PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TRUNG-DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN QUẢNG NAM
2.1 Giới thiệu một số nét về ngân hàng Đầu tư và phát triển Quảng Nam
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng ĐT&PT Quảng Nam
- Trung gian tín dụng: Ngân hàng ĐT&PT Quảng Nam là một cầu nối giúp huy động vốn từ những người thừa vốn và cho vay những người thiếu vốn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
- Trung gian thanh toán: Ngân hàng ĐT&PT Quảng Nam thực hiện chức năng này thông qua chức năng trung gian tín dụng. Ngân hàng thông qua việc nhận tiền gửi, mở tài khoản cho các khách hàng trên địa bàn tỉnh để theo dõi các khoản thu chi, giúp khách hàng thực hiện việc thanh toán qua ngân hàng.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
- Chức năng tạo tiền: là một chi nhánh của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, Ngân hàng ĐT&PT Quảng Nam tham gia thực hiện chức năng tạo tiền theo sự chỉ đạo của NHNN Việt Nam.
2.1.2.2. Nhiệm vụ
Ngân hàng ĐT&PTQuảng Nam là một pháp nhân hoạt động theo điều lệ của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam. Đây là một NHTM quốc doanh, vì vậy, nhiệm vụ kinh doanh của nó cũng giống như những NHTM khác, là một đơn vị kinh danh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, phù hợp với quy định của pháp luật, không ngừng nângcao lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế đất nước.
2.1.2.3 Sản phẩm và dịch vụ tại Ngân hàng ĐT&PT Quảng Nam
.Sản phẩm tiền gửi
- Tiền gửi các tổ chức kinh tế: + Tiền gửi thanh toán + Tiền gửi có kì hạn
- Tiền gửi dân cư: + Kì phiếu, chứng chỉ tiền gửi + Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn, không kì hạn
+ Các hình thức huy động tiền gửi khác theo quy định của pháp luật: Tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm sơ sinh, tiết kiệm hưu trí, tiết kiệm rút dần...
Sản phẩm thị trường tiền tệ và ngoại hối:
- Nhận gửi và cho vay trên thị trường liên ngân hàng
- Mua bán ngoại tệ dưới các hình thức (giao ngay, kì hạn, hoán đổi)
- Các sản phẩm phái sinh tiện ích khác phục vụ theo yêu cầu của khách hàng (hoán đổi lãi suất, quyền chọn..)
Sản phẩm thị trường vốn và quản lí tài sản -Đầu tư trái phiếu (lãi suất cố định, lãi suất thả nổi) - Hợp đồng mua lại
Sản phẩm tín dụng - Cho vay cá nhân - Cho vay tiêu dùng
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
- Cho vay cầm cố bằng các chứng từ có giá -Cho vay đối ứng bằngtiền gửi
- Cho vay mua nhà, sửa chữa nhà cửa - Cho vay khác
- Cho vay các tổ chức kinh tế - Cho vay theo món
- Cho vay theo hạn mức tín dụng - Cho vay theo dự án đầu tư - Cho vay hợp vốn,đồng tài trợ - Cho vay trả góp
- Cho vay theo hạn mức thấu chi
- Bao thanh toán và chiếc khấu hoá đơn - Chiết khấu chứng từ
Sản phẩm tài trợ thương mại Nhập khẩu
- Mở thư tín dụng L/C - Thanh toán L/C +Trả ngay
+Trả chậm - Kí hậu vân đơn - Bảo lãnh nhận hàng - Biên lai tín thác Xuất khẩu
- Thông báo L/C - Chuyển nhượng L/C - Nhờ thu hàng xuất - Chiếc khấu bộ chứng từ - Tài trợ xuất khẩu
+trước khi giao hàng
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
- Tín dụng trọn gói Khác
- Xác nhận L/C - Thông báo bảo lãnh - Phát hành bảo lãnh - Bảo lãnhđối ứng - Xác nhận bảo lãnh
Sản phẩm chuyển tiền - Chuyển tiền đi
- Chuyển tiền đến - Mua/bán séc lữ hành - Nhờ thu séc
- Mua/bán tiền mặt ngoại tệ
Sản phẩm và dịch vụ khác
- Hùn vốn và liên doanh liên kết trong và ngoài nước.
- Cung cấp các dịch vụ đầu tư chứng khoán thông qua Công ty chứng khoán BIDV (BSC).
- Làm ngân hàng chỉ định thanh toán chứng khoán cho trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
- Cho thuê tài chính thông qua Công ty cho thuê tài chính BIDV (BLC).
-Tư vấn tài chính và đầu tư.
- Làm ngân hàng đại lí cho vay đồng tài trợ uỷ thác đối với các nguồn hổ trợ phát triển trong nước và quốc tế.
- Các dịch vụ hỗ trợ: Rút tiền tự động (ATM) và thanh toán qua mạng (Hone–banking).
- Dịch vụ chi trả tiền lương tự động qua thẻ ATM.
2.1.3 Nguồn lực của Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Quảng Nam 2.1.3.1. Tình hình laođộng của chi nhánh
Trong bất cứ tổ chức nào nhân sự luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu vì mọi việc đều bắt nguồn từ con người và kết thúc bởi con người. Đối với lĩnh vực
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
ngân hàng thì vấn đề nhân sự ngày càng quan trọng bởi tính rủi ro và nhạy cảm của nó. Một ngân hàng muốn phát triển tốt phụ thuộc rất nhiều vào khả năng cũng như trìnhđộ của cán bộ, công nhân viên trong đơn vị.
Từ bảng số liệu cho thấy: Số lượng lao động của Chi nhánh tăng lên qua các năm. Việc mở rộng quy mô hoạt động cũng như mở thêm các phòng giao dịch đã làm tăng nhu cầu về lao động từ năm 2008 là 87 lao động, năm 2009 là 90 lao động, đến năm 2010 là 93 lao động. Như vậy, năm 2009 tăng 3 lao động tương ứng tăng 3,45% so với năm 2008, năm 2010 cũng tăng 3 lao động tương ứng tăng 3,33% so với năm 2009.
Bảng 2.1. Tình hình laođộng tại Ngân hàng ĐT&PTQuảng Nam qua 3 năm 2008-2010
Đơn vị tính: Người
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009
+/- % +/- %
Tổng số lao động 87 90 93 3 3,45 3 3,33
1. Phân theo tính chất lao động
Lao động trực tiếp 81 84 86 3 3,7 2 2,38
Lao động gián tiếp 6 6 7 0 0 1 16,7
2. Phân theo giới tính
Lao động nam 43 41 41 -2 4,7 0 0
Lao động nữ 44 49 52 5 11,4 3 6,12
3. Phân theo trìnhđộ học vấn
Đại học và trên đại học 74 77 79 3 4,1 2 2,6
Cao đẳng, trung cấp 7 7 7 0 0 0 0
Lao động phổ thông 6 6 7 0 0 1 16,7
(Nguồn:Phòng tổ chức- hành chính chi nhánh ngân hàngĐT&PTQuảng Nam)
Về tính chất lao động: Số lao động trực tiếp tại chi nhánh luôn chiếm tỉ trọng lớn và đều tăng qua các năm, dao động từ 92-93 lao động. Bộ phận lao động gián tiếp như bảo vệ, lái xe và nhân viên tạp vụ chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ và cũng kháổn định trong khoảng 8%-7%.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Về giới tính: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy rằng nhân viên nữ luôn chiếm tỉ lệ cao hơn lao động nam và tăng đều qua các năm. Cụ thể: tỉ lệ cán bộ nữ nhân viên qua các năm từ 2008-2010 lần lượt là 50,57%, 54,44%, 55,91%. Số lao động nam tuy ít hơn nhưng đều khá ổn định qua các năm. Điều này do đặc thù của ngành ngân hàng luôn đòi hỏi một lượng lớn nhân viên giao dịch với khách hàng nên công việc này thích hợp với nữ hơn.
Về trình độ học vấn: Để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của công việc kinh doanh và những nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng của khách hàng đồng thời là lĩnh vực kinh doanh rất nhạy cảm đối với nền kinh tế thì việc chú trọng đến trìnhđộ của lao động là hết sức cần thiết. Đa số lao động của chi nhánh có trìnhđộ đại học và trên đại học, tỉ lệ này đều tăng qua các năm và chiếm trên 85%. Do yêu cầu cũng như tính chất đặc thù của công việc nên chi nhánh thường tuyển chọn những nhân viên có trình độ cao nhằm đảm bảo chất lượng của đội ngũ nhân viên.
Cùng với việc tuyển dụng thêm lao động mới, đơn vị cũng rất chú trọng đến việc đào tạo và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên. Những lớp bồi dưỡng nghiệp vụ và các cuộc thi về nghiệp vụ hằng năm do hội sở tổ chức đã giúp cho các cán bộ nhân viên tại chi nhánh có cơ hội thể hiện năng lực của mình cũng như học hỏi thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm bổ ích trong công việc. Một đặc điểm trong tình hình lao động tại chi nhánh là đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình, năng động, sáng tạolà một lợi thế giúp chi nhánh phát triển mạnh hơn, đồng thời cũng là cơ sở để hình thành nên một đội ngũ cán bộ vững về nghiệp vụ. Đây là điều kiện tiên quyết thành công đối với chi nhánh, bởi vì trong hoạt động kinh doanh thì nhân tố con người đóng vai trò quan trọng nhất.
2.1.3.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và quy mô hoạt động của Chi nhánh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Ngân hàng ĐT&PT Quảng Nam
KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO
Phòng QHKH2
Phòng QLRR
KHỐI TÁC NGHIỆP
Phòng Quản Trị Tín Dụng Phòng Quan hệ Khách Hàng
Phòng quản Lý và Dịch Vụ Kho Quỹ
KHỐI QUẢN LÝ NỘI BỘ
Phòng Kế hoạch- Tổng hợp Phòng Tổ chức-hành chính Phòng Tài chính- Kế toán
Tổ điện toán
KHỐI TRỰC THUỘC
Phòng giao dịch Hội An
Phòng giao dịch 562 PCT
Phòng giao dịch Chu Lai Phòng giao dịch Điện Bàn
BAN GIÁM Đ
ỐC
KHỐI QUAN HỆ KHÁCH HÀNG
Phòng QHKH1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban
Ban giám đốc
BGĐ làm công tác quản lý chung đối với các công việc liên quan phát sinh tại Chi nhánh và chịu trách nhiệm trước hội sở chính về hoạt động của chi nhánh.
Phòng quan hệ khách hàng 1 (Phòng khách hàng doanh nghiệp) - Công tác tiếp thị và phát triển khách hàng.
- Công tác tín dụng.
- Thực hiện công việc tài trợ của dự án bao gồm: trực tiếp thẩm định từ đầu các chỉ tiêu tài chính, kinh tế-kỹ thuật, hiệu quả dự án của khách hàng và chịu trách nhiệm phát triển nghiệp vụ tài trợ dự án.
Phòng quan hệ khách hàng 2 (Phòng khách hàng cá nhân ) - Làm công tác tiếp thị và phát triển khách hàng.
- Công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
- Công tác tín dụng.
- Thu thập, điều chỉnh, bổ sung thông tin, quản lý hồ sơ về khách hàng, sản phẩm, thị trường.
Phòng quản lý rủi ro - Công tác quản lý tín dụng.
- Quản lý rủi ro tín dụng, tác nghiệp.
- Công tác phòng chống, rửa tiền.
- Quản lý hệ thống chất lượng ISO.
- Công tác kiểm tra nội bộ
Phòng dịch vụ khách hàng
- Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng.
- Trực tiếp thựchiện tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại với khách hàng.
- Thực hiện đúng quy định, quy trình nghiệp vụ thẩm quyền và các quy định về bảo mật trong mọi hoạt động giao dịch với khách hàng.
Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ
- Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ về quản lý kho và xuất, nhập quỹ.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
- Chịu trách nhiệm đề xuất tham mưu với giám đốc chi nhánh về các biện pháp, điều kiên để đảm bảo an toàn kho quỹ về an ninh tiền tệ, phát triển các dịch vụ về kho quỹ, thực hiện đúng quy chế và quy trình quản lý kho quỹ.
Phòng tổ chức hành chính - Công tác tổ chức nhân sự - Công tác hành chính - Công tác quản trị hâu cần
Phòng quản trị tín dụng
- Thực hiện trích lập dự phòng rủi ro.
- Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bão lãnh đối với khách hàng.
Phòng kế hoạch tổng hợp
- Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch, tổng hợp - Công tác nguồn vốn.
- Công tác pháp chế-chế độ; làm nhiệm vụ thư ký cho BGĐ, là thành viên của một số hội đồng theo quy định; là đầu mối phối hợp giải quyết các quyền và nghĩa vụ khi có quyết định chấm dứt hoạt động của phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm.
Phòng tài chính kế toán
- Thực hiện công tác hậu kiểm theo quy trình “luân chuyển, kiểm soát, lưu trữ và bảo quản chứng từ ”.
- Quản lý, thực hiện công tác hạch toán, kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp - Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính
- Đề xuất tham mưu với GĐ Chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính, kế toán
- Chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, chính xác, kịp thời của số liệu kế toán, của báo cáo tài chính, đảm bảo an toàn tài sản, tiền vốn của ngân hàng và khách hàng thông qua công tác hậu kiểm và kiểm tra thực hiện chế độ kế toán của toàn Chi nhánh.
Tổ điện toán
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
- Quản lý người sử dụng.
- Theo dõi hoạt động hằng ngày của mạng máy tính.
- Tổ chức vận hành hệ thống CNTT.
Các phòng giao dịch
- Trực tiếp giao dịch với khách hàng -Huy động vốn
- Tín dụng
- Cung cấp các dịch vụ ngân hàng
- Thực hiện thu hồi nợ đối với các khoản vay đã được trụ sở của Chi nhánh phê duyệt.
Chi nhánh có 7 phòng nghiệp vụ, 5 phòng giao dịch và 1 tổ điện toán. Các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh đều có mạng lưới hoạt động của Ngân hàng ĐT&PT Quảng Nam như bắc Quảng Nam, tại khu công nghiệp Điện Nam-Điện Ngọc: có phòng giao dịch Điện Nam-Điện Ngọc, phòng giao dịch Điện Bàn, tại thành phố Hội An có phòng giao dịch Hội An, nam Quảng Nam có phòng giao dịch Chu Lai, tại thành phố Tam Kỳ ngoài hội sở Chi nhánh còn có phòng giao dịch 562 Phan Chu Trinh.
Tại Chi nhánh, bộ máy tổ chức thực hiện đúng theo quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam ban hành kèm quyết định 04888/QĐ-HĐQT ngày 01/06/2009 của HĐQT Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam.
Mô hình tổ chức thực hiện đúng theo các quyết định số 765/QĐ-HĐQT ngày 20/09/2008 của HĐQT phê duyệt mô hình tổ chức. Từ tháng 10/2008 Chi nhánh vận hành mô hình tổ chức TA2 gồm 16 phòng, tổ nghiệp vụ theo các khối.
2.1.3.3 Khái quát tình hình Tài sản và nguồn vốn của Chi nhánh
Tình hình tài sản củaChi nhánh
Tài sản là đầu vào quan trọng, tham gia trực tiếp vào mọi quá trình sản xuất kinh doanh nhằm mục đích tạo ra sản phẩm, thể hiện quy mô và năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. Tùy vào từng ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh khác nhau mà mỗi doanh nghiệp có quy mô, tỉ trọng các loại tài sản khác nhau.
Quy mô, tỉ trọng tài sản khái quát một phần tình hình tài chính của ngân hàng.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Do đó, thông qua việc phân tích, đánh giá quy mô, tỉ trọng tài sản giúp ta thấy được sức mạnh tài chính, xu hướng và mức độ hợp lý của biến động tài sản của chi nhánh.
Phân tích biến động tài sản được tiến hành bằng phương pháp phân tích xu hướng nhằm thấy được sự thay đổi về quy mô của từng tài sản cũng như tổng tài sản qua các năm. Từ đó nắm được thực trạng tài chính của doanh nghiệp, đồng thời đánh giá nguyên nhân và tính hợp lýcủa biến động đó.
Bảng 2.2 Tình hình biến động tài sản của chi nhánh qua 3 năm 2008-2010 Đơn vị tính:Triệu đồng
CHỈ TIÊU Năm
2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2009/2008 Năm 2010/2009
+/- % +/- %
1. Dự trữ 29.290 24.717 29.634 -4.573 -15,6 4.917 19,9 - Tiền mặt, vàng bạc,
đá quý 13.047 19.219 15.377 6.172 47,3 -3.849 -20
- Tiền gửi tại NHNN 16.243 5.498 14.257 -10.745 -66,2 8.759 159,3 -Tiền, vàng gửi các
TCTD khác 0 0 0 0 0 0 0
2. Cho vay khách hàng 899.950 1.351.297 1.529.237 451.347 50,2 177.940 13,2
3. TSCĐ 11.345 15.652 16.496 4.037 35,6 844 5,4
4. Tài sản có khác 22.373 18.365 34.779 -4.008 -17,9 116.414 89,4 - Các khoản phải thu 2.653 3.849 5.024 1.196 45,1 1.175 30,5 - Các khoản lãi, phí
phải thu 1.232 1.353 1.557 121 9,8 274 20,1
- Tài sản có khác 6.358 5.120 10.425 -1.238 -19,5 5.305 103 -Điều chuyển nội bộ 12.130 8.043 17.773 -4.087 33,7 9.730 121 TỔNG TÀI SẢN 962.958 1.410.004 1.610.146 447.046 46,4 200.142 14,2
(Nguồn: Số liệu Ngân hàng ĐT&PT Quảng Nam 2008-2010) Căn cứ vào bảng 2.2 về tình hình biến động tài sản của chi nhánh, ta thấy tổng tài sản của chi nhánh tăng mạnh qua 3 năm. Nếu năm 2008 giá trị tổng tài sản là 962.958 triệu đồng thì năm 2009 là 1.410.004 triệu đồng tăng 447.046
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
triệu đồng hay tăng 46,4%, sang đến năm 2010 giá trị tài sản cũng tăng một lượng khá lớn là 200.142 triệu đồng tương ứng tăng 14,2%. Để thấy rõ hơn tình hình biến động tài sản của chi nhánh trong 3 năm ta đi sâu vào phân tích sự biến động của từng khoản mục tài sản. Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, do đặc thù đó nên phần lớn tài sản của ngân hàng là các tài sản chính.
Để đảm bảo chi trả kịp thời cho khách hàng, tránh tình trạng mất khả năng thanh khoản của ngân hàng đều thực hiện dự trữ, khoản mục này không có khả năng sinh lời hoặc sinh lời thấp, tuy nhiên nó lại có tính lỏng cao nhất. Năm 2008 lượng dự trữ là 29.290 triệu đồng, sang đến năm 2009 có giảm nhẹ so với năm 2008 xuống còn 24.717 triệu đồng tức giảm 15,6%. Đây là kết quả của việc cắt giảm các khoản dự trữ để chuyển sang đầu tư lĩnh vực khác có mức sinh lời cao hơn. Tuy nhiên trong năm 2010 lại tăng 4.917 triệu đồng tương ứng tăng 19,9%
đây là kết quả của việc gia tăng khả năng thanh khoản để phù hợp với quy mô tăng của các khoản tiền gửi của khách hàng nhằm đảm bảo khả năng chi trả theo yêu cầu của khách hàng. Dù tăng hay giảm lượng dự trữ thì chi nhánh vẫn phải đảm bảo mức dự trữ bắt buộc theo yêu cầu của NHNN.
Cho vay là hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng chiếm tỉ lệ lớn trong giá trị tài sản. Dư nợ tín dụng của chi nhánh liên tục tăng qua các năm.
Năm 2008 tổng dư nợ cho vay là 899.950 triệu đồng đặc biệt trong năm 2009 là năm mà chi nhánh có tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng cao nhất qua 3 năm.
Tổng dư nợ tín dụng trong năm 2009 là 1.351.297 triệu đồng tăng 451.347 triệu đồng tương ứng tăng 50,2% so với năm 2008. Sang đến năm 2010 dư nợ cho vay đạt 1.529.237 triệu đồng tăng 177.940 triệu đồng tương ứng tăng 13,2% so với năm 2009. Sở dĩ trong năm 2009, tổng dư nợ cho vay có bước tăng trưởng đột biến như vậy một phần không nhỏ là nhờ gói hỗ trợ lãi suất kích cầu của chính phủ giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn sau cuộc khủng hoảng tài chính.
Đây là dấu hiệu rất tích cựctrong phát triển hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Khoản mục tài sản cố định: Nhìn chung có xu hướng tăng qua các năm.
Do trong năm 2009-2010 chi nhánh mở rộng quy mô ở các phòng giao dịch ở
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ