CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ MÔ HÌNH Z-SCORE
1.1 Tổng quan về xếp hạng tín dụng
1.1.8 Tổng quan về XHTD ở một số nước trên thế giới và VIệt Nam
1.1.8.1.1. Mô hình XHTD của Fitch:
Fitch xếp hạng DNchưa trên phân thích định tính và phân tích đinh lượng.
Phương pháp phân tích của fitch bao gồm phân tích dữ liệu tài chính và hoạt động kinh doanh của DN trong khoảng thời gian ít nhất là 5 năm. Mục tiêu chủ yếu trong cách tiếp cần của fitch là phân tích so sánh mà fitch sử dụng để đánh giá sức mạnh của mỗi DN và rủi ro kinh doanh trong mối quan hệ với các DN khác trong cũng một nhóm các DNtương đồng. Thêm vào đó, phân tích độ nhạy cũng được thực hiện thông qua một vài kịch bản để đánh giá khả năng của DN khi đương đầu với những thay đổi trong môi trường kinh doanh. Một nhân tố xếp hạng then chốt theo Fitch là tính linh hoạt tài chính mà nó dựa phần lớn vào khả năng tạo ra dòng tiền tự do từ hoạt dộng kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phân tích định tính:
Phần tích định tính gồm có phân tích rủi ro ngành, môi trường kinh doanh, vị thế của DN trong ngành, năng lực của ban quản trị, phần tích kế toán.
- Phân tích định lượng:
Trong phân tích định lượng, Fitch nhấn mạnh đến thước đo dòng tiền của thu nhập, đòn bẩy và các khoản đảm bảo nợ để đánh giá rủi ro tín dụng. Fitch cũng nhấn mạnh vai trò của EBITDA – một thước đo quan trọng về khả năng tạo ra thu nhập chưa tính đến đòn bẩy tài chính và được sự dụng phổ biến trong quá trình đánh giá.
1.1.8.1.2.Mô hình XHTD của Moody’s:
Moody‟s thiết lập 11 tỷ só chung nhất để sử dụng trong phân tích so sánh, các tỷ số này được Moody‟s ứng dụng rộng rãi ở những quốc gia khác nhau, những ngành khác nhau và cả ở các báo cáo XHTD doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quy trình cụ thể, Moody‟s có thể xem xét bớt hoặc them vào các chỉ tiêu cho phù hợp với từng ngành riêng biệt, 11 tỷ số thường được Moody‟s sử dụng gồm:
17
Bảng 1.1. Các chỉ số tài chính sử dụng trong XHTD của Moody‟s EBITA biến tế =
Lợi nhuận hoạt động biện=
Tỷ số biến động doanh thu=
Nguồn: Các phương pháp XHTD DN điển hình trên thế giới phần 3- Lê Tất Thành – www.rating.com.vn
1.1.8.1.3.Mô hình XHTD của Standar & Poor’s
Cũng như Fitch, phương pháp xếp hạng của S&P bao gồm cả phân tích định tính và định lượn. S&P cũng tập trung nhiều vào phân tích dòng tiền và khả năng thanh toán trong quá khư. Về phân tích khả năng sinh lợi, theo tiêu chuẩn xếp hạng DN2006, là một phần trong bước phân tích rủi ro tài chính của DNnhưng theo tiêu chuẩn XHTD DN2008, S&P nhấn mạnh khả năng sinh lợi như một phần của bước đánh giá rủi ro khinh doanh và năng lực cạnh tranh.
Trong quy trình xếp hạng, S&P không phân loại theo tính chấp của dữ liệu mà phân loại theo rủi ro là rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính.
Rủi ro kinh doanh bao gồn rủi ro ngành, khả năng cạnh tranh, vị thế DNtrong ngành, lợi thế kinh tế, khả năng sinh lợi trong sự so sánh với các DNkhác trong nhóm tương đồng. S&P nhấn mạnh nhân tố chính trong rủi ro kinh doạnh là khả
18
năng cạnh tranh của doanh nhiệp. Vì các vấn đề phần tích trong rủi ro kinh doanh hay trong phân tích định tính của Fitch, S&P và Moody‟s hầu hết là giống nhau nên sẽ không được nhắc lại.
Rủi ro tài chính gồm phân tích chính sách tài chính, chính sách và thông tin kế toàn, khả năng đáp ứng của dòng tiền, cấu trúc vốn, khả năng thanh toán ngắn hạn.
Để đánh giá khả năng trả nợ, S&P đưa ra một số tỷ số chính để phân tích:
1.1.8.2 .Kinh nghiệm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của một số ngân hàng thương mại ở Việt Nam
Các NHTM hiện nay đang thực hiện xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế, đặc điểm kinh doanh của NHTM theo tinh thần quyết định 493 của thống đốc NHNN. Đây là bước tiến ban đầu trong việc tiếp cận an toàn vốn, không chỉ nhằm mục đích phân loại nợ mà còn nhằm đánh giá rủi ro khoản vay, quán lí chất lượng tín dụng. Ở Việt Nam cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về XHTD. Nổi bật là 2 công trình lớn của tác giả PGS.TS Nguyễn Trọng Hòa :„ Xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng đối với DN VN trong nền kinh tế chuyển đổi‟. (2008) và TS Bùi Phúc Trung „Ứng dụng phương pháp thống kê xây dựng mô hình định mức tín nhiệm KH tín dụng‟. (2010).
Cả hai tác giả này đều dựa trên hướng tiếp cận từ mô hình phân tích phân biệt (DA) và Logistic để xây dựng mô hình XHTD đối với các DN trên TTCK Việt Nam.
1.1.8.2.1.Nhận thức ở thị trường Việt Nam
Hiện cả nước mới chỉ có một số ít đơn vị hoạt động trong “lĩnh vực có liên quan” tới XHTD như: Công ty Thông tin tín nhiệm và xếp hạng DN C&R, trung tâm Thông tin tín dụng của Ngân Hàng Nhà nước CIC và Trung tâm Đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp (CRVC) thuộc Công ty phần mềm và truyền thông Vietnamnet. Các đơn vị này vẫn chưa phải là tổ chức XHTD theo đúng nghĩa, bởi lẽ hoạt động chính vẫn chỉ là cung cấp thông tin có liên quan tới các doanh nghiệp mà chưa thực hiện nghiệp vụ xếp hạng tín nhiệm theo chuẩn mực quốc tế. Trong số 3 đơn vị nói trên CRVC hiện đã phải tạm ngừng hoạt động. Các tổ chức trung gian
19
như thế này ở Việt Nam hình thành còn chậm và lạc hậu, chưa thành lập được các tổ chức XHTD độc lập, điều này làm cho ngân hàng, các nhà đầu tư rất khó khăn trong việc ra quyết định, làm cho việc phát hành cổ phiếu công ty không thể căn cứ vào chỉ số tín dụng của các công ty để định lợi suất phát hành, dẫn đến giá cả và lợi suất của cổ phiếu công ty không phản ánh đúng tình trạng rủi ro của công ty.
Trong số hàng vạn doanh nghiệp ở Việt Nam, hiện mới chỉ có một số các doanh nghiệp thuê đánh giá XHTD, đó là Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam và Ngân hàng TMCP Kỹ thương. Công ty xếp hạng được thuê là Moody‟s.
1.1.8.2.2. Phương pháp và mô hình xếp hạng tín dụng
Hiện nay, tại Việt Nam, CIC là một trong những tổ chức đầu tiên tiến hành việc XHTD các doanh nghiệp. Sau gần 3 năm tiến hành việc phân tích XHTD doanh nghiệp, CIC đã có điều kiện tiếp xúc và hợp tác với một số tổ chức XHTD của các nước và đã có những thành công bước đầu trong việc XHTD. Kho dữ liệu của CIC hiện nay đã thu thập thông tin từ 100% các TCTD hoạt động theo Luật các TCTD, một số tổ chức khác có hoạt động NH như quỹ đầu tư và phát triển đô thị TPHCM, Bình Dương, Đà Nẵng, Quỹ bảo vệ môi trường,… với tổng dư nợ được cập nhật đạt trên 95% tổng dư nợ nền kinh tế.
Phương pháp của CIC thiên về lịch sử vay vốn, quan hệ với các tổ chức tín dụng của DN hơn là phân tích chuyên sâu về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, cũng như khả năng đảm bảo trả nợ của doanh nghiệp.
Thông tin mà CIC cung cấp cho các đối tượng có nhu cầu tập trung về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, về Ban lãnh đạo, các chi nhánh, văn phòng đại diện, thông tin về quan hệ tín dụng (danh sách tổ chức tín dụng quan hệ, diễn biến dư nợ trong kỳ, tình hình vay nợ và nợ không đủ tiêu chuẩn của doanh nghiệp), tình hình tài chính qua các năm, bảng so sánh chỉ tiêu tài chính qua các năm, bảng tính điểm tình hình hoạt đông DNqua các năm, các chỉ tiêu phi tài chính, nhận xét chung về tình hình hoạt động và vay nợ của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu được đưa vào phân tích, xếp hạng bao gồm chỉ tiêu tài chính như bảng tổng kết tài sản và bảng tổng kết
20
hoạt động kinh doanh tính đến thời điểm 31/12 hằng năm của doanh nghiệp; chỉ tiêu về quan hệ tín dụng ngân hang và chi phí trả vay, gồm tổng dư nợ tại các ngân hang, danh sách tổ chức tín dụng quan hệ, diễn biến dư nợ trong kỳ, khả năng trả lãi, dư nợ trên nguồn vốn sở hữu, sự cố trong thanh toán tiền vay ngân hàng (lịch sử vay nợ ngân hang của DN trong thời hạn 3 năm liên tục trở về trước tính từ năm được xếp hạng); các chỉ tiêu phi tài chính như thời gian hoạt động của doanh nghiệp, loại hàng kinh doanh xuất, nhập khẩu, thị trường tiêu thụ,…
Về các tín dụng, CIC sẽ tiến hành đối với các DN thuộc mọi thành phần kinh tế, bao gồm kinh tế nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty có vốn đầu tư nước ngoài, công ty hợp danh và DN tư nhân, theo 3 loại quy mô (lớn, vừa và nhỏ). Phương pháp phân tích được dựa vào phương pháp chỉ số, phương pháp so sánh và phương pháp chuyên gia.