ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại xã tức tranh huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 32)

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Người dân và các hoạt động tham gia của người dân vào quá trình xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

*Về không gian

Đề tài nghiên cứu tại địa bàn xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

* Về thời gian

- Thời gian thu thập số liệu thứ cấp: Từ tháng 08/2018 đến tháng 12/2018.

3.2. Nội dung nghiên cứu

- Thu thập, hệ thống hóa các văn bản quy định của Trung ương, địa phương về sự tham gia của người dân trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng NTM trên địa bàn nghiên cứu.

- Nghiên cứu, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

- Đánh giá sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM ở xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, theo các quy định của Trung ương, địa phương và sáng tạo của cơ sở.

- Kết quả thực hiện chương trình NTM và một số tác động của nông thôn mới đến người dân địa phương.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới phát triển bền vững tại địa bàn nghiên cứu.

3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Chọn điểm nghiên cứu

Đề tài được thực hiện tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Đi sâu vào nghiên cứu sự tham gia của người dân tại 3/23 thôn của xã Tức Tranh gồm: Thôn Gốc Gạo, thôn Tân Thái và thôn Bãi Bằng.

3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu 3.3.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập số liệu thứ cấp là phương pháp thu thập số liệu thông qua các sách báo tài liệu, đề án xây dựng NTM, báo cáo tổng kết đã được công bố của xã để thu thập các tài liệu có liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng, văn hóa, môi trường và của người dân tại địa bàn nghiên cứu.

- Tham khảo các đề tài, các báo cáo khoa học, các tạp chí chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trong và ngoài nước, qua các thông tin điện tử, mạng Internet.

3.3.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp + Chọn mẫu theo thôn:

Đơn vị điều tra tại 3 thôn: Thôn Gốc Gạo, thôn Tân Thái, thôn Bãi Bằng.

+ Chọn mẫu theo hộ:

Theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống dựa trên danh sách các hộ gia đình trong thôn. Tổng số hộ điều tra phỏng vấn ở 3 thôn là 45 hộ.

3.3.3. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu

- Phương pháp tổng hợp số liệu: Số liệu được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Microsoft Word và Excel.

- Phương pháp phân tích thông tin

Phương pháp so sánh: Xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu, giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các chỉ tiêu được đúng đắn cũng như giúp cho việc phân tích tài liệu được khoa học, khách quan, phản ánh đúng những nội dung về tình hình nông thôn tại địa bàn nghiên cứu.

Phương pháp thống : Là phương pháp tổng hợp các số liệu liên quan đến nội dung của đề tài thu được để tiến hành phân tích so sánh nhằm làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu. Qua các số liệu thống kê ta có thể thấy được tính quy luật của các hiện tượng nghiên cứu và rút ra được những nhận xét, kết luận chính xác.

3.3.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích

3.3.4.1. Nhóm chi tiêu phản ánh tình hình chung - Mức độ tăng trưởng kinh tế của xã

- Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp - phi nông nghiệp - Một số chỉ tiêu bình quân

+ Tổng giá trị sản xuất/ha đất NN

+ Diện tích đất nông nghiệp bình quân/hộ + Mật độ dân số

+ Thu nhập bình quân người/năm + Tỷ lệ hộ nghèo

- Ngoài ra, còn có các chỉ tiêu thể hiện: Tốc độ tăng trưởng, tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển bình quân.

3.3.4.2. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới

- Mối quan hệ giữa ban chỉ đạo với người dân và các tổ chức đoàn thể trong toàn huyện.

- Mức độ tham gia của các tổ chức xã hội, chính quyền địa phương trong công tác tuyên truyền.

- Mức độ tham gia của người dân trong các cuộc thảo luận kế hoạch xây dựng NTM.

Tỷ lệ người dân tham gia các cuộc họp = Số người tham gia họp xóm Tổng số nhân khẩu của xóm - Vai trò của người dân trong các mô hình sản xuất, các đợt tập huấn khoa học - kỹ thuật.

- Vai trò của người dân trong công tác giám sát.

- Vai trò của người dân trong quản lý, sử dụng và duy tu bảo dưỡng các công trình trong quá trình xây dựng NTM.

PHẦN 4

Một phần của tài liệu Vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại xã tức tranh huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)