Đặc điểm và tình hình kinh tế - xã hội của huyện Lệ Thủy - Quảng Bình trong

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý thuế ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện lệ thủy tỉnh quảng bình (Trang 32 - 37)

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ NGOÀI QUỐC

2.1. Đặc điểm và tình hình kinh tế - xã hội của huyện Lệ Thủy - Quảng Bình trong

2.1.1.Đặc điểm và tình hình kinh tế- xã hội

LệThủy là một huyệnởphía Nam của tỉnh Quảng Bình,được mọi người biết đến là một vùng trọng điểm về trồng lúa của tỉnh, một địa phương giàu truyền thống cách mạng, con người ở đây hiền lành, chịu thương, chịu khó và rất hiếu khách. Ngày nay, hòa chung vào trào lưu đổi mới của cả nước Lệ Thủy đang vươn mình trở dậy bằng tiềm năng du lịch, dịch vụ..

LệThủy không chỉ nổi tiếng với những phong cảnh đẹp và tiềm năng du lịch mà Lệ Thủy còn nổi tiếng là “vùng đất địa linh nhân kiệt”. Nơi đây chính là quê hương của Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, của vị đại tướng lừng danh Võ Nguyên Giáp, của vịtổng thống Việt Nam Ngô Đình Diệm.

Do hoàn cảnh địa lý mà từ xưa đến nay, vùng đất Lệ Thủy luôn bị thiên tai uy hiếp. Và cùng với lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc thì LệThủy cũng là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng vô cùng ác liệt của hai cuộc chiến tranh chống Pháp dựng nước và đánh đuổi đế quốc Mỹcứu nước.

Nhưng cũng vì thế mà nó tạo ra cho con người Lệ Thủy những phẩm chất mang đặc thù riêng và một bản sắc văn hóa độc đáo.

Nền kinh tếcủa LệThủy có những bước phát triển vượt bậc:

Tình hình kinh tế-xã hội ở Lệ Thủy đã có nhiều chuyển biến khá tích cực, nhiều chỉ tiêu cơ bản hoàn thành và vượt kế hoạch đặt ra. Cụ thể, năm 2012 tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn huyện đạt 9,5 % so với năm 2011; tổng sản lượng lương thực cả năm đạt

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

gần 92.500 tấn; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 19 triệu đồng/người/năm; giải quyết công ăn việc làm cho hơn 4.300 lao động; tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn 12,7%.;

các ngành khác như công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng - dịch vụ đều có những bước tăng trưởng vượt bậc.

Những năm gần đây. Lệ Thủy đã có một bộmặt khá tươi mới. Người dân đã dần dần có được một cuộc sống đầy đủ về vật chất và tinh thần. Người ta luôn bắt gặp những nụ cười rạng rỡ, tự tin của người Lệ Thủy, dùở thị trấn hay những vùng miền núi vùng sâu vùng xa.

2.1.2. Tình hình hoạt động của khu vực kinh tếngoài quốc doanh trên địa bàn huyện LệThủy - Quảng Bình

Có thểthấy rõ thực trạng của khu vực KTNQD trên địa bàn huyện qua bảng sau:

Bảng 2.1 Số lượng các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Lệ Thủy (Tính đến ngày 31/12/2012)

TT Loại hình Năm2010 Năm 2011 Năm 2012

1 Công ty TNHH 144 165 176

2 DN tư nhân 10 13 15

3 Công ty cổ phần 1 1 1

4 Hợp tác xã 38 40 40

5 Hộ kinh doanh cá thể 2.304 2.142 2.354

Tổng 2.479 2.362 2.586

“Nguồn: Chi cục thuếLệThủy

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Biểu đồ2.1 Số lượng các cơ sởkinh tếngoài quốc doanh trên địa bàn huyện

2250 2300 2350 2400 2450 2500 2550 2600

2010 2011 2012

Sô lượng DN] 2479 2362 2586

Nguồn:” Chi cục thuếLệThủy

a) Vềsố lượng:

Theo Bảng 2.1 và Biểu đồ2.1, sốliệu thống kê đến ngày 31/12/2012, đã có 232 doanh nghiệp ngoài quốc doanh đăng ký kinh doanh, bao gồm: 1 công ty cổphần, 176 công ty TNHH, 15 doanh nghiệp tư nhân, 41 HTX ,2.354 Hộkinh doanh cá thể.

Trong khoảng năm 2010 đến năm 2011 số lượng cơ sởkinh tếcó giảm xuống còn 2.362 cơ sở. Nguyên nhâncác cơ sởkinh tếnghỉkinh doanh là donăm 2011 tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh nói chung và huyện nhà nói riêng phải đối mặt với nhiều khó khăn, bất lợi do tình hình lạm phát tăng, dịch bệnh đối với gia súc diễn biến phức tạp, lải suất huy động và lải suất tính dụng tăng, thiên tai diễn biến phức tạp đặc biệt là lũ lớn vào cuối tháng 10... đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trên địa bàn, mà chủ yếu là các hộ kinh doanh, loại hình nhạy cảm với sựbiến động của tình hình kinh tếnhất.

Năm 2012 tình hình kinh tế xã hội của tỉnh ta nói chung và huyện nhà nói riêng có nhiều chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá và đồng đều trên các lĩnh vực, một số ngành nghề ở địa phương được mở rộng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách trên địa bàn. Các cơ sở kinh doanh năm

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

2012 tăng lên 2.586 cơ sở. Việc tăng lên của các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh đã góp phần không nhỏ vào chuyển biến kinh tếcủa huyện nhà. Cụ thể năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn huyện đạt 9,5 % so với năm 2011, giải quyết công ăn việc làm cho hơn 4.300 lao động.

b) Về cơ cấu, ngành nghề:

Với đặc điểm quy mô nhỏ, vốn ít, dễ thích nghi trong cơ chế thị trường, kinh tế ngoài quốc doanh đã làm nên một bức tranh hết sức đa dạng, phong phú về ngành nghề kinh doanh ở huyện Lệ Thủy. Song có thể nói việc điều tra, phân loại, đánh giá một cách chính xác, chi tiết, cơ cấu từng nhóm ngành nghề là một việc làm gặp rất nhiều khó khăn và phức tạp. Bởi vì, trong cơ chế thị trường hầu hết các cơ sở kinh doanh đều thực hiện kinh doanh tổng hợp, đăng ký kinh doanh cùng lúc nhiều ngành nghề, sản xuất chủ yếu chạy theo sự khan hiếm trên thị trường do đó mang rất nhiều yếu tốtựphát và ngành nghềcó sự thay đổi.

Đối với 192 doanh nghiệp ngoài quốc doanh:

Bảng 2.2 Thống kê ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Tính đến ngày 31/12/2012)

NGÀNH SỐ LƯỢNG

Xây dựng 87

Vận tải 5

Ăn uống 4

Thương nghiệp 56

Dịch vụ 21

Sản xuất 19

TỔNG 192

Nguồn: “Chi cục thuếhuyện LệThủy”

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

(Tính đến ngày 31/12/2012)

Nguồn: “Chi cục thuếLệThủy”

Theo [Bảng 2.2] và [ Biểu đồ 2.1], cơ cấu ngành nghề kinh doanh của khu vực kinh tếngoài quốc doanh khái quát như sau:

- Ngành nghề mà các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chủ yếu là xây dựng, có 87 doanh nghiệp chiếm 45%; ngành thương nghiệp có 56 doanh nghiệp chiếm 29%;

ngành dịch vụchiếm 11% và sản xuất chiếm 10%, ngành sản xuất chủyếu là khai thác tài nguyên, chế biến nông sản và sản xuất nông nghiệp, còn lại là ngành vận tải và ăn uống chiếm một l tỷtrọng nhỏ trong cơ cấu ngành.

- Đối với 2.354 hộ kinh doanh cá thể, thì thông tin từ Chi cục thuế thì hầu hết hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, một số ít hoạt động trong lĩnh vực khác.

Theo phân tích trên, như vậy số cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh phân bốkhông đồng đều giữa các ngành, các lĩnh vực.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý thuế ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện lệ thủy tỉnh quảng bình (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)