CHUƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ VÀ QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
1.3. Thu ế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu, đánh vào phần thu nhập chịu thuế sau khi trừ đi các chi phí liên quan đến thu nhập của cơ sở kinh doanh [15].
1.3.2. Đặc điểm của thuế Thu nhập doanh nghiệp
- Thuế Thu nhập doanh nghiệp là thuế trực thu, vì vậy đối tượng nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp là các doanh nghiệp, các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đồng thời cũng là người chịu thuế.
- Thuế Thu nhập doanh nghiệp phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư. Thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế, nên chỉ khi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư kinh doanh có lợi nhuận mới phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
1.3.3. Vai trò của thuế Thu nhập doanh nghiệp.
Thuế Thu nhập doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ thông qua các quy định về ưu đãi thuế, các yếu tố kỹ thuật trong tính thuế, quản lý thuế.
Thuế Thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng và hiệu quả trong việc bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của chính phủ.
Thuế Thu nhập doanh nghiệp thu trên thu nhập của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi những chi phí để tạo ra thu nhập trong mỗi kỳ tính thuế, số thuế cao hay thấp tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, việc tính thuế cần dựa vào các chuẩn mực kế toán, gắn với các quy chế quản lý tài chính của mỗi doanh nghiệp,…
Mặt khác việc đánh thuế Thu nhập doanh nghiệp nhằm từng bước thu hẹp sự phân biệt giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, giữa doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp tư nhân, đảm bảo trong sản xuất kinh doanh phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần ở nước ta.
1.3.4. Nội dung của Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp 1.3.4.1. Đối tượng chịu thuế Thu nhập doanh nghiệp
Là thu nhập chịu thuế của các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Bao gồm cả thu nhập chịu thuế của hoạt động SXKD, cung ứng dịch vụ kể cả thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở nước ngoài và thu nhập chịu thuế khác.
Cơ sở kinh doanh có thu nhập chịu thuế cũng chính là đối tượng chịu thuế [7].
1.3.4.2. Đối tượng nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp
Về nguyên lý chung thì tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế đều thuộc đối tượng nộp thuế TNDN.
Tuy nhiên, để thu thuế thu nhập, các nước chú trọng đến việc phân loại công ty hoạt động dưới hình thức nào. Trên cơ sở quy định về pháp lý, tên gọi, chủ sở hữu hoặc đồng chủ sở hữu, các sáng lập viên…mà đã định ra 2 hình thức thu thuế thu nhập thích hợp. Nhìn chung các nước đều quy định thu nhập của một pháp nhân kinh doanh
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
phải nộp thuế TNDN. Thu nhập của thể nhân kinh doanh hoặc cá nhân không kinh doanh nộp thuế thu nhập cá nhân.
1.3.4.3. Phương pháp tính thuế
- Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất.
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức sau:
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN
Trường hợp doanh nghiệp nếu có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định như sau:
Thuế TNDN
phải nộp = ( Thu nhập tính thuế -
Phần trích
lập quỹ KH&CN ) X Thuế suất thuế TNDN
Trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc loại thuế tương tự thuế thu nhập doanh nghiệp ở ngoài Việt Nam thì doanh nghiệp được trừ số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp nhưng tối đa không quá số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Kỳ tính thuế được xác định theo năm dương lịch. Trường hợp doanh nghiệp áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì kỳ tính thuế xác định theo năm tài chính áp dụng. Kỳ tính thuế đầu tiên đối với doanh nghiệp mới thành lập và kỳ tính thuế cuối cùng đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản được xác định phù hợp với kỳ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán.
- Trường hợp kỳ tính thuế năm đầu tiên của doanh nghiệp mới thành lập kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và kỳ tính thuế năm cuối cùng đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản có thời gian ngắn hơn 03 tháng thì được cộng với kỳ tính thuế năm tiếp theo (đối với doanh nghiệp mới thành lập) hoặc kỳ tính thuế năm trước đó (đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản) để hình thành một kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm đầu tiên hoặc kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm cuối cùng không vượt quá 15 tháng.
- Đơn vị sự nghiệp có phát sinh hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (tương ứng với mức thuế suất 25%) sau khi đã thực hiện ưu đãi miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (nếu có) mà các đơn vị này hạch toán được doanh thu nhưng không hạch toán và xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ, cụ thể như sau:
+ Đối với dịch vụ: 5%;
+ Đối với kinh doanh hàng hoá: 1%;
+ Đối với hoạt động khác: 2%.
- Doanh nghiệp có doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế bằng ngoại tệ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam.
1.3.4.4. Căn cứ tính thuế TNDN
Căn cứ tính thuế TNDN là thu nhập tính thuế và thuế suất.
+ Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước.
Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau:
Thu nhập tính thuế =
Thu nhập chịu thuế - [
Thu nhập
được miễn thuế +
Các khoản lỗ được kết chuyển theo
quy định
]
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
• Thu nhập chịu thuế = [Doanh thu - Chi phí được trừ] + Các khoản thu nhập khác. - Doanh thu là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ, trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng. Doanh thu được tính bằng đồng Việt Nam; trường hợp có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu bằng ngoại tệ.
- Các khoản chi được trừ: Doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
+ Thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp áp dụng từ ngày 01/01/2014 là 22%, riêng đối với các doanh nghiệp có doanh thu năm trước liền kề dưới 20 tỷ đồng thì áp dụng mức thuế suất là 20%, trừ các trường hợp quy định sau:
Thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế