Đánh giá thực trạng tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng ĐT&PT Quảng Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng đầu tư và phát triển quảng nam (Trang 53 - 58)

PHẦN III: GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐT&PT QUẢNG NAM

3.1 Đánh giá thực trạng tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng ĐT&PT Quảng Nam

3.1.1 Kết quả đạt được

Năng suất huy động vốn ngày càng tăng: Năng suất huy động vốn hàng năm tăng bình quân năm 2008-2010 là 29,1%, nguồn vốn huy động từ dân cư đã có chuyển biến tích cực. Đây chính là kết quả của một loại các biện pháp mà chi nhánh đã áp dụng trong thời gian qua như chủ động trong điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến lãi suất của thị trường; đa dạng hoá các sản phẩm, tiện ích mới, chuyên biệt hoá sản phẩm đối với từng nhóm khách hàng, từng địa bàn; Cơ cấu lại khách hàng, phân loại khách hàng tiềm năng, quan tâm đến khách hàng ngoài quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ; Thực hiện chính sách khách hàng phù hợp theo từng nhóm khách hàng để trên cơ sở đó có chính sách ưu đãi về lãi suất, phí dịch vụ…, công tác tuyên truyền, quảng cáo đạt hiệu quả và đặc biệt là có cơ chế khuyến khích, động viên khen thưởng kịp thời đối với tập thể, cá nhân…Với kết quả đạt được từ việc huy động vốn qua các năm là yếu tố quan trọng góp phần hoàn thành kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh qua các năm.

Năng suất cho vay trung dài hạn ngày càng tăng: Với phương châm

“Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”, Ngân hàng ĐT&PT Quảng Nam đã áp dụng lãi suất linh hoạt để thu hút khách hàng, đadạng hoá các hình thức cho vay, đơn giản thủ tục phù hợp với cơ chế và các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế của Tỉnh, thực hiện phân loại khách hàng để có những chính sách phù hợp đối với từng đối tượng khách hàng. Thực hiện chăm sóc khách hàng truyền thống và phát triển khách hàng mới nhằm nâng cao thị phần trên địa bàn, tích cực tìm kiếm những dự án, phương án có hiệu quả để cho vay. Mở rộng lĩnh vực đầu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

tư trên cơ sở định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế của Tỉnh, các khu công nghiệp, khu kinh tế mở Chu Lai để tập trung đầu tư vốn vào các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, ngành sản xuất hàng xuất khẩu có hiệu quả, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các ngành nghề truyền thống. Kết quả của các biện pháp này đã giúp ngân hàng đạt được tốc độ tăng trưởng dư nợ trung dài hạn ở mức cao và tương đối ổn định.

Uy tín cũng như lợi thế của ngân hàng ngày càng được nâng cao: Để giữ vai trò chủ đạo trong việc đầu tư xây dựng cơ bản, chi nhánh đã chủ động tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm dự án, phương án có hiệu quả để cho vay . Ngoài ra, chi nhánh cũng đã có những chính sách chăm sóc khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới, tăng cường phân loạivà giám sát các khoản vay, đánh giá và kiểm soát các khoản nợ tồn đọng, nợ khó đòi, nợ ngoạibảng để có những biện pháp tận thu hồi nợ đồng thời trích lập quỹ dự phòng rủi ro và xử lý nợ tồn đọng trong quá trình hoạt động. Qua đó, lành mạnh các khoản nợ, tăng cường năng lực tài chính và uy tín của ngân hàng trên địa bàn.

Tín dụng trung dài hạn góp phần phát triển nhiều làng nghề mới, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh: Với việc bám sát định hướngphát triển của Ngân hàngĐT&PTViệt Nam và định hướng phát triển kinh tế của Tỉnh, vốn đầu tư của Chi nhánh đã tập trung ưu tiên cho các dự án có hiệu quả, đảm bảo khả năng trả nợ. Chi nhánh đã đẩy mạnh cho vay hỗ trợ vốn phục vụ sản xuất kinh doanh đối với tất cả các khách thuộc mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ tư nhân, cá thể. Bên cạnh đó, đã hỗ trợ nguồn vốn cho các doanh nghiệp xây lắp để thi công các công trình trọng điểm của Tỉnh, các công trình kết cấu hạ tầng, hệ thống giao thông, thủy lợi...Qua đó đã giúp phát triển nhiều ngành mới, khôi phục các làng nghề truyền thống, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh.

Tín dụng trung dài hạn chủ yếu cho vay dự án và cho vay doanh nghiệp nên nguồn thu từ lãi chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động tín dụng.

Đội ngũ nhân viên của Chi nhánh nói chung và trong bộ phận quan hệ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

nghiệp vụ vững vàng, có kinh nghiệm. Đây là một trong những nhân tố quan trọng góp phần làm cho chất lượng tín dụng trung và dài hạn đã và sẽ được nâng cao hơn nữa. Bên cạnh đó, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng ĐT & PT Quảng Nam với các Ngân hàng khác trên địa bàn.

3.1.2 Hạn chế và nguyên nhân 3.1.21.Những hạn chế

Mặc dù hoạt động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Quảng Nam đã đạt được những kết quả trên phục vụ cho nền kinh tế phát triển và đóng góp vào sự phát triển chung của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, nhưng bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại và hạn chế:

Một là, Sự tồn tại của nợ xấu.

Tỷ lệ nợ xấu qua các năm luôn chiếm tỷ trọng trên 3%/tổng dư nợ, vì vậy số dự phòng rủi ro phải trích lớn. Bên cạnh đó, lãi treo không thu được không giảm mà tăng dần qua các năm nên đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của chi nhánh. Nguyên nhân chủ yếu là do dư nợ từ các năm trước của các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh không hiệu quả.

Hai là, Cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tín dụng còn bất hợp lý.

Nhu cầu tín dụng trung và dài hạn ngày càng tăng trong khi đó khả năng huy động vốn trung dài hạn lại rất hạn chế. Điều này sẽ gây áp lực khả năng thanh toán của ngân hàng.

Ba là, còn nhiều tình trạng thiếu đảm bảo nợ vay.

Để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng nhất là trong tín dụng trung dài hạn, chi nhánh đã tích cực tăng tỷ lệ cho vay có đảm bảo, trong khi đó các qui định về quyền sở hữu tài sản, các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản, các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản còn nhiều bất cập chưa đồng bộ. Mặt khác, việc định giá tài sản đảm bảo nợ vay cũng gặp không ít khó khăn phức tạp, do biến động giá cả về tài sản đó hoặc do cố ý làm sai lệch tài sản đảm bảo… tuy nhiên việc đảm bảo nợ vay của các doanh nghiệp còn nhiều trường hợp thiếu.

Bốn là, hạn chếtrong thẩm định dự án đầu tư đối với tín dụng trung dài hạn.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Thời gian cho vay dự án dài nên việc tính toán “vòng đời dự án” để xác địnhthời gian cho vay chưa phù hợp với khả năng thu hồi vốn của dự án, còn gò ép dẫn đến khó khăn cho người vay trong việc cam kết trả nợ ngân hàng nên hiệu quả của các dự án chưa cao. Do đó, hiệu quả tín dụng trung dài hạn không được đảm bảo.

Năm là, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay trung dài hạn không thường xuyên và thiếu chặt chẽ.

Có những trường hợp khi dự án đi vào hoạt động do thời gian thi công kéo dài, mặt khác khi đi vào sản xuất do gặp phải một số khó khăn như thay đổi cơ chế, chính sách hoặc cung vượt cầu, đơn vị sản xuất kinh doanh thualỗ nhưng để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn nhằm khắc phục lỗ, ổn định sản xuất kinh doanh nên ngân hàng vẫn cho vay theo từng phương án tính toán có hiệu quả, nhưng xét về hiệu quả toàn diện thì nguy cơ mất vốn của ngân hàng là có thể xảy ra. Đặc biệt do tình trạng cơ sở vật chất và môi trường pháp lý hiện nay nhiều món vay có biểu hiện thiếu vật tư đảm bảo, việc thực hiện thế chấp còn nhiều sơ hở, hồ sơ thế chấp đối với doanh nghiệp nhà nước chỉ mang tính hình thức, không đủ cơ sở pháp lý.

Sáu là, xử lý tài sảnthế chấp còn nhiều khó khăn và vướng mắc

Hầu hết các khoản nợ xấutrung dài hạn, nợ hạch toán ngoại bảng đều phải xử lý bằng tài sản thế chấp, nhưng việc phát mãi tài sản hiện nay gặp nhiều khó khăn do không có người mua hoặc giá bán quá thấp, không thu hồi đủ nợ gốc.

Bảy là, thời gian cho vay trong tín dụng trung dài hạn dài, tuy thu được nguồn lãi lớn nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro do điều kiện khách quan như: thời tiết, dịch bệnh… Tình hình kinh tế xã hội thay đổi rất phức tạp như: lạm phát, khủng hoảng kinh tế…

Tám là, giới hạn cho vay trung dài hạn của Chi nhánh phụ thuộc vào quy định của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, đây là khó khăn lớn trong việc phát triển tín dụng trung dài hạn của Chi nhánh.

3.1.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Mặc dù tốc độ tăng trưởng nền kinh tế đạt khá nhưng thiếu vững chắc, chất lượng tăng trưởng hạn chế, cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, công nghệ đổi mới còn chậm. Ngành du lịch vẫn còn yếu kém cả về cơ sở vật chất, sản phẩm đến phương thức hoạt động. Lợi thế về kinh tế biển chưa được khai thác triệt để.

Một số công trình, dự án trọng điểm triển khai chậm không đảm bảo tiến độ đề ra.

Các biện pháp giảm nghèo còn lúng túng, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, thời tiết khắc nghiệt và thường xuyên có thiên tai, dịch bệnh xảy ra.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh còn thiếu những Tổng công ty mạnh, còn nhỏ lẻ, thiếu liên kết, thu hút vốn đầu tư nước ngoài còn thấp. Các doanh nghiệp trong Tỉnh quá ít chủ yếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn tự có ít, công nghệ lạc hậu, sản phẩm cạnh tranh thấp, chưa có ngành kinh tế chủ đạo, trên địa bàn không có các Tổng công ty 90, 91 hoạt động. Các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp còn chậm, hiệu quả thấp.

Thứ hai, môi trường pháp lý chưa thật thuận lợi

Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng tuy đãđược cải thiện nhiều nhưng chưa đồng bộ, chưa phù hợp với môi trường cạnh tranh của cơ chế thị trường. Thủ tục và điều kiện cho vay cũng rườm rà, phức tạp, cũng như việc cơ quan công chứng chưa tạo điều kiện thuận lợi cho NHTM công chứng hợp đồng tài sản thế chấp cầm cố sẽ được hình thành từ vốn vay, chỉ khi công trình đưa vào sử dụng được cấp có thẩm quyền phê duyệt mới chấp nhận công chứng…

Ba là, Đối vớikhách hàng vay vốn.

Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thường quá nhỏ so với nhu cầu cần thiết để đáp ứng hoạt động sản xuất kinh doanh, toàn bộ vốn dùng vào sản xuất kinh doanh hầu hết là vay ngân hàng. Đây là rào cản lớn trong quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp không đáp ứng được tỷ lệ vốn tự có tham gia theo quy định thì ngân hàng không thể cho vay sẽ ảnh hưởng chung tới sự phát triển chung của xã hội, nhưng nếu ngân hàng chấp nhận tỷ lệ vốn tự có thấp thì phải đương đầu với rủi ro tín dụng rất lớn. Mặt khác, một số doanh nghiệp có tài sản là máy móc thiết bị thường lạc hậu, chậm được đổi mới nên giá

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

trị đảm bảo tiền vay bị hạn chế, nên rủi ro tín dụng xảy ra, việc thanh lý tài sản để trả nợ thường thấp so với vốn vay.

Công tác kế toán của doanh nghiệp chưa được thực hiện đúng quy định, các báo cáo tài chính thiếu tính chính xác và chậm cập nhật, các số liệu kế toán không được kiểm toán. Đây cũng là yếu tố gây khó khăn cho ngân hàng trong việc xác minh năng lực tài chính thực sự của khách hàng.

Trình độ quản lý kinh tế của nhiều chủ doanh nghiệp yếu kém dẫn đến sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng không hợp lý, làm thất thoát vốn vào những chi phí không cần thiết.

Thứ tư, Về phía ngân hàng.

Hiện nay, đa số các khách hàng khi lập dự án xin vay vốn đều đưa ra những con số thể hiện hiệu quả kinh tế nhằm mục đích vay được vốn ngân hàng, tuy nhiên tính xác thực của các con số thường không được đảm bảo. Bên cạnh đó, chất lượng thẩm định khách hàng, thẩm định dự án không đạt hiệu quả và an toàn như mong muốn. Điều này dẫn đến hậu quả là vốn tín dụng có thể bị người vay cố tình sử dụng sai lệch với dự án đầu tư làm vốn thất thoát hoặc không phát huy được hiệu quả kinh tế như yêu cầu.

Công tác kiểm tra kiểm soát đến khoản vốn cho vay ra chưa chặt chẽ không thường xuyên, chủ quan trong việc đánh giá tài sản đảm bảo các khoản vay của khách hàng.

Một phần của tài liệu Thực trạng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng đầu tư và phát triển quảng nam (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)