PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TRUNG-DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN QUẢNG NAM
2.1 Giới thiệu một số nét về ngân hàng Đầu tư và phát triển Quảng Nam
2.3.3 Thực trạng cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng ĐT&PT Quảng Nam
Quy trình cho vay được bắt đầu từ khi cán bộ tín dụng Bộ phận quan hệ trực tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi tất toán thanh lí hợp đồng tín dụng được tiến hành theo 7 bước. Một quy trình cho vay cụ thể tại ngân hàng ĐT&PT Quảng Nam như sau:
Bước1. Nhận hồ sơvay vốn của côngty TNHH Huy Phú
Sau khi CBTD gặp gỡ cán bộ của công ty TNHH Huy Phú, nhận hồ sơ vay vốn và hướng dẫn khách hàngvề điều kiện vay vốn và lập hồ sơ vay vốn bao gồm: giấy đề nghị vay vốn, phương án sử dụng vốn, các báo cáo tài chính, tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất.Tiếp theo là điều tra, tổng hợp, thu thập thông tin về công ty TNHH Huy Phúvà phương án vay vốn.
Bước2. Biên bản định giá (đi thẩm định rồi lập)
Sau khi làm những việc ở bước 1 thì CBTD trực tiếp đi thẩm định giá trị của lô đất mà công ty TNHH Huy Phú thế chấp, nếu được sự thỏa thuận và đồng ý của hai bên thì CBTD lập biên bản định giá làm cơ sở cho vay.
Bước 3. Làm báo cáo đề xuất
Sau khi thẩm định, CBTD làm báo cáo đề xuất lên lãnhđạo của Chi nhánh số tiềncó thể cho công ty Huy Phú vay căn cứ vào giá trị lô đất thế chấp.
Bước4. Lập hợp đồng tín dụng
Nếu được sự đồng ý của lãnh đạo Chi nhánh thì CBTD tiến hành lập hợp đồng tín dụng với công ty Huy Phú, Hợp đồng này sẽ lập thành 3 bản, ngân hàng giữ 2 bản,công ty Huy Phú giữ 1 bản
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Bước5 .Hợp đồng thế chấp
Hợp đồng này được sử dụng để bảo đảm cho toàn bộ các nghĩa vụ (gồm nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi,phí và các khoản chi phí có liên quan) đã, đang và sẽ phát sinh trong tương lai theo toàn bộ các Hợp đồng tín dụng,Hợp đồng cấp bảo lãnh đã và sẽ ký giữa Công ty TNHH Huy Phú với ngân hàng trong giới hạn số tiền tối đa bằng giá trị của tài sản bảo đảm. Trong trường hợp phải xử lý tài sản bảo đảm , nếu số tiền thu được từ xử lý tài sản lớn hơn giá trị địnhgiá hoặc lớn hơn giá trị định giá lần gần nhất trước khi xử lý tài sản bảo đảm thì Ngân hàngđược quyền sử dụng toàn bộ số tiền đóđể thanh toán khoản nợ vay của khách hàng vay.
Bước6. Giải ngân
Sau khi hoàn tất hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp giữa 2 bên thì Ngân hàng tiến hành giải ngân cho công ty Huy Phú và tiền sẽ được chuyển vào tài khoản của công ty Huy Phú
Bước7 .Kiểm tra sử dụng vốn
Sau khi phát tiền vay cho công ty Huy Phú, định kì CBTD phải kiểm tra xem công ty có sử dụng vốn đúng mục đích như thoải thuận không, thông qua các báo cáo định kì của công ty xem việc sử dụng vốn có hiệu quả không để có những biện pháp chấn chỉnh kịp thời.
Bước8.Thu hồi nợ khi đến hạn và có các biện pháp xử lý rủi ro nếu có.
Khi đến hạn thu hồi tiền lãi và tiền gốc, CBTD phải nhắc nhở công ty Huy Phú để thu nợ đúng hạn. Nếu công ty không trả nợ dúng hạn thì Ngân hàng sẽ phạt và nếu nặng hơn nữa sẽ thanh lý hợp đồng và phát mãi tài sản thế chấp của công ty Huy Phú để thu hồi nợ.
2.3.3.2 Những thuận lợivà khó khăn trong việc công tác tín dụng trung dài hạn của BIDV trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Thuận lợi:
- Kinh tế trên địa bàn tăng trưởng khá đạt bình quân 12,8%/năm ; cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh sang hướng công nghiệp và dịch vụ. Cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động cũng chuyển dịch tương ứng. Điểm thuận lợi là Quảng Nam đã xây dựng được một số ngành kinh tế mũi nhọn khẳng định
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
được vị thế trong khu vực: Du lịch, công nghiệp cơ khí ô tô, vật liệu xây dựng…
với quy mô lớn có thương hiệu có khả nâng cạnh tranh trên thị trường, tăng thu ngân sách giải quyết việc làm. Tập trung phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư các dự án lớn, giữ vai trò tạo động lực phát triểnkinh tế của tỉnh.
- Các doanh nghiệp Nhà nước, các công ty cổ phần có vốn Nhà nước đã từng bước phát huy vai trò chủ đạo của nền kinh tế. Các tuyến giao thông huyết mạnh đường bộ, đường biển và đường hành không, giao thông và miền núi đã được đầu tư nâng cấp và kết nối các vùng trong tỉnh, mở rộng giao thương với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm miền trung và với cả nước.
- Mạng lưới điện, cấp nước, bưu chính viễn thông, hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế, các khu đô thị từng bước hoàn thiện. Nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển kinh tế của Tỉnh hiện nay là rất lớn, đây là điều kiện thuận lợi để các NHTM trong đó có Ngân hàngĐT&PT Quảng Nam tiếp cận và mở rộng hoạt động kinh doanh của mình nhất là trong cho vay trung và dài hạn để đáp ứng được nhu cầu đó .
Khó khăn:
- Quảng Nam vẫn là tỉnh nghèo, kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá. Nền kinh tế có quy mô nhỏ, tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng, có mặt thiếu bền vững, năng suất và hiệu quả chưa cao, môi trường đầu tư chưa thật sự hấp dẫn. Một số vấn đề về xã hội, môi trường còn nhiều bức xúc. Thu nhập bình quânđầu người còn thấp, đời sống một bộ phận nhân dân vẫn còn khó khăn về nhiều mặt. Sự chênh lệch phát triển giữa các vùng còn lớn.
- Hiệu quả một số ngành sản xuất còn hạn chế, chưa tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ về đổi mới công nghệ để giảm tiêu hao năng lượng, nguyên liệu đầu vào, công tác xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường chưa được quan tâm đúng mức. Năng suất chất lượng hiệu quả một số cây trồng, con vật nuôi còn thấp, tỷ suất hàng hoá nông sản chưa cao. Ngành chăn nuôi phát triển chậm và còn nhiều rủi ro do chưa có giải pháp đảm bảo an toàn dịch . Cơ chế chính sách đối với kinh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
là ngành nuôi trồng, khai thác thuỷ sản. Môi trường đầu tư tuy đã được tập trung và cải thiện nhưng một số chỉ số thành phần cạnh tranh cấp tỉnh còn thấp.
- Kết cấu hạ tầng đô thị các khu công nghiệp khu kinh tế chưa đồng bộ.
Một số quy hoạch nhất là quy hoạch đô thị thiếu tầm nhìn chiến lược, chất lượng chưa cao và chưa được cập nhật bổ sung điều chỉnh kịp thời.
- Nguồn lực huy động đầu tư phát triển còn hạn chế. Vốn tại chỗ của các địa phương chưa được huy động và sử dụng triệt để, các hoạt động sản xuất kinh doanh phần lớn trông chờ vào nguồn vốn nhà nước và nguồn vốn vay ưu đãi về lãi suất. Việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, làng nghề mới còn mang tính tự phát, quy mô sản xuấtnhỏ, phân tán.
- Nghiên cứu khai thác thị trường du lịch chưa đạt đến trình độ chuyên nghiệp, thiếu chiến lược dài hạn. Hoạt động xuất nhập khẩu tuy có phát triển nhưng chưa vững chắc, hàng nông, lâm, thuỷ sản xuất khẩu chưa qua chế biến còn chiếm tỷ lệ cao, thợ lành nghề phục vụ cho công nghiệp và dịch vụ còn thiếu, khả năng và trình độ quả lý của đội ngũ cán bộ còn nhiều bất cập. Đây là những vấn đề mà N cần xem xét trong việc cho vay vốn trung dài hạn bởi khả năng sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay và khả năng thu hồi nợ gốc và lãi.
- Trong hoạt động sản xuất kinh doanh còn thiếu những Tổng công ty mạnh, còn nhỏ lẻ, thiếu liên kết. Các doanh nghiệp trong tỉnh còn ít chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn tự có ít, công nghệ lạc hậu, sản phẩm cạnh tranh thấp, chưa có ngành kinh tế chủ đạo. Do đó sản phẩm tín dụng trung dài hạn của Ngân hàng ĐT&PT Quảng Nam chưa thật sự phát triển mạnh mẽ trong khi nhu cầu vốn thìđang rất cần.
Tóm lại, Quảng Nam là tỉnh có tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội, những kết quả đãđạt được trong những năm qua tạo thế và lực để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá trong những năm đến. Diện mạo cả khu vực thành thị và nông thôn đã có nhiều chuyển biến tích cực ngày càng có nhiều doanh nghiệp và dự án lớn đầu tư vào các cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu kinh tế mở.
Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, giải quyết công việc làm, tăng thu ngân sách đồng thời thúc đẩy cho hoạt động ngân hàng phát triển.Tuy nhiên, quy mô nền kinh tế của tỉnh vẫn còn nhỏ, tiềm lực hạn chế, xuất phát điểm thấp, địa bàn rộng hạ tầng kém, thường xuyên xảy ra thiên tai dịch bệnh gia súc, gia
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
cầm, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đa số có quy mô nhỏ, sức cạnh tranh thấp, hiệu quả kinh tế không cao thiếu tính ổn định và bền vững, hoạt động sản xuất nông nghiệp đa phần theo mô hình hộ gia đình, kỹ thuật sản xuất khá lạc hậu, hiệu quả thấp và bấp bênh. Điều nàyđãảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói chung và Ngân hàngĐT&PTQuảng Nam nói riêng.
2.3.3.3 Tình hình cho vay trung và dài hạn qua các năm từ năm 2008-2010
Bảng 2.7: Doanh số cho vay trung dài hạn của Ngân hàng ĐT&PTQuảng Nam
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2009/2008 Năm 2010/2009
+/- % +/- %
Doanh số
cho vay NH 999.271 689.418 662.700 -309.853 -31,1 -26.718 -3,88 Doanh số
cho vay DH 382.348 715.904 322.030 333.556 87,24 -393.847 -55.01 (Nguồn :Số liệu Chi nhánhNgân hàngĐT&PTQuảng Namqua 3 năm 2008-2010)
0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Hình 2.4: Doanh số cho vay theo kì hạn
qua 3 năm 2008-2010 Doanh số cho vay NH Doanh số cho vay TDH
Nhìn vào hình 2.4 ta thấy doanh số cho vay trung dài hạn có sự biến động rất lớn.Cụ thể năm 2009 tăng 87,24 % so với năm 2008 nhưng năm 2010 lại giảm
Tỷ đồng
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Quảng Nam đầu tưrất nhiều vào các dự án lớn như các nhà máy thuỷ điện, các doanh nghiệp sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 mở rộng quy mô sản xuất,.. Tuy doanh số cho vay trung dài hạn có tăng nhưng cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trong nhỏ hơn so với cho vay ngắn hạn. Cụ thể,năm 2008 chiếm tỷ trọng 27,7%/tổng dư nợ,năm 2009 chiếm 50,9%/tổng dư nợ,năm 2010 chiếm 37,7%/tổng dư nợ. Nhưng doanh số cho vay trung dài hạn tăng giảm qua các năm còn tuỳ thuộc vào kế hoạch do Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam giao, bên cạnh đó còn phụ thuộc vào nguồn vốn huy động đượccủa Chi nhánh và nguồn vốn được rót xuống từ Ngân hàngĐT&PTViệt Nam.
2.3.2.4 Tình hình thu nợ qua 3 năm 2008-2010
Bảng 2.8: Tình hình thu nợ của Ngân hàng ĐT&PTQuảng Nam
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2009/2008 Năm 2010/2009
+/- % +/- %
Doanh số
thu nợ NH 801.859 518.579 369.941 -283.280 -35,3 -184.638 -28,7 Doanh số
thu nợ DH 358.642 75.392 152.498 -283.250 -79 77.106 102,3 (Nguồn :Số liệu Chi nhánh Ngân hàngĐT&PTQuảng Namqua 3năm 2008-2010)
Tỷ đồng
0 100 200 300 400 500 600 700 800 900
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Hình 2.5 doanh số thu nợ qua 3 năm 2008-2010 Doanh số thu nợ NH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Nhìn vào hình 2.5 ta thấyDoanh số thu nợ trung dài hạn tăng giảm rất lớn qua các năm cụ thể năm 2009 giảm 79% tương ứng giảm 283.250 triệu đồng so với năm 2008 nhưng đến năm 2010 lại tăng 102,27% tương ứng tăng 77.106 triệu đồng so với năm 2009. Nguyên nhân là do năm 2009 ngân hàng chủ yếu đầu tư các dự án mới nên chưa đến hạn thu hồi nợ.Năm 2010 thu hồi nợ tốt được 152.498 triệu đồng. Đâylà sự cố gắng rất lớn của cán bộ tín dụng trong quá trình thu nợ vay.Tuy nhiên, Dư nợ ngắn hạn liên tục giảm qua các năm, cụ thể: năm 2009 giảm 283.280 triệu đồng tương ứng giảm 35,3%, năm 2010 giảm 148.638 triệu đồng tương ứng giảm 28,7%. Đây là vấn đề mà Chi nhánh cần có biện pháp tích cực hơn nữa để thu hồi nợ.
2.3.2.5 Tình hình nợ xấu qua 3 năm 2008-2010
Bảng 2.9: Tình hình nợxấu của Ngân hàng ĐT&PTQuảng Nam Đơn vịtính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm
2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2009/2008 Năm 2010/2009
+/- % +/- %
Nợ xấu 35.927 69.076 2.402 33.149 92,3 -66.674 -96,5
Tổng dư nợ 899.950 1.351.297 1.529.236
Tỷ lệnợ xấu 3,99% 5,19% 0,16% 1,2 30 -5,03 -96,9 Nợ xấu ngắn hạn 22.896 41.375 1.244 18.479 80,7 -40.131 97 Nợ xấu TDHạn 13.031 27.701 1.158 14.670 112,6 -26.543 -95,8
(Nguồn: Số liệu Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Quảng Nam qua 3 năm 2008-2010) Tỷ lệ nợ xấucủa chi Ngân hàng ĐT&PTQuảng Nam trong 3năm vừa qua luôn biến động qua các năm và chiếm tỷ trọng trên 3%/năm năm 2008 và 2009 nhưng đến năm 2010 lại giảm đáng kể xuống còn 0,16%
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
0 10 20 30 40 50 60 70 80
Năm 2008 Năm 2009 Năm2010 Hình 2.6a Nợ xấu qua 3 năm 2008-2010
0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00
Năm 2008 Năm 2009 Năm2010 Hình 2.6b Tỷ lệ nợ xấu qua 3 năm 2008-2010
Những con số này thực chất không phản ánh đượcchất lượng tín dụng của chi nhánh từng năm. Tỷ lệ nợ xấu năm 2010 giảm 5,03% so với năm 2009, năm 2009 tăng 1,2% so với năm 2008. Nguyên nhân tỷ trọng nợ xấu năm 2009 tăng đến 5,19% là dotrước đó Chi nhánh chưa làm tốt công tác thẩm định, cùng với những không thuận lợi trong môi trường kinh doanh, đặc biệt là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 làm cho nợ xấu năm 2008 chuyển sang năm 2009. Năm2010 giảm xuống còn 0,16% là do Chi nhánh làm tốt công tác thu nợ và được bù đắp một phần của chi phí dự phòng rủi ro.Bên cạnh đó, nợ xấu không thu hồi được Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam cho xử lí ngoại bảng.
0 10 20 30 40 50
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Hình 2.7: Nợ xấu phân theo kì hạn
qua 3 năm 2008-2010 Nợ xấu NH Nợ xấu TDH
Tỉ lệ %
Tỷ đồng
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Nợ xấu trung dài hạn năm 2008 chiếm 36,27% trong tổng nợ xấu, năm 2009 là 40,1% trong tổng nợ xấu, năm 2010 là 48,2% trong tổng nợ xấu.Cụ thể, nợ xấu TDH năm 2009 tăng 14.670 triệu đồng tương ứng tăng 112,6% so với nặm 2008, nhưng đến năm 2010 lại giảm 26.543 triệu đồng tương ứng giảm 95,8%. Như vậy ta thấy được,mặc dù năm 2010 tỷ lệ nợ xấu và nợ xấu cógiảm nhưng tỷ trọng nợ xấu trung dài hạn lại tăng.Nguyên nhân là do môi trường kinh doanh không thuận lợi, vật giá leo thang nên một số doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, các dự án thực hiện không hiệu quả,bên cạnh đó công tác thẩm định,thu hồi nợ của Chi nhánh chưa tốt.
Đây là vấn đề mà chi nhánh cần xem xét và có hướng giải quyết để có thể kiểm soát tốt nợ xấutrung dài hạn nói riêng và nợ xấu nói chung.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ