Đặc điểm kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 40 - 43)

CHUƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Quảng Điền

2.1.4. Đặc điểm kinh tế, xã hội

Bảng 2.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Quảng Điền giai đoạn 2010-2012.

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số xã, phường, thị trấn ĐVHC 11 11 11

Dân số trung bình Người 83.561 83.456 83.354

+ Khu vực đô thị 9.860 9.903 9.988

+ Khu vực nông thôn 73.701 73.553 73.366

Số người trong độ tuổi lao động Người 46.776 46.717 46.782 - Số người có khả năng lao động Người 43.041 42.995 42.942

+Nông nghiệp 25.486 23.647 21.836

+ Công nghiệp - Xây dựng 6.107 6.182 6.098

+ Dịch vụ - Du lịch 11.448 13.166 15.008

- Số người mất khả năng lao động Người 3.735 3.772 3.840 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Quảng Điền năm 2012) Tổng dân số toàn huyện năm 2012 là 83.354 người. Số người trong độ tuổi lao động là 46.782 người, trong đó số người có khả năng lao động là 42.942 lao động có chuyên môn nghiệp vụ chiếm tỷ lệ nhỏ, chủ yếu là lao động phổ thông.

Lao động nông nghiệp vẫn dư thừa, việc làm thiếu, thu nhập của người dân còn thấp. Lao động nông nghiệp đã giảm qua các năm, điều này phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.

Mặt dù chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà cụ thể là giảm tỷ trọng nông nghiệp để gia tăng công nghiệp và dịch vụ, song việc chuyển dịch này ở địa bàn huyện Quảng Điền vẫn chưa mạnh và rõ nét. Số lao động trong hai lĩnh vực dịch vụ và công

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

nghiệp vẫn chưa tăng nhiều. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng phải nhận thấy rằng ở Quảng Điền, điều kiện về địa lý như đã nêu ở trên có ảnh hưởng nhiều đến việc phát triển công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn huyện, nhất là điều kiện về giao thông đã ảnh hưởng đến quá trình kêu gọi đầu tư từ bên ngoài cũng như khả năng phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn.

2.1.4.2. Cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội

Trong những năm qua kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng trên địa bàn đã có bước phát triển đáng kể, tạo ra nhiều năng lực sản xuất mới, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn huyện. Tổng vốn đầu tư xã hội trong thời kỳ 2011-2013 đạt hơn 500 tỷ đồng.

Trong đó xây dựng cơ bản 371,5 tỷ đồng. (Ngân sách Nhà nước 312,9 tỷ đồng, chiếm 62,6%; nhân dân và các thành phần kinh tế 163,9 tỷ đồng, chiếm 32,8%; các nguồn viện trợ 23,1 tỷ đồng, chiếm 4,6%).

Lĩnh vực được tập trung đầu tư, đó là hệ thống giao thông, thuỷ lợi, chỉnh trang và phát triển đô thị. Những tuyến đường quan trọng đã được nâng cấp, mở rộng đó là tuyến đường Quốc lộ 49B, và tỉnh lộ 11A , cùng với các tuyến đường tỉnh lộ 4, tỉnh lộ 8B chạy dọc, ngang địa bàn huyện tạo thành trục xương sống. Từ đây, các hệ thống đường huyện, đường liên xã, liên thôn đan xen nhau tạo thành mạng lưới giao thông khá hợp lý với tổng chiều dài khoảng 430 km. Tuy nhiên, do địa hình khá phức tạp, lãnh thổ bị chia cắt thành nhiều khu vực khác nhau, vùng đồng bằng địa hình thấp trũng, vùng ven biển bao bọc bởi các đồi cát và mặt nước đã gây nên một số khó khăn nhất định cho giao thông đường bộ, cũng như việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

Trong những năm gần đây, bằng nhiều nguồn vốn của tỉnh, huyện, đặc biệt nguồn vốn ODA của Chính phủ Lúc -Xăm-Bua (Dự án phát triển nông thôn ) đã tập trung đầu tư, nâng cấp, xây dựng mới các tuyến đường chính, các công trình giao thông, thủy lợi, trường học, y tế và giao thông nội đồng.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

2.1.4.3. Tình hình phát triển kinh tế

Bảng 2.3. Cơ cấu giá trị sản xuất huyện Quảng Điền giai đoạn 2011-2013

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Tăng trưởng b/q (%/năm) TH

2007-2012

So NQ 2007-2012 I. Tổng GTSX (Tỷ đ) 699,8 800,7 923, 1 13,2 17-18 - Công nghiệp- XD 165,5 193,9 227,5 18,1 26-27

- Nông, lâm, ngư 240,5 3019,8 265,0 3,3 7-8

- Dịch vụ 293,8 354,0 430,6 22,0 23-24

II. Tăng trưởng (%) 13,7 14,4 15,3 - Công nghiệp- XD 17,3 17,2 17,3

- Nông, lâm, ngư 3,7 5,1 4,8

- Dịch vụ 20,8 20,5 21,6

(Nguồn: Niên gián thống kê huyện Quảng Điền 2012) Trong thời kỳ 2010 - 2012 kinh tế trên địa bàn huyện đạt mức tăng trưởng khá, bình quân tăng 13,17%/năm, trong đó công nghiệp-xây dựng tăng 18,10%; nông nghiệp tăng 3,3%; dịch vụ tăng 22,0%. Tổng giá trị sản xuất (GO) năm 2011 đạt 800,7 tỷ đồng.

Riêng năm 2012, mặc dù kinh tế cả nước và tỉnh Thừa Thiên Huế gặp nhiều khó khăn do lạm phát và giá cả biến động mạnh nhưng kinh tế huyện Quảng Điền vẫn tiếp tục tăng trưởng theo hướng tích cực, giá trị sản xuất (GO) tăng đạt 15,3%, tăng 0,9%

so với năm 2011. Trong đó, công nghiệp - xây dựng tăng 17,3%; dịch vụ tăng 21,6%;

nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4,8%. Tổng giá trị sản xuất (GO) năm 2012 đạt 923,1 tỷ đồng. Nhìn chung tăng trưởng kinh tế chung trên địa bàn huyện tăng khá ổn định, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ có mức tăng trưởng cao. Riêng nông nghiệp tăng trưởng thiếu ổn định, phụ thuộc nhiều vào thời tiết khí hậu, dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản luôn tiềm ẩn làm ảnh hưởng đến tăng trưởng của ngành nông nghiệp.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện có sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng tích cực, phá dần thế thuần nông, tăng đáng kể khu vực dịch vụ và công nghiệp - xây dựng.

Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng và cơ cấu kinh tế còn hạn chế; chưa có các ngành, sản phẩm mũi nhọn; các ngành sử dụng nhiều chất xám, có hàm lượng kỹ thuật cao còn rất hạn chế, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phân bố phân tán, chưa hình thành các vùng sản xuất tập trung.

- Cơ cấu lao động cũng có sự chuyển biến tích cực, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tăng dần. Tuy nhiên cơ cấu lao động chuyển dịch còn chậm so với yêu cầu phát triển.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)