CHUƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
3.3. M ột số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng và
Chính sách thuế phải đảm bảo được sự công bằng giữa các thành phần kinh tế để đảm bảo độ công bằng, hợp lý và kích thích mọi thành phần kinh tế cạnh tranh, phát triển.
Trong thời gian tới, Nhà nước cần ổn định các chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp yên tâm kinh doanh sản xuất, nắm vững và thực hiện tốt nghĩa vụ thuế của mình.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
3.3.2. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức thuế nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách và hiện đại hóa ngành thuế
Trong giai đoạn tới, yêu cầu hội nhập ngày càng cao, đòi hỏi chính sách thuế phải tương đồng với quốc tế, cách thức quản lý phải phù hợp với các chuẩn mực quản lý thuế quốc tế nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và các nhà đầu tư trong nước ra nước ngoài. Trình độ quản lý thuế quốc tế đã có bước đà phát triển khá cao, nhiều nước đã áp dụng cơ chế quản lý thuế tiên tiến, khoa học, hiện đại trên cơ sở ứng dụng công nghệ tin học nhằm hiện đại các khâu quản lý thuế, do đó hiệu quả quản lý thuế có thể nói là rất cao.
Thực trạng quản lý nước ta còn có khoản cách xa so với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Điều đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ thuế phải được đào tạo, rèn luyện để có tư cách đạo đức tốt, có tư duy mới, phong cách làm việc khoa học, hiểu biết sâu rộng về nghiệp vụ và thành thạo kỹ năng quản lý thuế, giỏi về tuyên truyền, hỗ trợ cho người nộp thuế, sử dụng thành thạo máy vi tính, thông thạo ngoại ngữ, hiểu biết về chính sách và quản lý thuế trên thế giới để vận dụng sáng tạo vào điều kiện ở Việt Nam, vừa thừa kế được tinh hoa của dân tộc, vừa xây dựng được chính sách thuế Việt Nam hiện đại, khoa học, tiên tiến.
Chính vì vậy, nhiệm vụ xây dựng, kiện toàn tổ chức, củng cố đội ngũ cán bộ thuế lên chính quy, hiện đại đang là yêu cầu hết sức cấp bách, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành, đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách thuế.
3.3.3. Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế
Dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cơ quan thuế. Trong thời gian qua, ngành thuế đã có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao hiệu quả của việc hỗ trợ người nộp thuế với các hình thức đa dạng. Các ấn phẩm, tờ rơi về nội dung sắc thuế hiện hành như thuế GTGT, thuế TNDN…, về thủ tục đăng ký, kê khai, nộp thuế đã được xuất bản và miễn phí cho người nộp thuế. Các hình thức khác như chương trình trên truyền hình, trên đài phát thanh…, qua đó làm mọi người nâng cao hiểu biết về thuế để thực hiện tốt hơn. Tại cơ quan thuế đều có dịch vụ cung cấp hỗ trợ, thông qua điện thoại trực tiếp hoặc công văn. Tuy nhiên, công
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
tác tuyên truyền hỗ trợ của cơ quan thuế cũng còn những hạn chế nhất định. Do vậy, để duy trì và phát triển dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế ngày một tốt hơn nhất là do kinh tế tư nhân, ngành thuế cần phải đa dạng hoá hình thức tuyên truyền hỗ trợ doanh nghiệp. Cơ quan thuế cần đa dạng hoá cách thức cung cấp dịch vụ sao cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận các dịch vụ đó một cách đáng dễ dàng nhất. Bên cạnh hình thức cung cấp văn bản pháp luật, có thể nghiên cứu mở rộng hình thức cung cấp thông tin qua các dạng hỏi đáp, cách giải quyết một số tình huống cụ thể.
Việc cung cấp các tài liệu cũng cần được mở rộng hơn về phạm vi, thay vì để ở các tủ sách ở các cơ quan thuế như hiện nay để các doanh nghiệp có thể tiếp cận và tìm hiểu. Việc tổ chức thường xuyên các lớp học nhằm phổ biến các chính sách thuế mới cho doanh nghiệp, giải đáp các vướng mắc trên thực tế theo nội dung các sắc thuế cụ thể nhất là trong thời gian lập hồ sơ quyết toán thuế có ý nghĩa quan trọng, giúp hiểu rõ các quy định.
Nhiệm vụ tuyền truyền pháp luật thuế chủ yếu hướng vào người nộp thuế, cung cấp cho họ những dịch vụ tốt nhất, giúp người nộp thuế hiểu và tự giác thực hiện nghĩa vụ một cách đầy đủ và công bằng.
- Cơ quan thuế cần bố trí các cán bộ thuế giỏi nhất, chuyên nghiệp nhất để có thể trả lời các câu hỏi của doanh nghiệp một cách nhanh chóng và chính xác. Do am hiểu của các doanh nghiệp về pháp luật thuế còn có những hạn chế nhất định nên còn tốn nhiều thời gian, công sức khi thực hiện nghĩa vụ thuế. Vì vậy, chi phí cho việc thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp sẽ giảm đáng kể nếu như doanh nghiệp nhận thức đúng đắn và tính toán đúng số thuế mà mình phải nộp.
- Tăng cường các cuộc đối thoại giữa cơ quan thuế đối với doanh nghiệp. Cơ quan thuế cần khách quan lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của doanh nghiệp, giúp họ kịp thời khắc phục khó khăn và tiếp thu ý kiến đề xuất để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung để chính sách thuế ngày càng hoàn thiện, có tính khả thi, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn.
- Cần tổ chức, theo dõi tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, kê khai, nộp thuế kịp thời, tôn vinh các doanh nghiệp chấp hành tốt nghĩa vụ thuế tạo phong trào thi đua giữa các người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ, kịp thời.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
- Phát động tuyên truyền mạnh mẽ việc bán hàng xuất hoá đơn và mua hàng phải lấy hoá đơn trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng, góp phần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế cho cả công tác quản lý thuế.
3.3.4. Phát triển hệ thống dịch vụ kế toán, tư vấn kê khai thuế
Điều này có ý nghĩa quan trọng, góp phần tiết kiệm chi phí và thời gian cho doanh nghiệp khi thực hiện nghĩa vụ thuế. Trong điều kiện của nước ta hiện nay, trình độ am hiểu pháp luât tài chính, thuế, kế toán của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân còn có những hạn chế nhất định, nhất là về trình tự, thủ tục kê khai, nộp thuế và những vấn đề khác có liên quan. Việc phát triển các dịch vụ tư vấn thuế, phát triển các đại lý thuế sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận với các dịch vụ về thuế, giúp họ tiết kiệm chi phí trong việc chấp hành, thực thi các cơ chế, chính sách của Nhà nước. Để phát triển các hoạt động dịch vụ thuế, cần có các giải pháp cụ thể sau:
- Cần phải có những quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của đại lý thuế để tạo ra một hành lang pháp lý cho loại hình dịch vụ này phát triển. Mặc dù Luật quản lý thuế có quy định để trở thành một đại lý thuế và quyền và nghĩa vụ của đại lý thuế, nhưng nhìn chung các quy định này chưa thật cụ thể, đặc biệt chưa đề cập các nguyên tắc bảo mật thông tin cho người nộp thuế, đây là vấn đề hết sức nhạy cảm đối với doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh và cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, bên cạnh các quy định cụ thể về điều kiện đối với đại lý thuế, đối với người được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ thuế, cần có quy định về việc xử phạt đối với đại lý thuế trong trường hợp vi phạm các quy định về bảo mật thông tin cho khách hàng là người nộp thuế.
- Mở rộng việc đào tạo và triển khai cấp chứng chỉ hành nghề đại lý thuế cho các cá nhân đủ điều kiện. Nghiên cứu tổ chức thi cấp chứng chỉ hành nghề đại lý làm thủ tục về thuế theo hướng định kỳ trong năm, tạo điều kiện cho các cá nhân tổ chức có cơ hội đáp ứng đủ khả năng cung cấp dịch vụ này. Đồng thời thúc đẩy sự phát triển của hoạt động dịch vụ tư vấn thuế, hỗ trợ các đại lý làm thủ tục thuế. Bên cạnh đó, để nâng cao trình độ đại lý thuế, để từ đó tạo điều kiện cho họ cung cấp dịch vụ thuế tốt hơn, cần quy định bắt buộc các đại lý thuế phải tham dự các khoá học, cập nhật các kiến thức và đào tạo chuyên sâu hằng năm để họ tiếp cận các thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
3.3.5. Tăng cuờng công tác kiểm tra tình hình chấp hành chính sách thuế và kiểm tra nội bộ tại chi cục thuế
Mục tiêu cơ bản của công tác này là tập trung chỉ đạo việc kiểm tra chấp hành đúng nội dung pháp luật thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào NSNN, đồng thời thông qua công tác kiểm tra phát hiện những điểm còn hạn chế, vướng mắc, kiến nghị biện pháp xử lý, kịp thời sửa đổi, bổ sung chính sách, chế độ nhằm hoàn thiện và phát huy tác dụng của hệ thống thuế, có tính giáo dục, răn đe người nộp thuế chấp hành không nghiêm về pháp luật thuế. Trong thời gian đến, Chi cục cần chú trọng đến công tác kiểm tra thuế theo hướng kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, lựa chọn trên cơ sở phân tích rủi ro, tiến hành kiểm tra thuế theo mức độ các phạm vi về thuế, có các dấu hiệu gian lận về thuế. Để lựa chọn doanh nghiệp có rủi ro cao trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế đưa vào diện phải kiểm tra, chi cục thuế cần xem xét các vấn đề sau:
- Tiến hành phân loại doanh nghiệp theo ngành nghề kinh doanh, trong mỗi ngành nghề, tiến hành phân loại theo quy mô hoạt động (tiêu chí như: doanh thu, vốn kinh doanh...), tiến hành đối chiếu mức kê khai nộp thuế trong tháng, quý, năm của doanh nghiệp có cùng ngành nghề, quy mô hoạt động từ đó phát hiện ra doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm về thuế để đưa vào diện kiểm tra thuế.
- Đánh giá, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua báo cáo tài chính hành năm, các chỉ tiêu cần phân tích như lợi nhuận trước thuế, khả năng thanh toán, thuế phải nộp/doanh thu, lãi gộp/doanh thu, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn..., đối chiếu, so sánh tình hình thu, nộp thuế so với cùng kỳ, so với doanh nghiệp cùng ngành nghề, cùng quy mô kinh doanh, lựa chọn những doanh nghiệp có rủi ro cao trong thực hiện nghĩa vụ thuế để có thái độ ứng xử phù hợp.
- Xem xét tính tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế trong một thời gian, phân loại doanh nghiệp chấp hành tốt, chấp hành chưa tốt, thường hay vi phạm pháp luật về thuế để có quyết định kiểm tra phù hợp.
- Kiểm tra khi phát hiện có dấu hiệu, có đơn thư tố giác vi phạm pháp luật thuế, giảm bớt tiền kiểm, tăng cường hậu kiểm.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Bên cạnh đó cần tăng cường kiểm tra nội bộ ngành, chú trọng đến đạo đức tác phong, việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật của cán bộ thuế trong toàn đơn vị. Xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp cán bộ thuế tham nhũng, lấy tiền thuế làm của riêng, thông đồng với doanh nghiệp để chia thuế, gây nhũng nhiễu, phiền hà cho doanh nghiệp khi thực thi công vụ làm mất lòng tin của nhân dân, gây dư luận xấu, làm cho tâm lý chung của các doanh nghiệp là sợ bị kiểm tra, thanh tra thuế.
3.3.6. Tăng cuờng công tác quản lý nợ thuế và cuỡng chế nợ thuế
Để kiểm soát và hạn chế được nợ đọng thuế, cần phải áp dụng những biện pháp sau:
- Cần có các biện pháp tích cực, kiên quyết để cưỡng chế và truy thu nợ thuế như phong tỏa tài khoản, kê biên tài sản bán đấu giá để truy thu nợ thuế. Đối với những trường hợp vi phạm nghiêm trọng cần xử lý theo đúng quy định của Luật quản lý thuế, để có thể răng đe, ngăn chặn được các trường hợp vi phạm về sau.
- Giao chỉ tiêu thu nợ thuế cho từng cán bộ trực tiếp quản lý nợ, coi đây là tiêu chí để đánh giá, bình xét hoàn thành nhiệm vụ của từng cá nhân. Đồng thời có chính sách động viên kịp thời cho những cán bộ thực hiện tốt.
- Phát lệnh thu qua hoàn thuế. Các doanh nghiệp có nợ đọng nhưng được hoàn thuế thì cần phải phát lệnh thu số tiền thuế còn nợ đọng nhằm đảm bảo thu hồi được nợ ngay.
- Tăng cường công tác phân loại nợ thuế để có biện pháp xử lý số thuế nợ đọng.
- Thông qua báo cáo tài chính hằng năm của doanh nghiệp, cán bộ quản lý nợ phân tích các chỉ số phản ánh mức độ đảm nhận nợ và khả năng thanh toán của từng doanh nghiệp, qua đó phân loại doanh nghiệp để có thái độ ứng xử phù hợp trong quá trình đôn đốc thu nộp, quản lý nợ thuế.
3.3.7. Phối hợp có hiệu quả với các ban, ngành liên quan
Công tác thuế là công tác kinh tế - chính trị tổng hợp, cần phải tranh thủ sự chỉ đạo của huyện uỷ, UBND huyện để công tác phối hợp đạt hiệu quả, nhất là trong lĩnh
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
vực chống nợ đọng thuế, đây là nguồn thu chủ yếu của ngân sách huyện; mặt khác, Chi cục thuế chủ động xây dựng quy chế phối hợp với các ngành, thường xuyên cập nhật và trao đổi thông tin cho nhau để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người nộp thuế chấp hành tốt chính sách thuế, phối hợp điều tra các hành vi về gian lận thuế, tập trung vào các hồ sơ hoàn thuế; các trường hợp vi phạm việc sử dụng hoá đơn, chứng từ. Trên cơ sở đó để ngăn chặn, giáo dục, răn đe các doanh nghiệp có hành vi vi pháp pháp luật về thuế.
Đề cao việc phối hợp với các phòng, ban, ngành của huyện rà soát lại nguồn thu trên địa bàn nhất là khoản thu từ các doanh nghiệp chủ chốt, có số thu lớn. Trong nội bộ Chi cục thuế cũng tập trung rà soát toàn bộ các thủ tục, quy trình quản lý thuế. Kịp thời giải quyết những vướng mắc cho doanh nghiệp và tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn hỗ trợ, đảm bảo các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn có điều kiện tốt nhất để thự hiện nghĩa vụ thuế.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ