Tình hình tài sản, Nguồn vốn

Một phần của tài liệu Thực trạng kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng sài gòn thương tín – chi nhánh quảng bình (Trang 34 - 37)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KSNB CHU TRÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH

2.1. Tổng quan về Sacombank – Chi nhánh Quảng Bình

2.1.3. Nguồn lực và kết quả kinh doanh của Sacombank – Chi nhánh Quảng Bình

2.1.3.1. Tình hình tài sản, Nguồn vốn

Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của NH có thể diễn ra thường xuyên liên tục đòi hỏi NH phải có nguồn lực nhất định về tài sản và nguồn vốn, và để đánh giá khả năng, triển vọng hoạt động của NH trong hiện tại và tương lai thế nào như thế nào thì cần tìm hiểu về tình hình tài sản – nguồn vốn, cơ cấu tài sản, tỷ trọng của các khoản mục trong nguồn vốn của ngân hàng...một NH muốn tồn tại và phát triển trong thời gian dài thì dòi hỏi phải có nguồn lực vững chắc.

Bảng 2.1 – Tình hình tài sản của chi nhánh

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

2010 2011 2012 So sánh

Số tiền % Số tiền % Số tiền % 2011/2010 2012/2011

+/- % +/- %

Vốn khả dụng và các khoản đầu tư

65.150 7,25 102.521 9,25 105.545 11,58 37.370 57,2 3.024 3,14

Hoạt động tín dụng

818.060

91,06 985.717 88,96 787.657 86,42 167.657 20,15 (198.060) -19,84

Tài sản cố định và tài sản khác

15.188 1,69 19.835 1,79 18.195 2 4.647 30,84 (1.640) -8,32

Tổng Tài sản

898.399 100 1.108.0

74 100 911.397 100 209.675 23,34 (196.676) -17,75

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính – Sacombank chi nhánh Quảng Bình) Qua bảng trên ta có thể thấy tổng tài sản của Sacombank - Chi nhánh

Quảng Bình tăng mạnh trong năm 2011 trên tất cả các khoản mục. Tổng tài sản tính

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Mai Thị Thúy Lành 35

đến ngày 31/12/2011 là 1.108.074 triệu đồng đã tăng 209.675 triệu đồng tương ứng tăng 23,04% so với năm 2010. Trong khi đó tổng tài sản của năm 2012 lại giảm đi so với năm 2011, tính đến ngày 31/12/2012 tổng tài sản tại chi nhánh là 911.397 triệu đồng đã giảm 196.676 triệu đồng tương ứng với mức giảm là 17,94%, trong đó:

Vốn khả dụng và các khoản đầu tư: năm 2011 khoản mục này chiếm 9,25%

trong tổng tài sản và tăng 37.370 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 57,2%

so với năm 2010, năm 2012 khoản mục này chiếm 11,58% trong tổng tài sản và tăng 3.024 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 3,14% so với năm 2011. Đây là khoản mục không sinh lời hoặc có nhưng rất ít. Do đó nếu để tiền mặt tại quỹ nhiều quá sẽ giảm khả năng sinh lời của Ngân hàng nhưng nếu để thấp quá sẽ làm giảm khả năng thanh toán của Ngân hàng. Là NHTM, hoạt động vì lợi nhuận cho nên sẽ không giử số lượng tiền mặt lớn.

Hoạt động tín dụng: Năm 2010, khoản mục tín dụng chiếm 91,06% còn năm 2011 chiếm 88,96% trong tổng tài sản, tuy nhiên so với năm 2010 thì năm 2011 khoản mục này tăng 167.657 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 20,15%, như vậy tuy có sự tăng lên về tổng dư nợ đối với nền kinh tế nhưng tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tổng tài sản lại giảm. Năm 2012 tỷ trọng khoản mục này chiếm 86,42%, giảm đi so với năm 2011 là 198.060 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng là (-19,84%).

Sự biến động của chỉ tiêu này là do diển biến không thuận lợi của nền kinh tế từ năm 2010 đến nay, nền kinh tế phức tạp, hoạt động của các doanh nghiệp bị khó khăn dẫn đến nhu cầu vay vốn hoạt động, đầu tư của doanh nghiệp giảm, một lý do nữa là Ngân hàng thưc hiện chính sách cắt giảm lượng cho vay trong tổng tài sản để có bước đi thận trọng trong tình trạng nền kinh tế như thế này.

Tài sản cố định và tài sản có khác: Đây là khoản mục không sinh lời nhưng đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với Ngân hàng. Năm 2011 khoản mục này là 19.835 triệu đồng, chiếm 1,79% trong tổng tài sản, tăng lên 4.647 triệu đồng tương ứng với mức tăng 30,84% so với năm 2010. Năm 2012 khoản mục này là 18.195 triệu đồng, chiếm 2% trong tổng tài sản, giảm xuống 1.640 triệu đồng tương ứng với mức giảm 8,32% so với năm 2011. Như vậy tỷ trọng khoản mục tài sản cố định và tài sản khác trong tổng tài sản có của chi nhánh đã tăng theo mổi năm, điều này là do chi

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Mai Thị Thúy Lành 36

nhánh đang chú trọng đầu tư, cải tiến, mở rộng hệ thống máy móc, trang thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ cho hoạt động của chi nhánh.

Trong năm 2011, các khoản mục trong tổng tài sản của Sacombank – Chi nhánh Quảng Bình tăng khá đồng đều, còn năm 2012 thì khoản mục hoạt động tín dụng, tài sản cố định và tài sản có khác đã giảm xuống, nền kinh tế phức tạp, khó khăn, tăng trưởng chậm đã làm ảnh hưởng không tốt đến tất cả các lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức trong đó có Ngân hàng.

Bảng 2.2 – Tình hình nguồn vốn của chi nhánh

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

2010 2011 2012 So sánh

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

% Số tiền

+/- % +/- %

Các khoản

phải trả 852.781 94,92 908.028 81,95 1.276.898 140,1 55.246

6,48 368.870 40,62

Hoạt động

thanh toán 2.910 0,32 123.476 11,14 (415.923) -45,64 120.565 4141,99 (539.400) -436,84 Vốn và các quỹ 42.706 4,75 76.569 6,91 50.423 5,5 33.862 79,29 (26.146) -34,15 Tổng nguồn

vốn 898.399 100 1.108.074 100 911.397 100 209.675 23,34 (196.676) -17,75

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính – Sacombank chi nhánh Quảng Bình) Từ bảng trên ta thấy, năm 2011, tổng nguồn vốn tăng 209.675triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 23,34% so với năm 2010. Năm 2012, tổng nguồn vốn giảm 196.676 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng là -17,75%. Trong đó:

Các khoản phải trả: Năm 2011 khoản mục này là 908.028 triệu đồng, chiếm 81,95% trong tổng nguồn vốn, tăng lên 55.246 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng là 6,48%. Năm 2012 khoản mục này là 1.276.898 triệu đồng, chiếm 140,1% tổng nguồn vốn, tăng lên 368.870 triệu đồng tương với tốc độ tăng trưởng là 40,62%. Tỷ trọng khoản phải trả tăng theo mỗi năm cho thấy tuy nền kinh tế không thuận lợi nhưng Ngân hàng đã huy động được lượng tiền gửi lớn từ khách hàng, tận dụng các khoản phải trả nội bộ và phải trả bên ngoài để duy trì hoạt động tín dụng cũng như đầu tư trang thiết bị tại chi nhánh.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Mai Thị Thúy Lành 37

Hoạt động thanh toán: Khoản mục này trong năm 2011 có số dư có là 123.476 triệu đồng, chiếm 11,14% trong tổng nguồn vốn của chi nhánh, tăng 120.565 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 4141,99%, trong khi đó năm 2012 lại giảm đi 539.400 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng là -436,84%. Hoạt động thanh toán là một hoạt động quan trọng và rất cần thiết với nhu cầu của khách hàng hiện nay, sự biến động của khoản mục này là phụ thuộc phần lớn vào nhu cầu của khách hàng.

Số lượng hoạt động thanh toán tăng nhanh qua mổi năm, tuy nhiên trong năm 2011 thì chênh lệch giửa số dư có và số dư nợ của khoản mục thanh toán là 123.476 triệu đồng thể hiện số tiền chưa trả cho hoạt động thanh toán là khá lớn, còn trong năm 2012 chênh lệch giữa số dư có và số dư nợ là một số âm (415.923 triệu đồng), có nghĩa là số tiền Ngân hàng phải thu từ hoạt động thanh toán là 415.923 triệu đồng.

Vốn và các quỹ: Khoản mục này chiếm 6,91% trong tổng nguồn vốn của năm 2011, năm 2011 khoản mục này là 76.569 triệu đồng, tăng lên 33.862 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng 79,29% so với năm 2010. Năm 2012 khoản mục này là 50.423 triệu đồng, giảm đi 26.146 triệu đồng tương ứng với tốc đố tăng trưởng là - 34,15% so với năm 2011. Như vậy vốn và các quỹ trong năm 2011 thì tăng lên còn trong năm 2012 thì giảm xuống là do sự biến đổi về vốn cũng như lợi nhuận chưa phân phối, quỹ khen thưởng phúc lợi trong chi nhánh.

Một phần của tài liệu Thực trạng kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng sài gòn thương tín – chi nhánh quảng bình (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)