Đề xuất lựa chọn chiến lược kinh doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty TNHH Nhạc Sơn (Trang 46 - 53)

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH NHẠC SƠN

3.1. Dự báo phát triển của ngành và định hướng của công ty

3.2.3. Đề xuất lựa chọn chiến lược kinh doanh

Trên cơ sở tầm nhìn, sứ mạng và mục tiêu chiến lược và nhận diện các đặc điểm của môi trường kinh doanh, công ty nên vận dụng mô thức TOWS để tổng hợp các nhân tố môi trường và định hướng phương án chiến lược kinh doanh cho công ty như bảng 3.1 sau đây:

Bảng 3.1. Phân tích TOWS

* Điểm mạnh S

S1: Công ty có năng lực và kinh nghiệm làm tổng thầu các dự án lớn và rất lớn

S2: dẫn đầu thị trường về thi công đường và thể hiện vai trò của nhà thầu xây dựng trong các phân khúc khác như: cơ sở hạ tầng giao thông, cầu, thủy lợi…

S3: Nhạc Sơn có uy tín đã được khẳng định với Chính phủ Việt Nam, khách hàng và đối tác.

* Điểm yếu W

W1: Hệ số nợ còn cao, khả năng thanh toán còn ở mức hạn chế

W2: quy mô vốn chủ sở hữu còn khiêm tốn so với quy mô của các dự án tiềm năng, mất cân đối tài chính

W3: Công ty thành lập nhiều phòng ban và điều này có xu hướng làm tăng chi phí quản lý

W4: Khả năng điều phối chưa hiệu quả

* Cơ hội O

O1: Công ty có năng lực được khẳng định trong xây dựng đường và đã có kinh nghiệm xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông cho phép có thể tận dụng các năng lực xây dựng đường sang các phân khúc cơ sở hạ tầng vận tải.

O2: Sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế tạo thuận lợi cho tổng công ty huy động vốn

O3: Thị trường bất động sản và thị

* Thách thức T

T1: Suy thoái kinh tế kéo dài do Covid 19 gây ra nhiều tác động tiêu cực và phải mất vài năm mới có thể phục hồi, Chính phủ và các chủ đầu tư cắt giảm đầu tư trong một số ngành.

T2: Các đối thủ cạnh tranh chính đang vươn lên mạnh mẽ, áp lực cạnh tranh lớn trên thị trường xây dựng từ các nhà thầu xây dựng lớn trong nước và nước ngoài T3: Ngành xây dựng có xu hướng

trường xây dựng triển vọng phát triển trong dài hạn do Việt Nam vẫn đang trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa

chuyển sang trạng thái bão hòa, áp lực cạnh tranh lớn trên thị trường xây dựng khiến biên lợi nhuận sụt giảm

Phương án 1: Chiến lược mở rộng thị trường trong nước

Từ Bảng 3.1. Phân tích TOWS Kết hợp S1, S2, S3, W1, W2 : Khép kín chuỗi giá trị thông qua tích hợp dọc ngành xây dựng kết hợp với kinh doanh đa dạng hóa, từng bước nâng cao năng lực thi công để có thể đảm nhận các dự án tổng thầu lớn, mở rộng thâm nhập nhiều phân khúc xây dựng, mở rộng độ bao phủ chiếm lĩnh thị trường trên toàn quốc và tiến ra thị trường nước ngoài.

Dựa vào khả năng và ưu thế hiện tại của mình, công ty cần tập trung vào phân đoạn thị trường trọng điểm của mình, tìm hiểu và dự báo xu hướng tiêu dùng trong thời gian sắp tới.

công ty cần làm tốt công tác nghiên cứu thị trường, tạo được một mạng lưới tiếp thị phân phối rộng khắp, phản ứng nhanh nhạy trước những thay đổi của đối thủ cạnh tranh.

Mở rộng độ bao phủ thị trường trên toàn quốc và mở rộng ra thị trường nước ngoài:

Cùng với quá trình tăng trưởng, công ty mở rộng phạm vi hoạt động ra toàn quốc và hiện nay đã bắt đầu mở rộng thị phần ra nước ngoài. Công ty TNHH Nhạc Sơn đã mở rộng đầu tư và xây dựng công trình giao thông sang Lào

Sau một quá trình phát triển và tích tụ vốn, công ty đều thực hiện tích hợp ngược đầu tư vào lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng nhằm tự chủ cung ứng những vật tư chủ yếu cho hoạt động xây dựng, tiết kiệm chi phí và tiếp đó, tích hợp tiến đầu tư vào sản phẩm đầu ra của hoạt động xây dựng, đặc biệt là đầu tư các công nghệ xây dựng hiện đại và kinh doanh khách sạn.

Thâm nhập vào nhiều phân khúc trong ngành xây dựng và chú trọng nâng cấp năng lực thi công để đảm nhận tổng thầu xây dựng và tổng thầu.Việc đa dạng hóa các phân khúc xây dựng nhằm giúp công ty có thể tận dụng và phát huy tối đa kinh nghiệm và thế mạnh xây dựng, tăng doanh thu và giảm rủi ro kinh doanh.

Kinh doanh đa dạng hóa ngành nghề: Bên cạnh ngành kinh doanh cốt lõi là xây dựng, công ty có xu hướng đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh khi nhận thấy những cơ hội kinh doanh hấp dẫn ở những ngành nghề khác, ví dụ như đầu tư vào kinh doanh khách sạn (Amarin Resort & Spa Phú Quốc), và xuất nhập khẩu hàng hóa nông, lâm, thủy sản.

Phương án 2: Chiến lược xây dựng, hoàn thiện bộ máy tổ chức, đào tạo nguồn nhân lực

Từ Bảng 3.1. Phân tích TOWS Kết hợp W2, W3, W4 với O2, O3: Chủ động sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, hoạt động cho phù hợp với mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn , phù hợp với quy mô hoạt động và chức năng của công ty. Nâng cao công tác nghiệp vụ, đào tạo các kỹ năng quản lý và giao tiếp các vị trí từ lãnh đạo cho đến nhân viên từ đó chọn lọc và sắp xếp vào đúng vị trí để phát huy cao nhất năng lực công tác của người lao động và hiệu quả kinh doanh của công ty.

Xây dựng các chương trình đào tạo cụ thể, sát với thực tiễn nhằm mục tiêu xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên thành thạo về nghiệp vụ, chuẩn mực trong đạo đức kinh doanh, chuyên nghiệp trong phong cách làm việc cho cán bộ quản lý, đào tạo nghiệp vụ nhân viên thiết kế, kỹ sư chuyên ngành, công nhân xây dựng,...

Thực hiện chế độ đãi ngộ và thu hút lao động. Thu hút nhân tài là chiến lược hàng đầu của công ty nhất là trong các lĩnh vực quản lý, kinh doanh, tiếp thị, kỹ thuật và xây dựng

Phương án 3: Chiến lược dẫn đầu về chi phí

Từ Bảng 3.1. Phân tích TOWS Kết hợp S1, S3 với O1, O3: Chiến lược chi phí thấp thông qua tăng cường quy mô thị trường để tận dụng lợi thế theo quy mô: Công ty tận dụng lợi thế nguồn nhân lực trẻ, có trình độ cao và khả năng ứng dụng công nghệ mới tốt kết hợp với nền kinh tế phát triển ổn định, tốc độ gia tăng dân số cao và cơ sở hạ tầng, mạng lưới internet được đầu tư và mở rộng để mở rộng quy mô thị trường thực hiện chiến lược chi phí thấp.

Trên cơ sở 3 phương án chiến lược này, công ty nên áp dụng QSPM để lựa chọn chiến lược tối ưu cho mình. Cụ thể, với đặc điểm môi trường hiện tại 3 phương án chiến lược được đánh giá theo QSPM như bảng 3.2 sau:

Bảng 3.2.: Ma trận QSPM

Nhân tố cơ bản Điểm

xếp loại

Các vị thế chiến lược Chiến lược mở rộng quy mô trong nước

Chiến lược xây

dựng bộ máy Chiến lược chi phí thấp

Điểm hấp dẫn

Tổng điểm hấp dẫn

Điểm hấp dẫn

Tổng điểm hấp dẫn

Điểm hấp dẫn

Tổng điểm hấp dẫn Điểm mạnh

1. Nguồn nhân lực trẻ, Công ty có năng lực và kinh nghiệm làm tổng thầu các dự án lớn và rất lớn

0.06 2 0.12 3 0.18 3 0.18

2. Cơ sở hạ tầng, máy móc được đầu tư đầy đủ, dẫn đầu thị trường

0.05 2 0.1 1 0.1 3 0.15

3. Khả năng ứng dụng công nghệ mới tốt

0.03 2 0.06 3 0.09 2 0.06

Điểm yếu

1. Trình độ và kinh nghiệm quản lý của nhà quản lý chưa cao

0.05 3 0.15 2 0.15 3 0.21

2. Công ty có quy mô vốn

thấp, hệ số nợ còn cao 0.03 1 0.03 1 0.03 4 0.32

3. Khả năng marketing, truyền thông chưa hiệu quả

0.04 2 0.08 2 0.08 3 0.18

Cơ hội

1. Nền kinh tế phát triển ổn

định 0.05 2 0.1 3 0.15 2 0.08

2. Lãi suất cho vay giảm 0.04 2 0.08 2 0.08 4 0.24

3. Nhu cầu xây dựng nhà 0.04 2 0.08 2 0.08 3 0.12

chung cư cao Thách thức

1. Khoa học công nghệ phát triển

0.04 1 0.04 3 0.12 3 0.09

2. Đối thủ cạnh tranh xuất hiện ngày càng nhiều

0.03 2 0.06 2 0.06 3 0.15

3. Công trình xây dựng kém chất lượng

0.03 2 0.06 2 0.06 4 0.36

Tổng điểm 1.00 3.51 2.45 2.56

Nguồn: Tác giả Qua phân tích Bảng 3.2.: Ma trận QSPM, chiến lược có điểm cao nhất là chiến lược mở rộng quy mô trong nước. Vì vậy, công ty nên áp dụng chiến lược mở rộng quy mô trong nước

Ngoài việc vận dụng các công cụ này, việc lựa chọn chiến lược của doanh nghiệp cũng cần đảm bảo một số nguyên tắc sau:

Chiến lược phải đi đúng hướng, hướng đến mục tiêu đã đề ra và được tiến hành một cách hiệu quả nhất.

Chiến lược phải xác lập dựa trên sự đóng góp ý kiến của các bộ phận chức năng.

Chiến lược phải được căn cứ trong giới hạn các nguồn lực của công ty, không nên xây dựng các phương án chiến lược phụ thuộc nhiều vào nguồn lực từ bên ngoài.

Chiến lược phải đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật và cạnh tranh công bằng.

Chiến lược phải có sự điều chỉnh khi có sự thay đổi của môi trường 3.2.4. Đề xuất hoạch định nội dung chiến lược kinh doanh

Như vậy, với chiến lược chi phí thấp được lựa chọn, công ty cần xác định rõ những nội dung cơ bản của chiến lược cụ thể về một số khía cạnh quan trọng sau:

Về thị trường mục tiêu cần xác định rõ thị trường mục tiêu phù hợp là các tỉnh, thành phố phát triển, đông dân cư như Hà Nội,TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng

Tập khách hàng mục tiêu phù hợp là khách hàng có thu nhập thấp và trung bình.

Lợi thế cạnh tranh là chi phí thấp để thu hút tập khách hàng mục tiêu mà công ty đã lựa chọn là khách hàng có thu nhập thấp và trung bình.

Về các nguồn lực cần có để thực hiện thành công chiến lược chi phí thấp, công ty cần phải thực hiện việc phát triển nguồn lực công nghệ, phân bổ nguồn nhân lực và quản lý tài chính.

Cụ thể, về nguồn lực công nghệ: tăng cường ứng dụng công nghệ để giảm chi phí showroom, giảm chi phí hàng trưng bày, quản lý kho hàng theo kiểu “just in time” và marketing online, bán hàng online để tiết giảm chi phí marketing truyền thống đắt đỏ, tăng hiệu quả marketing mà vẫn giảm chi phí…

Về phát triển và phân bố nguồn nhân lực công ty cần:

 Tăng nhân lực để mở rộng quy mô, nhờ đó tăng sức mặc cả với nhà cung ứng và có thể giảm giá đầu vào, nhờ đó giá đầu ra giảm và có thể cạnh tranh tốt hơn.

Cần nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng: Thực hiện chính sách thu hút, tuyển dụng và đào tạo nhân sự dựa trên cơ sở phân tích cung, cầu và khả năng điều chuyển nguồn nhân lực. Để có được nguồn lực lao động có tay nghề cao, công ty nên đưa ra các tiêu chí lựa chọn nguồn nhân lực: về bằng cấp, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn.

Sử dụng và đào tạo nguồn nhân lực

Trước mắt công ty tập trung sử dụng nguồn nhân lực hiện có của công ty. Đồng thời, thực hiện đào tạo cán bộ ở các bộ phận khác nhau đảm bảo nhân sự công ty đủ trình độ chuyên môn trên các lĩnh vực mà họ làm việc. Công ty nên phân chia các phòng ban, bộ phận rõ ràng. Công ty nên có những phương án dự phòng, hỗ trợ trong trường hợp nhân sự biến động lớn để bổ sung, đào tạo phát triển nguồn nhân sự đảm bảo có hiệu quả đúng định hướng phát triển của công ty.

Thực hiện đào tạo đội ngũ phát triển thị trường mới, củng cố và phát triển đội ngũ nhân viên năng động, sáng tạo và có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc.

Công ty nên thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ, bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao trình độ cho các nhân viên trong công ty, đào tạo nhân viên để giúp họ sử dụng thành thạo công nghệ, các phần mềm công nghệ mới. Cũng có thể tổ chức cuộc thi giữa các nhân viên trong công ty với nhau từ đó giúp họ nâng cao khả năng, hăng hái làm việc để có thể gặt hái được nhiều thành công hơn nữa giúp công ty phát triển.

Chính sách đãi ngộ

Công ty cần chú ý đến việc phân phối thù lao lao động và thu nhập đúng với khả năng và công sức của người lao động. Vì người lao động chỉ có thể phát huy có hiệu quả khả năng và trình độ của họ khi được khuyến khích và đánh giá đúng với khả năng. Làm như vậy sẽ tạo động lực thúc đẩy người lao động tự nâng cao trình độ và năng lực để tiến hành công việc có chất lượng và hiệu quả cao góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của công ty.

Cơ chế kiểm tra, đánh giá việc thực hiện theo kế hoạch:

Định kỳ kiểm tra việc thực hiện theo kế hoạch phát triển nguồn nhân lực. Bám sát việc thực hiện kế hoạch, chiến lược kinh doanh của công ty để có hướng đề xuất, điều chỉnh kế hoạch phát triển nguồn nhân lực phù hợp. Thường xuyên cập nhật, nắm bắt thực trạng nguồn nhân lực, khả năng đáp ứng công việc, và việc thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực phù hợp. Có phương án kiểm tra, sát hạch nâng bậc lương minh bạch, khuyến khích người lao động cống hiến, nâng cao kỹ năng, tay nghề.

Về nguồn tài chính: để thực thi được chiến lược, công ty cần có một nguồn tài chính đủ mạnh và ổn định để có thể thực hiện mục tiêu của mình một cách hiệu quả và toàn diện nhất. Qua phân tích, công ty có một nền tài chính lành mạnh, ổn định để thực hiện được chiến lược. Đối với nguồn vốn chủ sở hữu: Doanh nghiệp cần thực hiện các chính sách tiết kiệm, sử dụng hiệu quả nguồn vốn này. Đề ra các kế hoạch sử dụng nguồn tài chính này một cách phù hợp để thực hiện được chiến lược đề ra. Nguồn tài chính cho các bộ phận, phòng ban phải được rõ ràng. Đối với nguồn vốn vay từ các ngân hàng cần phải trả chi phí lãi vay: Cần tạo mối quan hệ tốt với các ngân hàng để họ tạo điều kiện cho doanh nghiệp khi muốn vay thêm vốn để thực hiện chiến lược; Cần trả lãi, tiến hành đáo hạn đúng thời gian quy định của ngân hàng; Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình để tạo uy tín tốt đối với các ngân hàng.

Ngoài ra, nhìn vào tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm qua và sự phân tích tình hình công ty ở trên, công ty có thể xem xét và chi tài chính các bộ phận cho đào tạo và phát triển nhân sự, bộ phận marketing một cách hợp lý. Trong đó, công ty muốn quảng cáo, giới thiệu sản phẩm dịch vụ của mình có thể thông qua quảng cáo trên trang web, blog, trang page facebook hoặc thông qua các khách hàng của mình,...

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty TNHH Nhạc Sơn (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w