Đánh giá chung về hoạt động KSNB quy trình cho vay KHDN tại

Một phần của tài liệu Thực trạng kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng sài gòn thương tín – chi nhánh quảng bình (Trang 65 - 68)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KSNB CHU TRÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH

3.1. Đánh giá chung về hoạt động KSNB quy trình cho vay KHDN tại

3.1.1. Ưu điểm

Về mội trường kiểm soát: Ban Giám Đốc đã xây dựng những chuẩn mực về đạo đức trong đơn vị, phổ biến những quy định liên quan đến hoạt động cấp tín dụng doanh nghiệp, đảm bảo mọi cán bộ đều hiểu biết và thực hành theo đúng quy định.

Giám đốc đã chú trọng và quan tâm đến công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động nghiệp trong quy trình cho vay KHDN, tạo môi trường kiểm soát chặt chẽ, phù hợp với quy định hiện hành của Nhà nước như: xây dựng các hệ thống qui chế điều hành hoạt động khá đầy đủ; qua kết quả hoạt động của bộ phận KSNB đã phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai sót trong công tác quản lý, điều hành các bộ phận nghiệp vụ. Các nhân viên liên quan đến hoạt động cấp tín dụng đều đảm bảo năng lực, nhân viên có được những kĩ năng và hiểu biết cần thiết để thực hiện được nhiệm vụ của mình, có kiến thức và kinh nghiệm phù hợp với nhiệm vụ được giao, được giám sát và thường xuyên được huấn luyện để nâng cao kĩ năng và nghiệp vụ.

Về thủ tục kiểm soát: Cơ chế phân cấp ủy quyền được quy định bằng các văn bản, đảm bảo tách bạch nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân, các bộ phận trong tổ chức tín dụng. Đơn vị đã phân định rõ về quyền hạn và trách nhiệm của từng thành viên, ban hành những quy định thể chế hóa bằng văn bản giúp mỗi thành viên hiểu rõ họ có nhiệm vụ cụ thể gì và từng hoạt động của họ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến người khác trong việc hoàn thành mục tiêu.

Về quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp: Quy trình cấp tín dụng doanh nghiệp được diển ra theo một quy trình thống nhất trong toàn hệ thống Sacombank trên

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Mai Thị Thúy Lành 66

toàn quốc. Xây dựng và thiết lập được một quy trình cho vay hợp lý , phù hợp đã giúp chi nhánh thực hiện tốt việc cung cấp tín dụng, đã nâng cao chất lượng, an toàn trong công tác cho vay của chi nhánh. Quy trình có bảy giai đoạn và trong từng giai đoạn xác định rõ trách trách nhiệm, quyền hạn và các công việc cụ thể của cá nhân , bộ phận đã được quy định trong văn bản nhằm hạn chế những sai sót, kiểm soát rủi ro; mỗi giai đoạn thực hiện đều rõ ràng và tách bạch với nhau được thực hiện tuần tự tạo thuận lợi trong việc kiểm tra, rà soát lại thông tin giúp quản lý những rủi ro có thể xảy ra.

Trong khâu tiếp thị, tiếp nhận nhu cầu của KH, chi nhánh đã xây dựng hệ thống các hướng dẫn cụ thể bằng văn bản về các hồ sơ KH. Bên cạnh đó, chi nhánh còn bố trí nhân viên tín dụng giải thích và hướng dẫn cụ thể để KH tự lập hồ sơ vay vốn. Do đó, có thể hạn chế được rủi ro xảy ra.

Trong khâu thẩm định tín dụng, đã xây dựng được chương trình thẩm định thống nhất trong toàn hệ thống Ngân hàng Sacombank; xây dựng các tiêu chí rõ ràng, cụ thể bằng các biểu mẩu và giấy tờ làm việc nhằm giảm khối lượng công việc cho nhân viên tín dụng và đảm bảo tính chính xác, đầy đủ của thông tin cần thẩm định.

Việc xác định các tiêu chí thẩm định chuẩn ngăn ngừa những rủi ro cụ thể giúp nhân viên thẩm định tránh bỏ sót những công việc quan trọng và cần thiết.

Khâu phê duyệt đã có sự phân quyền phân nhiệm rõ ràng nên dễ dàng quy trách nhiệm cho các cá nhân, bộ phận nếu có rủi ro xảy ra. Việc phân chia quyền phán quyết cấp tín dụng là cách thức kiểm soát rủi ro rất là quan trọng, tránh được trường hợp các cá nhân, đơn vị làm việc vượt quyền hạn, năng lực của mình dẩn đến những kết quả không tốt. Trước khi đi đến quyết định phê duyệt khoản vay của KH thì luôn có sự kiểm soát lại của các cấp có thẩm quyền liên quan nên hạn chế được các rủi ro có dạng tiềm ẩn.

Hoàn chỉnh hồ sơ và triền khai phán quyết đã có sự phê duyệt đầy đủ của các phòng ban liên quan trước khi đi đến thỏa thuận cho vay với KH. Ðã có các văn bản quy định rõ ràng về việc hoàn chỉnh hồ sở, thỏa thuận và thông báo tín dụng với khách hàng nên hạn chế được những sai sót có thể xảy ra. Tại Chi nhánh có các quy định rõ ràng về quá trình thực hiện việc giải ngân như thời gian, cách thức và được kiểm soát....

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Mai Thị Thúy Lành 67

Việc quản lý và thu hồi nợ gốc và lãi vay, ngân hàng đã quy định rõ thời gian và trách nhiệm của các cá nhân trong việc thông báo cho khách hàng nợ gốc và lãi vay đến hạn để đôn đốc trả tiền đúng hạn. Có các quy định về gia hạn nợ, theo dõi quản lý nợ quá hạn trong trường hợp KH không trả được các khoản vay đến hạn.

Hệ thống quản lý hồ sơ, dữ liệu của khách hàng mang tính an toàn, bảo mật cao.

Công tác kiểm tra và giám sát trong quy trình tại các phòng ban tạo điều kiện thuận lợi cho các bước, các thủ tục được diển ra một cách hợp lý và khoa học, giúp ban lãnh đạo dể dàng kiểm tra, giám sát khoản vay từ thời điểm xét duyệt cho vay đến khi thanh lý hợp đồng.

3.1.2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm được nêu ra trên, hệ thống KSNB quy trình cho vay KHDN còn một số hạn chế sau:

Thứ nhất, Môi trường kiểm soát còn nhiều yếu tố không thuận lợi cho công tác KSNB. Đôi khi sự chồng chéo trong điều hành và tác nghiệp giữa các bộ phận còn diễn ra, cơ chế tập thể quyết định vẫn tồn tại. Vì thế, trong nhiều trường hợp quyền hạn đã phân cấp không được sử dụng hết hoặc bị lạm dụng.

Thứ hai, Khi tiếp nhận hồ sơ, chứng từ của KH, một số CVKH còn chưa thực sự chú trọng việc đối chiếu bản chính. Điều này có thể dẫn tối rủi ro KH cung cấp chứng từ giả mạo làm sai lệch kết quả thẩm định khoản vay.

Thứ ba, Tại Sacombank, quy trình thẩm định được ban hành bằng văn bản và được hướng dẫn rất chi tiết cụ thể. Tuy nhiên, một số CVKH một phần do năng lực còn hạn chế, phần khác do chủ quan trong công tác thẩm định nên công tác thẩm định thực hiện chưa đúng quy trình dẫn đến bỏ lọt KH xấu.

Thứ tư, Trong công tác giải ngân, GDVTD thường chỉ kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ mà chưa chú trọng việc kiểm tra các điều kiện cấp tín dụng theo phán quết của cấp có thẩm quyền, chưa chú trọng kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của chứng từ sử dụng vốn....Điều này có thể dẫn đến giải ngân vốn vay sai mục đích, chưa tuân thủ đầy đủ các điều kiện cấp tín dụng theo bút phê.

Thứ năm, Theo quy định của Sacombank, việc giám sát kiểm tra sau cho vay phải được thực hiện định kỳ tối thiểu ba tháng một lần(riêng đối với giải ngân tiền mặt

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Mai Thị Thúy Lành 68

sau tối đa một tháng phải kiểm tra tình hình sử dụng vốn). Ngoài ra, còn có các đợt kiểm tra đột xuất nếu tình hình thị trường có biến động bất lợi, tài sản đảm bảo biến động giảm, nghi ngờ KH có dấu hiệu bất thừơng...(tần suất kiểm tra tùy thuộc vào mức độ rủi ro của khoản vay). Tuy nhiên, CVKH chưa thực sự chú trọng công tác kiểm tra giám sát sau cho vay; Các báo cáo kiểm tra sau cho vay lưu trong hồ sơ tín dụng đôi khi còn mang tính hình thức, đối phó.

Thứ sáu, Hoạt động cấp tín dụng doanh nghiệp chưa thực hiện phân tách chức năng hoàn toàn, cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ xin vay vốn của KH là cán bộ ngân hàng đầu tiên thẩm định hồ sơ xin vay vốn, và cũng chính là cán bộ kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng sau khi giải ngân; là cán bộ tiếp nhận, quản lý mọi thông tin về KH. Nếu có trường hợp một khoản cho vay sai do trình độ nghiệp vụ yếu kém, do thông đồng giữa CBTD và cán bộ lãnh đạo ngân hàng duyệt khoản vay sẽ không được ngăn ngừa, không sớm được phát hiện và không được sửa sai kịp thời.

Điều này đã làm giảm tính độc lập, khách quan của kiểm tra, KSNB.

Một phần của tài liệu Thực trạng kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng sài gòn thương tín – chi nhánh quảng bình (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)