình = 9.000.000đ/tháng.

Tóm lại, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng và định hướng, mục tiêu phát triển hệ thống phân phối kinh doanh LPG của Việt Nam nói chung và của PVGAS nói riêng, luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống phân phối kinh doanh LPG của PVGAS liên quan tới việc cải tiến về mặt tổ chức, tăng cường quản lý, nâng cao công tác nghiên cứu phát triển, đào tạo nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng phân phối hiện đại, đồng bộ. Việc thực hiện các giải pháp này có ý nghĩa kinh tế - xã hội to lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của PVGAS nói riêng và cho các hoạt động trong đời sống kinh tế - xã hội nước ta nói chung.

70

K ẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Luận văn đã tập trung tìm hiểu về các loại hình, phương pháp tổ chức và các yếu tố vật chất cấu thành của hệ thống phân phối kinh doanh nói chung và của hệ thống phân phối kinh doanh LPG nói riêng. Đồng thời, luận văn cũng xác định được vai trò và các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình đưa sản phẩm từ nơi sản xuất tới thị trường tiêu thụ. Qua đi sâu vào nghiên cứu thực trạng hoạt động, đánh giá ưu nhược điểm của hệ thống phân phối , LPG của Tổng công ty Khí, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống phân phối LPG của công ty. Các kết quảchính đạt được của luận văn là:

Luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về hệ thống phân phối: các loại kênh, phương pháp tổ chức, cơ sở hạ tầng của hệ thống phân phối sản phẩm, đồng thời tìm hiểu nguyên lý riêng đặc thù đối với sản phẩm LPG.

Thông qua điều tra, khảo sát, thu thập các thông tin, số liệu, luận văn đã phác thảo khá rõ nét bức tranh thị trường LPG Việt Nam và mô tả đầy đủ hệ thống phân phối kinh doanh LPG của PVGAS; chỉ ra những điểm tốt và điểm cần khắc phục trong hệ thống phân phối.

Luận văn cũng nghiên cứu định hướng và mục tiêu phát triển hệ thống phân phối kinh doanh LPG của Việt Nam nói chung và của PVGAS nói riêng làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống phân phối kinh doanh LPG của PVGAS, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thị trường tại Việt Nam hiện nay đang ngày càng hội nhập sâu vào đời sống kinh tế thế giới và thế giới phẳng hóa.

Cụ thể, luận văn đã đưa ra các hướng hoàn thiện về công tác tổ chức, quản lý, công tác nghiên cứu phát triển, nâng cao chất lượng nguồn lực, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho hệ thống phân phối của PVGAS; đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế - xã hội của các giải pháp đã đề xuất.

Tóm lại, kết quả nghiên cứu trong luận văn đã đạt được mục đích đề ra là nghiên cứu, phân tích, đánh giá hoạt động phân phối kinh doanh LPG của Tổng công ty Khí, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống phân phối kinh

71

doanh góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong thời gian tới

2. Kiến nghị

Một là, để có thể đánh giá chi tiết hơn hiệu quả kinh tế - xã hội của các giải pháp đã đề xuất, PVGAS cần có các nghiên cứu chuyên sâu đối với từng giải pháp, đặc biệt là các giải pháp liên quan đến cơ sở hạ tầng. Với mỗi một hạng mục đầu tư cho cơ sở hạ tầng phải được trả lời câu hỏi về hiệu quả kinh tế dự án bằng c ác nghiên cứu tiếp theo.

Hai là, Chính phủ sớm ban hành và hướng dẫn chi tiết các văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn về cơ sở hạ tầng phân phối kinh doanh; có chính sách ổn định tỷ giá hối đoái; nhanh chóng đưa ra các bi ện pháp để tổ chức, sắp xếp hệ thống phân phối và cung ứng LPG cho các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh LPG; nhanh chóng chấn chỉnh tình trạng bất ổn của giá, tình trạng LPG giả, LPG nhái, kém chất lượng.

72

DANH M ỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

1. Công nghệ đồng phát và triển vọng phát triển hộ tiêu thụ cho thị trường khí, Hội nghị khoa học công nghệ “30 năm ngành Dầu khí Việt Nam: Thời cơ mới, Thách thức mới“, 2005.

2. Đồng phát khí – hộ tiêu thụ tiềm năng cho thị trường khí Việt Nam (Gas cogeneration - a potential consumer for the gas market of Vietnam), Hội nghị quốc tế GASEX 2006.

3. Đề xuất một số giải pháp nhằm khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài vào hoạt động tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí, Hội nghị khoa học công nghệ “30 năm Viện Dầu khí Việt Nam: Hội nhập và Phát triển“, 2008.

4. Định hướng phát triển các nhà máy điện khí ở miền Nam Việt Nam (Orientation of Gas-fired power plant development in Southern Vietnam), Hội nghị quốc tế GASEX 2008.

5. Website thông tin thị trường sản phẩ m dầu khí-một công cụ hữu ích cho công tác quản lý của PVN và các đơn vị thành viên, Tạp chí Dầu khí 9/2009. 6. Nghiên cứu đề xuất định hướng phát triển hệ thống phân phối kinh doanh LPG ở Việt Nam đến năm 2025, Hội nghị khoa học công nghệ quốc tế “Dầu khí Việt Nam 2010: Tăng tốc phát triển“, 2010.

7. Tính giá khí cho sản xuất điện tại Việt Nam trên cơ sở phân tích khả năng cạnh tranh của điện khí và nhiệt điện than, Hội nghị khoa học công nghệ quốc tế

“Dầu khí Việt Nam 2010: Tăng tốc phát triển“, 2010.

73

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

1 Hoàng Đình Cường (2005), Một số giải pháp tổ chức thị trường LPG đến năm 2010, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, mã số 2004-78-003

2 Nguyễn Thanh Liêm, Ngô Anh Hiền (2008), LPG-Tiềm năng và định hướng phát triển, Tuyển tập báo cáo Hội nghị KHCN "Viện Dầu khí Việt Nam: 30 năm phát triển và hội nhập", NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội

3 Vũ Đào Tùng Phương (2008), Thị trường LPG Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, Tuyển tập báo cáo Hội nghị KHCN "Viện Dầu khí Việt Nam: 30 năm phát triển và hội nhập", NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội

4 Hoàng Thị Phượng (2005), Một số suy nghĩ về cơ chế chính sách định giá khí dầu hóa lỏng (LPG) ở Việt Nam, Tuyển tập báo cáo Hội nghị KHCN "30 năm Dầu khí Việt Nam: cơ hội mới, thách thức mới", NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

5 Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Quản lý Dầu khí (2008), Dự án Hợp tác về Quy hoạch phát triển công nghiệp khí Việt Nam đến 2025, tầm nhìn 2050 6 Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Quản lý Dầu khí (2010), Đề án Quy hoạch

phát triển công nghiệp khí Việt Nam giai đoạn 2015, định hướng đến 2025 7 Trần Thị Ngọc Trang, Trần Văn Thi (2008), Quản trị kênh phân phối, NXB

Thống kê

8 Chiến lược phát triển năng lượng Quốc gia

9 Chiến lược phát triển Tổng công ty Khí đến năm 2015 định hướng tới năm 2025

10 Qui hoạch phát triển Ngành Dầu khí Việt Namgiai đoạn 2015 tầm nhìn 2025 11 Quy hoạch kho chứa LPG, PVN

12 Quy hoạch kho dự trữ xăng dầu, PVN

13 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của PVGas các năm 2006;

2007; 2008; 2009

14 Phillip Kohler1 (1994), Những nguyên lý tiếp thị, NXB TP.Hồ Chí Minh

74

15 Thomas L. Friedman (2006), Thế giới phẳng, NXB Trẻ 16 Các trang web tham khảo:

75

PH ẦN PH Ụ LỤC

76

Phụ lục 1: Các dự án citygas của PVGAS

STT TÊN DỰ ÁN TỔNG ĐẦU TƯ

(1 triệuVNĐ) 1 Khu đô thị mới An Khánh – Hà Nội 50.000

2 Khu đô thị mới Cầu Bươu – Hà Nội 33.000 3 Chung cư B4, B14 Kim Liên – Hà Nội 9.000 4 Khu đô thị mới Cổ Nhuế - Hà Nội 13.230 5 Chung cư cao cấp TriconTower – Hà Nội 20.000 6 Làng Việt kiều Châu Âu TSQ – Hà Nội 20.000 7 Chung cư cao cấp Cozivill – Hải Phòng 14.000 8 Chung cư cao cấp Vincentra – Tp Vinh –

Tỉnh Nghệ An 2.500

9 Khu đô thị mới Vĩnh Điềm Trung – Tp

Nha Trang – Tỉnh Khánh Hòa 30.000

10 Khu đô thị Bình Dương new City – Thi xã

Thủ Dầu Một – tỉnh Bình Dương 50.000 11 Trung tâm Thương mại – căn hộ cao cấp

Soái Kình Lâm – Tp Hồ Chí Minh 10.000 12 Chung cư 22 tầng, Lô C, Trần Quang

Diệu, P13, Q3, Tp Hồ Chí Minh 20.000 13 Khu đô thị mới Nam vành đai thị xã Bạc

Liêu – Tỉnh Bạc Liêu 51.000

14 Chung cư cao cấp 402 Trần Hưng Đạo,

Quận 5, Tp Hồ Chí Minh 5.000

15 Chung cư 17 tầng - Petroland, Quận 2, Tp

Hồ Chí Minh 10.000

16 Chung cư 12 tầng – Petro power, Nhơn

Trạch, Đồng Nai 5.000

17 Chung cư – PV Gas 2.500

18 Khu chung cư 39 tầng – Petrosetco, Thanh

Đa, Quận BT, Tp Hồ Chí Minh 45.000 19 Chung cư – Petrosetco, đường Trương

Định, Phường 1, Tp Vũng Tàu, BR _ VT 2.500

77

Phụ lục 2: Diễn biến giá LPG giai đoạn 2002 – 2009

Đơn vị: USD/tấn

Năm Dinh Cố (FOB)

FOB Nam Trung Quốc

Giá dầu thô thế giới ($/thùng)

2002 318 266 26,11

2003 371 313 31,12

2004 439 383 41,44

2005 533 475 56,49

2006 634 544 66,02

2007 755 644 72,32

2008 844 812 99,50

2009 - 535 62,00

78

Phụ lục 3: Thống kê kho cảng LPG toàn quốc

STT Khu

vực Tỉnh/TP Đơn vị Tên Cảng

Dung tích kho

M3 MT

1. Kho hiện Hữu 120.354 342.400

1

Bắc Bộ Hải Phòng

Total Gas Hải

Phòng Total HP 2.300 1.150

2 Petrolimex

Thượng

Lý 2.000 1.000

3 Thăng Long

Thăng

Long 2.400 1.200

4 PV GAS Noth

Thăng

Long 2.200 1.100

5 Shell Hải Phòng Hải Đăng 2.000 1.000

6 Đài hải Đài Hải 2.000 1.000

7 An pha Đình Vũ 3.400 1.700

33 Petrolimex Đình Vũ 7.000 3.000

8 Trần Hồng Quân Đình Vũ 3.400 1.700

9 Bắc Trung Bộ Nghệ An Saigonpetro Cửa Lò 1.600

800 10

Nam Trung Bộ Phú yên

Saigonpetro Vũng Rô 1.600

800 11

Đà nẵng

Elf gas Đà Nẵng Kỳ Hà 1.600

800

12 Công nghiệp Hải Sơn 1.100

550

13

Petrolimex Đà

Nẵng Nại Hiên 1.000

500 14

Đông Nam Bộ BR-VT

PV GAS Thị Vải

14.000 7.000 15

TP. Hồ Chí Minh

Saigonpetro Cát Lái 6.400 3.200

16 Elf gas HCM

Tân

Thuận 2.400 1.200

17 Petrolimex HCM Nhà Bè 4.000 2.000

18

Đồng Nai VT Gas Đồng Nai 2.000 1.000

19 Petronas VN

Phước

Thái 6.000 3.000

79

20 V-GAS Đồng Nai 2.000 1.000

21 Hồng Mộc

Nhơn

Trạch 2.400 1.200

STT Khu

vực Tỉnh/TP Đơn vị Tên Cảng

Dung tích kho

M3 MT

22 Gas SOPET

Nhơn

Trạch 3.200 1.600

23 Công Nghiệp

Gò Dầu

(A2) 2.400 1.200

24 Gas Sài Gòn Gò Dầu 2.400 1.200

25 Vimexco

Gò dầu

(A2) 2.400 1.200

26

Gas Thái bình Dương

Gò Dầu

(A1) 2.400 1.200 27

Tây Nam Bộ Long An Gia Đình Bourbon 2.400 1.200

28 MT Gas Bến Lức 2.400 1.200

29 Thành Tài Bến Lức 4.000 2.000

30

Cần thơ Total Cần thơ Cần Thơ

800

400

31 Saigonpetro Trà Nóc 1.400

700 32

Petrolimex Cần

Thơ Trà Nóc 1.200

600

2. Kho đang xây dựng 26.900 13.450 Tây Nam Bộ Cần thơ

PVGAS South Cần thơ 2400 1200

Bắc Trun g Bộ Hà Tĩnh PVGAS North Vũng Áng 3500 1750

Bắc Bộ Hải Phòng

Minh Quang Đình Vũ 6000 3000

Shinpetrol Đình Vũ 3000 1500

Vạn Lộc Đình Vũ 6000 3000

PV GAS N Đình Vũ 6000 3000

147.254 355.850

80

Phụ lục 4: Hiện trạng hệ thống cảng Việt Nam

STT

Khu v ực

Tỉnh/TP Tên cảng

Khả năng nhận tàu DWT Drapt

1

Bắc Bộ Hải Phòng

Total HP

3.000 4

2 Thượng lý

5.000 4

3 Hải Đăng

2.000 4

4 Thăng long

2.000 6

5 Đài Hải

5.000

6 Đình Vũ

10.000 6

7

Nam Trung Bộ Đà Nẵng Kỳ Hà (Quảng Nam)

5.000 5,5

8 Hải Sơn

3.000 5

9 Nại Hiên

3.000 4

10

Đông Nam Bộ TP.HCM

Cát Lái

25.000 9,5

11 Tân Thuận

3.000 5

12 Nhà Bè

32.000 8

13

Đồng Nai Đồng Nai

2.000 6

14

Cảng Phước Thái

6.500 6

15 Gò Dầu A

2.000 5

16

Tây Nam Bộ Long An Bourbon

3.000

17 Bến Lức

18

Cần Thơ Cần Thơ

1.500 5

19 Mêkong Gas

2.500 5

20 Trà nóc

3.600 5,7

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống phân phối kinh doanh khí hoá lỏng (lpg) của tổng công ty khí trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay (Trang 76 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)