Hoạch định nội dung chiến lược kinh doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty TNHH Nhạc Sơn (Trang 20 - 23)

CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOÀN THIỆN HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH NHẠC SƠN

1.1. Các khái niệm và lý thuyết cơ bản về hoạch định chiến lược kinh doanh của

1.2.4. Hoạch định nội dung chiến lược kinh doanh

Dựa trên cơ sở những điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và những cơ hội, thách thức gắn liền với một SBU cụ thể của doanh nghiệp để các nhà quản trị xác lập mục tiêu chiến lược kinh doanh cho SBU đó. Mục tiêu chiến lược kinh doanh phải thể hiện rõ được những gì doanh nghiệp mong muốn

đạt được trong một khoảng thời gian nhất định đối với một SBU trên thị trường mục tiêu cụ thể. Mục tiêu chiến lược kinh doanh là những mục tiêu dài hạn thường từ 3-5 năm trở lên và tùy từng loại hình doanh nghiệp mà có khoảng thời gian cho từng mục tiêu khác nhau.

Một số mục tiêu chiến lược kinh doanh gắn với một SBU cụ thể như: mục tiêu về doanh số, thị phần, lợi nhuận sự hài lòng của khách hàng, uy tín thương hiệu, vị thế cạnh tranh…

1.2.4.2. Thị trường và khách hàng mục tiêu - Thị trường mục tiêu

Có thể chia khách hàng trên thị trường theo nhóm bằng cách áp dụng các cơ sở nền tảng cho việc phân khúc: theo vị trí địa lý, theo nhân chủng học, theo tâm lý học và theo hành vi.

- Khách hàng mục tiêu

Như vậy, khách hàng và nhu cầu của khách hàng có ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Tìm hiểu kỹ lưỡng khách hàng về các mặt là yêu cầu cấp thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

1.2.4.3. Lợi thế cạnh tranh

- Tập trung vào các nhân tố then chốt để giành thắng lợi

Để doanh nghiệp giành lợi thế cạnh tranh so với đối thủ thì trước hết doanh nghiệp phải tìm ra các lĩnh vực, nhân tố then chốt.

- Dựa vào phát huy ưu thế tương đối

Với ưu thế về các mặt sau: Chủng loại, chất lượng, giá bán sản phẩm, kỹ thuật công nghệ, hệ thống tiêu thụ. Từ đó, doanh nghiệp xây dựng ưu thế so với đối thủ cạnh tranh.

- Dựa trên yếu tố sáng tạo

Để kinh doanh đột phá, doanh nghiệp phải có các nhân tố đột phá, sáng tạo trong công nghệ. Đồng thời, chấp nhận thách thức, rủi ro sẽ mang lại những thành công bất ngờ.

1.2.4.4. Các hành động cần thiết

Thông qua việc sử dụng ma trận TOWS, doanh nghiệp có thể xác định được vị thế của mình và có những định hướng chiến lược cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp biết được mình đang sở hữu những tiềm năng to lớn nào, cơ hội nào, những lợi thế cạnh tranh nào hay doanh nghiệp đang thiếu hụt tiềm năng gì, đang chịu đe dọa từ môi trường

như thế nào. Mục tiêu được đặt ra là phải làm gì để tăng cường những lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và khắc phục những bất lợi mà doanh nghiệp đang gặp phải.

Các nhà quản trị sẽ bàn luận, đóng góp ý kiến để xem xét các phương án chiến lược đã được xây dựng trên ma trận TOWS. Đánh giá về tính khả thi và lợi ích kinh tế mà từng phương án chiến lược đem lại. Sau đó doanh nghiệp quyết định lựa chọn phương án chiến lược cho doanh nghiệp và công cụ QSPM có thể được sử dụng để đánh giá các phương án chiến lược đã định hướng trong TOWS để lựa chọn chiến lược tối ưu cho doanh nghiệp.

Các nội dung cơ bản của chiến lược về thị trường mục tiêu, phạm vi thị trường, lợi thế cạnh tranh, nguồn lực cạnh tranh cần được chỉ rõ trong chiến lược. Do đó, ứng với SBU được lựa chọn, trước hết doanh nghiệp cần xác định rõ đoạn thị trường và tập khách hàng mục tiêu. Trên thị trường mục tiêu đó, doanh nghiệp cần phát triển lợi thế cạnh tranh khác biệt hóa hay chi phí thấp cần chỉ rõ trong hướng đi của doanh nghiệp để tạo vị thế cạnh tranh. Và để tạo ra lợi thế cạnh tranh đó, doanh nghiệp cần chỉ rõ những nguồn lực cần thiết cần chuẩn bị để triển khai chiến lược.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty TNHH Nhạc Sơn (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w