Sự tham gia của người dân trong một số hoạt động xây dựng NTM tại xã Tức Tranh

Một phần của tài liệu Vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại xã tức tranh huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 49 - 52)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Sự tham gia của người dân trong một số hoạt động xây dựng NTM tại xã Tức Tranh

Sau một thời gian triển khai thực hiện xây dựng mô hình NTM trên địa bàn xã Tức Tranh, người dân đã tự nguyện tham gia vào tất cả các hoạt động của xây dựng NTM, họ đóng góp tiền bạc và công sức cho các công trình chung của cộng đồng. Dưới đây là các hoạt động xây dựng NTM có sự tham gia của người dân.

4.3.1. Sự tham gia của người dân trong việc thảo luận chiến lược phát triển thôn Chiến lược phát triển nông thôn là một công việc đòi hỏi sự tham gia của người dân và các tổ chức xã hội, chính quyền địa phương. Chính người dân mới hiểu được họ cần gì? Cái gì mới giải quyết được những khó khăn mà họ đang gặp phải? Vậy việc thảo luận, lựa chọn chiến lược phát triển thôn là việc đầu tiên cần làm để phát triển thôn.

Qua điều tra 45 hộ dân thuộc 3 thôn của xã Tức tranh bao gồm: Thôn Gốc Gạo, thôn Tân Thái và thôn Bãi Bằng cho thấy rằng, sự tham gia của người dân vào thảo luận chiến lược phát triển thôn chiếm tỷ lệ cao. Trong quá trình xây dựng NTM các cuộc họp thôn thường xuyên được tiến hành, thường là 2 - 3 buổi họp/thỏng với thời gian cuộc họp kộo dài ẵ ngày thu hỳt được sự quan tâm của đông đảo người dân với tỷ lệ tham gia của người dân trong các cuộc họp cao (trên 95%).

Bảng 4.10. Sự tham gia của người dân trong việc thảo luận chiến lược phát triển thôn

STT Nội dung

Người dân (n=45) Số lượng

tham gia (hộ) Tỷ lệ (%)

1 Phát triển các tổ chức 38 84,44

2 Phát triển kinh tế 40 88,89

3 Phát triển cơ sở hạ tầng 45 100

4 Phát triển VH - XH, bảo vệ môi trường 43 95,56

5 Cải thiện đời sống sinh hoạt 45 100

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2018) Thảo luận chiến lược là một khâu quan trọng để lựa chọn nội dung thực hiện, thực hiện chương trình NTM phải thực hiện theo từng bước và từng nội dung cụ thể, nên sự tham gia của người dân trong thảo luận để thực hiện chiến lược nào là hợp lý cho sư phát triển của thôn mình.

Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ người dân tham gia vào thảo luận chiến lược phát triển chiếm tỷ lệ cao, trong đó:

- Chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng và cải thiện đời sống sinh hoạt có sự tham gia nhiều nhất của người dân, chiếm tỷ lệ 100% trong tổng số các hộ điều tra.

- Chiến lược phát triển kinh tế và và phát triền VH - XH, bảo vệ môi trường có tỷ lệ tham gia ít hơn, chiếm trên 85%.

- Nhưng đối với chiến lược phát triển các tổ chức thì tỷ lệ số hộ tham gia ít nhất 38/45 hộ (chiếm 84,44%).

4.3.2. Sự tham gia của người dân vào việc giám sát, điều chỉnh và đánh giá Người dân tham gia giám sát được thực hiện do người dân tự bầu ra ban (tổ) giám sát cộng đồng riêng của thôn, dưới xác nhận của xã. Mỗi nhóm giám sát đứng ra đảm nhiệm từng khâu của các hoạt động.

Trong những trường hợp cần điều chỉnh các kế hoạch của thôn sao cho phù hợp với những thay đổi, tác động có thể làm thay đổi kế hoạch.

Cuối năm, các thôn sẽ tổ chức các cuộc họp để tổng kết, đánh giá các hoạt động đã thực hiện xem có đúng theo kế hoạch đề ra không, từ đó rút ra được những kinh nghiệm cho các hoạt đồng khác sẽ được thực hiện trong những năm sau.

4.3.3. Sự tham gia của người dân vào các mô hình sản xuất, tập huấn khoa học - kỹ thuật

Tức Tranh là xã có nhiều điều kiện để phát triển ngành trồng trọt, chăn nuôi, đặc biệt là sản phẩm chè. Tuy nhiên kiến thức về khoa học kỹ thuật của người dân còn gặp nhiều hạn chế - đây là vẫn đề nan giải của người dân Việt Nam nói chung.

Do đó, để phát huy được những thế mạnh và khắc phục những điểm yếu của địa phương, chính quyền xã và cán bộ NN của phòng NN & PTNT huyện Phú Lương đã tiến hành triển khai các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất cho người dân nơi đây, để giúp nâng cao kiến thức cho bà con nông dân trong hoạt động trồng trọt và chăn nuôi.

4.3.4. Sự tham gia của người dân trong công tác huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Trong thời gian xây dựng và phát triển NTM cho đến nay, nhân dân ở 23 thôn bản trong toàn xã đã đồng lòng hưởng ứng thực hiện Chương trình xây dựng NTM. Nhân dân đã đóng góp nhiều công sức và tiền của cũng như hiến đất làm đường, xây dựng các công trình công cộng.

Tổng kinh phí thực hiện xây dựng NTM là 142,03 tỷ đồng, trong đó + Ngân sách tỉnh: 42,69 tỷ đồng

+ Ngân sách huyện: 2,10 tỷ đồng

+ Vốn vay tín dụng: 82 tỷ đồng

+ Vốn lồng ghép chương trình, dự án: 4,14 tỷ đồng + Nhân dân đóng góp: 11,10 tỷ đồng

- Tổng số ngày công là: 5.316 công

- Tổng số ngày công, nguyên vật liệu và các khoản chi phí khác nhân dân trong toàn xã đã đầu tư để xây dựng các công trình, đầu tư phát triển sản xuất ước đạt khoảng 11 tỷ 100 triệu đồng. Cụ thể như sau:

+ Xây dựng mới nhà ở, nhà bếp: 2 tỷ 757 triệu đồng.

+ Cải tạo nhà ở, nhà bếp: 2 tỷ 152 triệu đồng.

+ Xây mới, cải tạo công trình vệ sinh và nước sinh hoạt: 1 tỷ 176 triệu.

+ Cải tạo vườn, ao, chuồng: 572 triệu đồng.

+ Xây cổng nhà và tường bao: 2 tỷ 577 triệu đồng.

+ Đầu tư sản xuất kinh doanh: 1 tỷ 835 triệu đồng.

+ Các khoản giúp đỡ, trợ cấp: 31 triệu đồng.

4.3.5. Sự tham gia của người dân trong các hoạt động cải thiện điều kiện ở Các hoạt động cải thiện điều kiện ở của người dân bao gồm những hoạt động nhằm chỉnh trang nơi ở của gia đình như:

+ Xây dựng và nâng cấp nhà ở.

+ Xây đủ 3 công trình vệ sinh: Nhà xí, nhà tắm, bể/giếng nước, hợp vệ sinh.

+ Cải tạo lại vườn, ao để nâng cao thu nhập và tạo cảnh quan đẹp.

+ Sửa sang cổng ngõ, tường rào đẹp đẽ, khang trang…

Một phần của tài liệu Vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại xã tức tranh huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)