Đề xuất một số giải pháp để nâng cao sự tham gia của người dân trong phát triển nông thôn mới bền vững trên địa bàn xã Tức Tranh

Một phần của tài liệu Vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại xã tức tranh huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 58)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.6. Đề xuất một số giải pháp để nâng cao sự tham gia của người dân trong phát triển nông thôn mới bền vững trên địa bàn xã Tức Tranh

Người nông dân đóng vai trò là chủ thể trong quá trình xây dựng nông thôn mới, để phát huy được mạnh mẽ vai trò chủ thể đó và sự tham gia của đông đảo người dân chung tay xây dựng NTM, vấn đề quan trọng là cần triển khai các giải pháp nâng cao đời sống, nhất là thu nhập cho nông dân.

4.6.1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của người dân về chủ trương xây dựng NTM

Các cấp ủy, chính quyền địa phương và các phòng ban cần có kế hoạch cụ thể tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết, các cơ chế chính sách về xây dựng NTM để mọi người dân hiểu, tự giác tham gia chương trình.

Xây dựng chuyên mục trên đài truyền hình địa phương, viết bài và đưa tin kịp thời về các mô hình tốt, điển hình tiên tiến để kịp thời động viên, khuyến khích việc học tập, tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện cho chương trình xây dựng NTM.

- Thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng của xã để phổ biến, tuyên truyền cuộc vận động xây dựng NTM.

- Tổ chức các hội nghị tham vấn ý kiến của các tầng lớp nhân dân, các nhà quản lý, nhà khoa học về các hoạt động cụ thể trong chương trình NTM.

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền sâu rộng về chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, tạo sự

chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động, cùng nhau ra sức xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp.

- Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”, Chú trọng xây dựng tình làng nghĩa xóm, nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, thôn văn hóa, xã văn hóa.

- Thường xuyên củng cố, xây dựng phong trào quần chúng tự quản.

Vận động nhân dân hưởng ứng thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn.

4.6.2. Huy động các nguồn vốn

- Nguồn ngân sách nhà nước, bao gồm: Ngân sách tỉnh, huyện.

- Nguồn vốn trái phiếu chính phủ: Đầu tư cho cụm tuyến dân cư, dự án đường đến trung tâm xã, dự án kiên cố hóa trường, lớp học…

- Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước được trung ương phân bổ theo chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và cơ sở hạ tầng làng nghề nông thôn …

- Vốn đầu tư của doanh nghiệp và hợp tác xã vào nông nghiệp, nông thôn.

- Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trong xã cho từng dự án đầu tư cụ thể bao gồm:

+ Vốn người dân tự bỏ để chỉnh trang nhà, công trình vệ sinh, ruộng vườn…

+ Diện tích đất của dân đóng góp phục vụ cho việc xây dựng các công trình công cộng.

+ Vật liệu xây dựng, ngày công của người dân tham gia để xây dựng các công trình.

+ Vốn huy động tự cộng đồng (Các khoản đóng góp tự nguyện và viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân…)

- Đào tạo việc làm, tăng thu nhập

+ Liên kết với các trung tâm dạy nghề để đào tạo nghề cho người dân để người dân mở rộng cơ hộ tìm việc làm và tăng thu nhập.

+ Thường xuyên tập huấn các lớp kỹ thuật cho người dân có cơ hội tiếp xúc với các tiến bộ khoa học kỹ thuật.

4.6.3. Giải pháp về đào tạo việc làm, nâng cao trình độ dân trí

- Liên kết với các tổ chức sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, sản xuất vùng trè nguyên liệu nâng cao thu nhập.

- Tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật về sản xuất, chế biến chè an toàn…

4.6.4. Giải pháp về định hướng phát triển vùng sản xuất

Chương trình xây dựng NTM phải hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân nông thôn và phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương, còn Nhà nước đóng vai trò định hướng. Do vậy, giải pháp đột phá cần tính đến là xác định lại chiến lược phát triển nông nghiệp dựa trên nhu cầu thị trường và lợi thế so sánh của từng vùng, tiểu vùng sinh thái.

Trên cơ sở đó, xã Tức Tranh đã có chủ chương: Quy hoạch 7 ha diện tích đất để làm vùng chè nguyên liệu. Doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản đóng vai trò chính trong mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân.

PHẦN 5

Một phần của tài liệu Vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại xã tức tranh huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)