Một số giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống KSNB quy trình cho vay

Một phần của tài liệu Thực trạng kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng sài gòn thương tín – chi nhánh quảng bình (Trang 68 - 71)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KSNB CHU TRÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH

3.2. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống KSNB quy trình cho vay

3.2.1. Giải pháp góp phần hoàn thiện KSNB quy trình cho vay KHDN tại Sacombank – Chi nhánh Quảng Bình

Để nâng cao chất lượng hoạt động KSNB và để hạn chế, ngăn ngừa được những rủi ro hoạt động cho vay KHDN, tôi có một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, xây dựng một môi trường kiểm soát thuận lợi để hổ trợ trong việc kiểm soát các hoạt động của chi nhánh trong đó có hoạt động cho vay KHDN; có quy định rõ ràng hơn trong việc giao trách nhiệm, quyền hạn của các cấp có thẩm quyền để phát huy được năng lực và khả năng sáng tạo của mỗi cấp và cũng để dễ dàng truy cứu trách nhiệm; thực hiện cơ chế cá nhân quyết định đi đôi với tập thể quyết định để khai thác được năng lực tập thể và đồng thời phát huy được năng lực của cá nhân chủ chốt.

Thứ hai, Ban giám đốc chi nhánh khuyến khích nhân viên tín dụng tăng cường hơn kiểm tra, giám sát thực tế; đưa ra các phương pháp cụ thể trong kiểm tra thực tế giúp nhân viên thực hiện tốt hơn hoạt động kiểm soát rủi ro trong việc cấp tín dụng; có biện pháp xử lý những trường hợp giải ngân không đúng mục đích và các điều kiện cấp tín dụng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Mai Thị Thúy Lành 69

Thứ ba, Ban giám đốc khuyến khích cán bộ, nhân viên tín dụng tham gia đóng góp ý kiến qua các buổi hội họp, trao đổi kinh nghiệm hoặc là quy định định kỳ tháng quý mỗi phòng ban, bộ phận đều phải có nhận xét về những tích cực và tiêu cực trong cách quản lý, điều hành của ban lãnh đạo qua đó đưa ra ý kiến đóng góp và bỏ vào hộp thư góp ý tại Chi nhánh.

Thứ tư, Chú trọng công tác kiểm soát quản lý cũng như kiểm soát tổng quát nhằm ngăn ngừa, phòng tránh trước khi những trường hợp không tốt xảy ra; xây dựng được một hệ thống kiểm soát thống nhất, bao trùm tất cả các hoạt động của Chi nhánh.

Thứ năm, Cần tách bạch chức năng, nhiệm vụ của bộ phận bán hàng và bộ phận thẩm định nhằm nâng cao tính độc lập khách quan trong hoạt động cấp tín dụng.

3.2.2. Giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống KSNB tại Sacombank – Chi nhánh Quảng Bình

3.2.2.1. Xây dựng môi trường kiểm soát phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động Hội đồng quản trị và Ban giám đốc Chi nhánh cần quan tâm và có trách nhiệm cao trong việc xây dựng môi trường kiểm soát tốt, cần sớm hoàn thiện môi trường kiểm soát nội bộ gắn với xu hướng vận động, phát triển trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay.

Khuyến khích các chuẩn mực cao về đạo đức, tính tuân thủ các nguyên tắc KSNB của các phòng ban, bộ phận; không khen thưởng và đề bạt những cán bộ lãnh đạo, những cá nhân đã nhất thời kinh doanh thu được nhiều lợi nhuận nhưng không đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc KSNB.

Có thái độ ủng hộ bằng lời nói, thái độ đối với những bộ phận, cá nhân có thành tích làm việc tốt. Tổ chức cơ cấu hoạt động của Chi nhánh một cách khoa học trong đó sự phân công phân nhiệm cho các đơn vị, bộ phận, cán bộ được quy định rõ ràng.

Tăng cường ứng dụng tin học trong công tác quản trị điều hành, đặc biệt là quản lý tài chính, quản lý giao dịch và quản lý tài sản, tin học hoá hoàn toàn hệ thống kế toán. Điều này cho phép xây dựng một cơ chế giám sát tự động, thường xuyên và liên tục, hoạt động thống nhất, có khả năng phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai sót phát sinh.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Mai Thị Thúy Lành 70

3.2.2.2. Chú trọng công tác kiểm tra, KSNB

Ngân hàng Sacombank cũng như các NHTM khác đang trong quá trình thực hiện chính sách hiện đại hoá, mức độ phân cấp, phân quyền ngày càng cao, kể cả phân quyền đến từng nhân viên giao dịch. Vì vậy, vai trò của kiểm soát quản lý trở nên cực kỳ quan trọng để có thể ngăn chặn và phát hiện những sai sót và tiêu cực, đảm bảo an toàn trong hoạt động của Chi nhánh.

Cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động kiểm soát đảm bảo sự phối hợp hài hoà, tránh chồng chéo để hạn chế tối đa rủi ro kiểm soát.

Hoàn thiện cơ chế phân cấp ủy quyền rõ ràng, minh bạch; đảm bảo tách bạch nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân, các bộ phận trong đơn vị, đảm bảo mọi cán bộ tham gia nghiệp vụ cho vay KHDN cũng như các nghiệp vụ khác không có điều kiện để thao túng hoạt động, bưng bít thông tin phục vụ các mục đích cá nhân hoặc che dấu các hành vi vi phạm quy định của pháp luật và quy định nội bộ.

Người điều hành các bộ phận, trực tiếp tham gia quy trình cấp tín dụng doanh nghiệp và hoạt động kiểm soát quy trình phải thường xuyên xem xét, đánh giá về tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm tra, KSNB; mọi khiếm khuyết của hệ thống này phải được báo cáo kịp thời với cấp quản lý trực tiếp; những khiếm khuyết lớn có thể gây tổn thất hoặc nguy cơ rủi ro phải được báo cáo ngay cho Giám đốc.

Định kỳ hàng năm, phải tiến hành tự rà soát, kiểm tra, đánh giá hệ thống kiểm tra, KSNB. Việc tự kiểm tra, đánh giá bao gồm việc rà soát và đánh giá về sự đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm tra, KSNB dựa trên việc xác định và đánh giá rủi ro, nhằm xác định các vấn đề còn tồn tại và chỉ rõ các thay đổi cần thiết đối với hệ thống kiểm tra, KSNB để xử lý, khắc phục các vấn đề đó.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Mai Thị Thúy Lành 71 PHẦN III

Một phần của tài liệu Thực trạng kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng sài gòn thương tín – chi nhánh quảng bình (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)