Điều kiện kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại xã tức tranh huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 35 - 40)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm chung của địa bàn nghiên cứu

4.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội

* Cơ cấu kinh tế của xã

Bảng 4.2. Cơ cấu kinh tế của xã Tức Tranh qua 3 năm (2016 - 2018)

STT Ngành

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh

Tốc độ PTBQ (2016-

2018) Giá trị

(tr.đ/năm) CC (%)

Giá trị (tr.đ/năm)

CC (%)

Giá trị (tr.đ/năm)

CC

(%) 2017/2016 2018/2017

1 Nông nghiệp 38,032 65,9 46,0 62,7 49,671 59,59 95,14 95,04 95,09

2 Công nghiệp, TTCN 2,48 4,3 3,3 4,5 5,7 6,84 104,6 144,0 124,3

3 Thu từ tiền lương, tiền công

và các khoản thu khác 17,2005 29,8 24,07 32,8 27,979 33,57 110,07 102,35 106,21 Tổng giá trị trong năm 57,7125 100 73,370 100 83,350 100 100 100 100

(Nguồn: UBND xã Tức Tranh)

Qua bảng số liệu ta thấy: Thu nhập của xã không ngừng thay đổi theo các năm. Sự thay đổi lớn nhất đó là trong lĩnh vực trồng trọt và thu từ công nghiệp - TTCN, cụ thể như sau:

- Ngành nông lâm nghiệp: Là ngành kinh tế chủ yếu của xã tuy nhiên khi chương trình NTM được thực hiện thì ngành nông nghiệp đã có sự biến đổi nhất định khi giảm tỉ trọng trong cơ cấu kinh tế từ 65,9% năm 2016 còn 59,59% năm 2018 nhưng tổng giá trị của nó lại vẫn chiếm một lượng rất lớn trong giá trị trong tổng thu nhập của xã.

- Trong khi đó một số ngành khác đều có xu hướng tăng tương đối nhanh từ năm 2016 cho tới năm 2018 đặc biệt là ngành công nghiệp và TTCN. Năm 2016 ngành công nghiệp chiếm 4,3% giá trị trong cơ cấu thu nhập của toàn xã, tuy nhiên tới năm 2018 ngành này đã tăng lên khoảng 6,8%.

- Người dân đã có ý thức hơn trong quá trình thay đổi để phù hợp với quá trình hoà nhập vào nền kinh tế thị trường.

4.1.3.2. Tình hình phát triển kinh tế và văn hóa-xã hội

* Tình hình phát triển kinh tế

Tình hình phát triển kinh tế xã hội của xã Tức Tranh, năm 2018 trong điều kiện có thuận lợi cơ bản, nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn nhất là vốn, giá cả tăng cao, thời tiết không thuận lợi song được sự quan tâm giúp đỡ của UBND huyện, các phòng ban chức năng của huyện, Đảng ủy, UBND các ban ngành Đoàn thể, các Chi ủy Chi bộ, dịch vụ nông lâm nghiệp Tức Tranh nhiều năm qua đã khẳng định vai trò trung gian để chuyển giao khoa học kỹ thuật và là đầu mối để tiêu thụ sản phẩm chè chất lượng cao cho bà con xã viên. Mục tiêu khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, hình thành vùng sản xuất chè chất lượng cao theo hướng hàng hóa giúp bà con xã viên nâng cao thu nhập từ chính đồng đất của mình. Mô hình tổ hợp tác sản xuất và chế biến chè an toàn theo quy trình VietGAP ở xóm Thác Dài, Tân Thái,

Quyết Thắng, Minh Hợp với 102 hộ tham gia với diện tích 59,4ha. Điển hình có tổ hợp tác chè an toàn Thác Dài sau khi được cấp chứng nhận đã phát triển thành lập công ty CP Chè Thác Dài, với số vốn điều lệ 1,8 tỷ đồng bước đầu cho thu nhập bình quân đạt trên 50 triệu đồng/người/năm. Trồng chè chất lượng cao giúp bà con tăng thêm thu nhập, phát triển kinh tế…

* Về chăn nuôi:

Xây dựng khu chăn nuôi theo hình thức tập trung quy mô gia trại, trang trại với phương châm tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản xuất tăng hàng năm bình quân trâu 1,5%, bò đạt 2,5%, đàn lợn 8,0%, gia cầm 10%.

+ Nuôi thuỷ sản: Tập trung nuôi thuỷ sản với diện tích 6,5 ha (5 ha là thuộc diện tích ao của hộ gia đình, 1,5 ha tận dụng mặt nước của các công trình thuỷ lợi), chăn nuôi trung theo phương thức thâm canh, đảm bảo tính khoa học, bền vững, tạo ra sản phẩm hàng hoá.

* Phát triển thương mại, dịch vụ:

- Khuyến khích, tạo điều kiện các hộ đăng ký kinh doanh ổn định tại các gian hàng của các chợ trung tâm.

- Các hộ gia đình phát triển các dịch vụ hàng hoá tổng hợp, giải khát, hàng ăn, may mặc, trang điểm... tại gia đình.

- Hướng dẫn, động viên, huy động nguồn lực của tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng khu thương mại mới.

* Y tế

Công tác y tế được quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện ngày càng tốt hơn, mạng lưới cán bộ làm công tác y tế được đào tạo chuyên môn và bố trí đến tận thôn, bản. Trạm y tế xã đã được cải tạo, nâng cấp, trồng vườn thuốc nam, bổ sung thêm cán bộ y tế, các trang thiết bị, danh mục thuốc theo quy định.

Công tác phòng chống bệnh dịch và khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân từng bước được hoàn thiện, chất lượng khám và điều trị bệnh ngày càng tốt hơn.

Công tác xây dựng chuẩn quốc gia về y tế xã được thực hiện với những cố gắng, nỗ lực cao nhất để đạt và duy trì chuẩn. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 71,6%.

* Văn hóa, thể dục, thể thao

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được nhân dân hưởng ứng thực hiện đã thực sự đi sâu vào cuộc sống của cộng đồng dân cư trên địa bàn toàn xã. Ngày càng nhiều các điển hình tiên tiến, làng văn hóa, gia đình văn hóa tiêu biểu, có sức lan tỏa sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân.

Đến nay toàn xã có 2108/2315 hộ gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa.

Các thôn, bản đều đã xây dựng và đưa vào thực hiện có hiệu quả quy ước, hương ước thôn bản. Thực hiện tốt việc tuyên truyền, vận động nhân dân cải tạo, xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu. Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới hỏi, việc tang. Lễ hội được tổ chức tiết kiệm, tạo môi trường văn hóa lành mạnh. Đồng thời khôi phục và tổ chức các lễ hội truyền thống của các dân tộc được duy trì thường xuyên, qua đó giúp nhân dân gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương.

Hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao ngày càng được mở rộng và phát triển, nhất là ở cơ sở. Các thôn, bản đều xây dựng đội văn nghệ, thể dục thể thao và hoạt động thường xuyên. Phong trào thể dục thể thao được đẩy mạnh, phát triển rộng khắp.

* Giáo dục

Lĩnh vực giáo dục trên địa bàn có sự chuyển biến tích cực cả về quy mô và chất lượng. Công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng được sự quan tâm của các

cấp, các ngành và cộng đồng dân cư, quy mô trường, lớp, học sinh được mở rộng, công tác dạy và học tiếp tục được đổi mới, chất lượng giáo dục được nâng lên.

Toàn xã có 3 trường học, các bậc học từ mầm non đến trung học cơ sở.

Cơ sở vật chất trường lớp cơ bản đáp ứng được nhu cầu về dạy và học, tạo điều kiện thuận lợi cho huy động học sinh tới lớp, tạo cơ hội cho mọi người được học tập. Hàng năm tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99% và 100%

số trẻ vào lớp 1 đều được học mẫu giáo. Học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 1 đạt 99,6%, tỷ lệ tốt nghiệp các bậc học từ 85 - 100%. Học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT hàng năm đạt từ 75 - 81.5%, Tỷ lệ học sinh giỏi các cấp hàng năm đều tăng từ 1-2%.

Đội ngũ quản lý và giáo viên cơ bản đáp ứng được yêu cầu, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo của các cấp học là 90%. Công tác phổ cập giáo dục được quan tâm chỉ đạo để phấn đấu đạt chuẩn và duy trì.

* Thành phần dân tộc

Bảng 4.3. Thành phần dân tộc xã Tức Tranh năm 2018

STT Dân tộc Số Hộ Số Khẩu

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Tày, Nùng 115 5 455 4,97

2 Sán Chí 579 25 2292 25,02

3 Kinh 1621 70 6414 70,01

Tổng 2315 100 9161 100

(Nguồn: UBND xã Tức Tranh) Dân số toàn xã Tức Tranh năm 2018 là 9161 nhân khẩu với 2315 hộ, trong đó:

+ Kinh là dân tộc chủ yếu, 1621 hộ chiếm 70% tổng số hộ với 6414 nhân khẩu.

+ Thứ hai là dân tộc Sán Chí: 579 hộ chiếm 25% tổng số hộ với 2292 nhân khẩu.

+ Còn lại là dân tộc Tày, Nùng và một số ít các dân tộc ít người khác

* Công tác an ninh - quốc phòng

Nhiệm vụ quốc phòng được duy trì và chỉ đạo chặt chẽ trong triển khai giáo dục ý thức quốc phòng và bồi dưỡng kiến thức quốc phòng trong các tổ chức đoàn thể, trong dân và các lực lượng vũ trang. Hàng năm hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyển quân, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.

Công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Tích cực triển khai và thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống tội phòng chống tội phạm, chương trình phòng chống ma túy gắn với xây dựng xã, thị trấn, khu dân cư không có tệ nạn ma túy.

Một phần của tài liệu Vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại xã tức tranh huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)