PHẦN III: GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐT&PT QUẢNG NAM
3.2. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện nghiệp vụ tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng ĐT&PT Quảng Nam
3.2.1 Giải pháp hạn chế và thu hồi nợ xấu
Thực hiện giám sát và quản lý sau khi cho vay. Sau khi cho vay, Chi nhánh cần giao cho CBTD quản lý khách hàng vay của mình xuống các doanh nghiệp làm việc theo lịch công tác. Hàng tuần phải có báo cáo tổng hợp gởi lãnh đạo và bộ phận thẩm định theo dõi chỉ đạo.Bộ phận thẩm định làm việc chủ yếu ở ngân hàng thỉnh thoảng có thể xuống doanh nghiệp nắm tình hình thực tế và kiểm tra, định giá lại tài sản thế chấp, đồng thời căn cứ vào ý liến đề xuất của
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
CBTD để đưa ra các phương án xử lý trình lãnh đạo giải quyết các vấn đề liên quan đến vốn vay.
Giảm thiểu nợ xấu thông qua TSĐB. Hiện nay, TSĐB tại Chi nhánh là bất động sản nên việc thu hồi nợ thường gặp khó khăn. Do đó, Chi nhánh có thể khuyến khích khách hàng sử dụng TSĐB là các chứng từ có giá vì đây là những công cụ tài chính có tính thanh khoản cao và độ an toàn cao, khi khách hàng sử dụng loại tài sản này để đảm bảo thì ngân hàng cho vay với quy mô lớn hơn hoặc có thể tăng thêm ưu đãi cho khách hàng. Đồng thời khuyến khích mua bảo hiểm cho tài sản thế chấp để đảm bảo an toàn cho khách hàng và cả ngân hàng.
Chi nhánh cần đôn thúc và giao chỉ tiêu thu hồi nợ cho các CBTD.
CBTD nào đảm nhận khách hàng nào thì cần theo dõi thường xuyên các khoản nợ đến hạn và số tiền trong tài khoản của khách hàng để nhắc nhở khách hàng và trhu nợ khi đến hạn. Bên cạnh đó, Chi nhánh có thể khen thưởng cho những CBTD nào thu hồi nợ tốt để khuyến khích tinh thần làm việc của họ.
Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa rủi ro trong tín dụng nói chung và tín dụng trung dài hạn nói riêng tại chi nhánh là vấn đề cần chú trọng; đòi hỏi Chi nhánh cần phải tự thân tìm hiểu, nghiên cứu khách hàng, cập nhật thông tin cần thiết trước khi cấp tín dụng.Cần phải xưm xét tình hình tài chính của khách hàng, không chỉ xem xét trên các báo cáo mà khách hàng gửi cho Ngân hàng mà cần phải xuống thực tế để kiểm tra. Cần phải phát hiệnsớm các rủi ro để có hướng giải quyết kịp thời.
Sử dụng linh hoạt các hình thức cấp tín dụng cho phù hợp với từng đối tượng để nâng cao khả năng thu hồi nợ. Một trong những hình thức cấp tín dụng hạn chế được rủi ro là nghiệp vụ chiết khấu. Đây là hình thức cho vay khá an toàn, có cơ sở kinh tế đối với ngân hàng vì xácđịnh được khối lượng hàng hóa đã được sản xuất và đã được mua bán thật sự, do đó không đòi hỏi TSĐB mà vẫn đảm bảo an toàn tín dụng, cho phép mở rộng quy mô tín dụng, vừa có lợi cho khách hàng trong việc tăng khả năng thu hồi lại vốn. Tuy nhiên yêu cầu là giá trị của chứng từ phải được đảm bảo bằng pháp luật. Khi thương phiếu ra đời thì việc ngân hàng mở rọng cấp tín dụng theo hình thức chiết khấu thương phiếu là một
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
biện pháp hạn chế rủi ro cho vay. Ngoài ra, còn có những biện pháp khác cho vay đồng tài trợ cho các dự án, phát triển tín dụng thuê mua,bão lãnh...
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nguồn vốn và huyđộng vốn TDH
Chú trọng việc tạo lập nguồn vốntrong Chi nhánh vì nguồn vốn quyết định đến khả năng mở rộng tín dụng Chi nhánh, trong các loại nguồn vốn cần quan tâm đến nguồn vốn có tính chất ổn định để cân đối cho vay trung và dài hạn và tranh thủ các nguồn vốn rẻ nhằm nâng cao hiệu quả tài chính. Coi trọng mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn nhất là nguồn vốn từ khu vực dân cư;nguồn vốn trung dài hạn để đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng, thường xuyên nâng cao chất lượng tín dụng ngay từ khâu bắt đầu cho vay. Tập trung xử lý nợ tồn đọng, thu lãi kịp thời để tạo nguồn lực cho việc xử lý nợ, trích lập dự phòng rủi ro làm trong sạch bảng cân đối.
Tổ chức tốt việc tiếp thị, phục vụ khách hàng, tạo nhiều tiện ích, mở rộng dịch vụ ngân hàng; kết hợp chặt chẽ với chính quyền đoàn thể trong quá trình tuyên truyền cho vay, huy động vốn, tranh thủ sự hỗ trợ của chính quyền và các tổ chức đoàn thể đã trong việc chọn lựa đối tượng vay, xác định tài sản thế chấp ngăn ngừa sử dụng vốn sai mục đích, xử lý thu hồi nợ.... và cũng là cầu nối giữa ngân hàng và khách hàng nhất là hộ nông dân về tuyên truyền chính sách tín dụng ngân hàng.Chi nhánh cần tạo mối quan hệ thân thiết với khách hàng mà đặc biệt là khách hàng lớn như các ngày lễ tết, định kì tổ chức hội nghị khách hàng,trên cơ sở đó xây dựng hệ thống khách hàng VIP của Chi nhánh để có diều kiện chăm sóc tốt hơn để tạo nên thiện chí trả nợ của khách hàng.
Xác định mục tiêu kế hoạch phù hợp với giai đoạn mới gắn với lộ trình cơ cấu lại ngân hàng theo hướng phát triển bền vững và bám sát kế hoạch, chỉ tiêu của Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam. Trong đó ,Chi nhánh cần làm tốt công tác huy động vốn nhất là nguồn vốn TDH để NHTW nới lỏng giới hạn cho vay TDH. Bên cạnh đó,Chi nhánh cầnbám sát Nghị quyết, chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Nam để có giải pháp đầu tư cho phù hợp, chọn lọc những dự án, ph-
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
ương án có hiệu quả để đầu tưcần xét đến và loại bỏ những yếu tố đầu tư mang tính phong trào.
Chi nhánh cần chú trọng công tác lãnh đạo và đội ngũ nhân lực.
Tăng cường sự lãnh đạo thống nhất giữa cấp uỷ Đảng, chuyên môn và đoàn thể trong Chi nhánh. Coi trọng việc xây dựng đoàn kết nội bộ. Chăm lo xây dựng đội ngũ nhân lực có đạo đức và kiến thức nghề nghiệp vững vàng.
Phân công công việc phù hợp, gắn trách nhiệm cá nhân với quyền lợi vật chất và tinh thần. Thường xuyên phát động các phong trào thi đua nhằm động viên cán bộ nhân viên hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ