CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ MÔ HÌNH Z-SCORE
2.4 Ứng dụng mô hình z-score trong xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại BIDV Huế
2.4.1 Ví dụ minh họa việc sử dụng mô hình z- score để tính chỉ số z
Để áp dụng tính Z-score, tác giả dùng báo cáo tài chính của một doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn chứng khoán VN để thể hiện cách tính Z-score. Doanh nghiệp được chọn ngẫu nhiên là Công ty cổ phần Bánh kẹo Bibica, mã cổ phiếu là BBC, báo cáo tài chính được chọn là báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011. Theo báo cáo tài chính của Bibica , ngành kinh doanh chính là sản xuất các loại bánh kẹo và kinh doanh bất động sản. Khi xem xét doanh thu và chi phí cũng như tình hình tài sản cố định của Bibica cho thấy doanh thu chủ yếu của Bibica từ sản xuất và bán các loại bánh kẹo, nước uống…do đó có thể phân Bibica vào nhóm doanh nghiệp niêm yết và thuộc loại hình doanh nghiệp sản xuất. Từ đó tác giả áp dụng công thức tính Z-score theo công thức:
Z= 1.2X1 + 1.4X2 + 3.3X3 + 0.6X4 + 1.0X5
Để đánh giá khả năng phá sản của các công ty, chỉ số Z của chúng được so sánh với các mức điểm được xác định trước như dưới đây:
Z <1.8 : Phá sản
1.8<Z<2.99 : Không rõ ràng 2.99<Z : Lành mạnh
Dựa trên báo cáo tài chính có kiểm toán năm 2011 của Bibica, tác giả thu thập được các dữ liệu để tính chỉ số Z-score như sau:
54
Bảng 2.9: Thông tin thu thập từ BCTC của BBC Thông tin thu thập từ BCTC của Bibica Số tiền
Tổng tài sản 786.198
Tổng tài sản ngắn hạn 421.796
Lợi nhuận chưa phân phối 45.708
Lợi nhuận trước thuế 55.329
Chi phí lãi vay 6.728
EBIT 62.057
Giá trị thị trường 171.171
Tổng nợ 214.267
Doanh thu thuần 1.000.308
Nguồn: BCTC của Cty Bibica Dựa trên thông tin đó, tác giả tính toán chỉ số Z-score như sau:
Bảng 2.10: Chỉ số Z-score tính theo BCTC công ty BBC
Chỉ tiêu Giá trị Hệ số Nhân hệ số
X1( tỷ số vốn lưu động/ tổng tài sản) 0,5365 1,2 0,64380 X2( tỷ số lợi nhuận giữ lại/ tổng tài sản) 0,05814 1,4 0,08139
X3( tỷ số EBIT/ tổng tài sản) 0,07893 3,3 0,26047
X4( giá trị thị trường vốn chủ sở hữu/
giá trị sổ sách tổng nợ)
0,79887 06 0,51127
X5( tỷ số doanh thu thuần/ tổng tài sản) 1,27234 1 1,27234 Z-score 2,768 Nguồn: Theo số liệu tính toán của tác giả
Kết quả chỉ số Z-score cho thấy Z-score của Bibica nằm trong ngưỡng 1.8 đến 2.99 thể hiện công ty có nguy cơ rủi ro về phá sản trong vòng một năm tới, tuy nhiên rủi ro này thấp vì Z-score bằng 2.76 gần với ngưỡng 2.99. Như vậy, nếu ngân hàng cho công ty vay sẽ có thể gặp rủi ro tín dụng với doanh nghiệp. Xem xét kĩ
55
hơn báo cáo tài chính tình hình kinh doanh của Bibica có thể cho thềm nhiều thông tin:
Ngày 25/5/2011, Bibica gặp hỏa hoạn tại nhà máy sản xuất bánh Pie ở Bình Dương( trong thuyết minh báo cáo tài chính) với tổng trị giá thiệt hại máy móc là trên 40 tỷ VND, trong khi đó chi phí khôi phục sản xuất là trên 100 tỷ VND( theo ước tính của Bibica). Mặc dù BBC có mua bảo hiểm cháy nổ với nhà máy, xong việc có đền bù từ công ty bảo hiểm PVI là chưa chắn chắn nên Bibica ghi nhận khoản phải thu ngắn hạn khác trên 140 tỷ VND. Mặc dù có tổng tài sản ngắn hạn trên 420 tỷ VND nhưng trong đó có khoảng trên 29 tỷ VND là khoản phải thu ngắn hạn, trong khi đó tổng nợ ngắn hạn của Bibica lên đến 209 tỷ VND. Như vậy, nếu trừ đi tổng các khoản phải thu ngắn hạn thì tài sản ngắn hạn của Bibica còn lại không đủ chi trả cho các khoảng nợ ngắn hạn. Mặc khác, tiền mặt trong kỳ của Bibica giảm trên 29 tỷ chỉ còn lại khoảng 60 tỷ VND, trong khi đó tổng chi phí trung bình một năm của Bibica là trên 900 tỷ( khoảng 75 tỷ trên tháng), như vậy tiền mặt còn lại của Bibica là không đủ để Bibica chi trả các khoảng chi phí trong một tháng. Doanh thu có tăng trưởng mạnh, tuy nhiên lợi nhuận lại không tăng nhiều mà các loại chi phí tăng. Tất cả những yếu tố trên làm cho hoạt động kinh doanh của Bibica trong năm 2011 tuy có mở rộng nhưng chưa hiệu quả cao và có tiềm ẩn rủi ro vì vậy chỉ số Z-score cho kết quả cảnh báo rủi ro phá sản của Bibica là hợp lý và chính xác. Cảnh báo của chỉ số Z-score rất hữu ích cho NHTM trong việc xác định rủi ro tín dụng của Bibica trong năm sắp tới 2012 hoặc khi ra quyết định cấp tín dụng cho Bibica.
2.4.2 Kết quả nghiên cứu vận dụng mô hình trong xếp hạng tín dụng tại BIDV Huế
Dựa trên các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp từ tiếp cần nguồn dữ liệu của BIDV Huế trong năm 2014, tiến hành xử lý số liệu liên quan đến các chỉ tiêu sử dụng trong mô hình Z - score. Do yêu cầu bảo mật thông tin khách hàng và ngân hàng nên đề tài này không nêu rõ kết quả xếp hạng từng doanh nghiệp một trong quá trình nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã chọn 41 doanh nghiệp
56
(theo Phụ lục) đang được xếp hạng tín dụng tại BIDV Huế để chấm điểm theo mô hình Z-score.
Bảng 2.11: Kết quả xác định chỉ số nguy cơ phá sản của 41 doanh nghiệp trong năm 2014.
Phân vùng Năm 2014
1. Vùng lành mạnh(>2,99) 23
2. Vùng không rõ ràng (1,8<Z<2,99) 14
3. Vùng nguy cơ phá sản( <1,8) 4
Tổng cộng 41
Nguồn: Trích từ số liệu tính toán của tác giả Qua bảng trên ta thấy, từ các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, tác giả đã sử dụng phần mềm excel để tính chỉ số nguy cơ phá sản của 41 doanh nghiệp.
Trong năm 2014 có 4 doanh nghiệp có nguy cơ phá sản thể hiện là tình hình tài chính của các doanh nghiệp này là rất yếu và trong tương lai rất là nguy hiểm nghiêm trọng. Số lượng công ty lành mạnh chiếm đa số trong tổng số các doanh nghiệp được khảo sát (23 công ty), bên cạnh đó số lượng công ty có tình hình tài chính không rõ ràng là 14 công ty, điều này có thể gợi ý rằng tình trạng tài chính của các doanh nghiệp nằm trong vùng này không phải là lành mạnh và có thể không ổn định, tiềm ẩn nguy cơ phá sản, cần phải cân nhắc thêm trước quyết định cho vay của ngân hàng.
2.4.3 So sánh việc sử dụng mô hình z- score và mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ đang được sử dụng tại BIDV Huế.
Dựa vào kết quả của mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ của 41 doanh nghiệp đang nghiên cứu tại NH BIDV chi nhánh Huế và theo kết quả tính toán của mô hình Z-score ta có thể so sánh được kết quả giữa hai mô hình:
57
Bảng 2.12 : Kết quả so sánh giữa hai mô hình Z-score và mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ của 41 doanh nghiệp điều tra.
Chỉ tiêu Mô hình tại BIDV Mô hình Z-score
Nhóm A-AAA ( vùng lành mạnh)
26 23
Nhóm B-BBB (vùng không rõ ràng)
12 14
Nhóm D-CCC (vùng có nguy cơ phá sản)
3 4
Nguồn: Theo số liệu tính toán của tác giả.
Nhận xét:
Trong vùng lành mạnh, kết quả của mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ tại BIDV là 26 doanh nghiệp, chênh lệch 3 doanh nghiệp so với cùng kết quả trong mô hình Z-score. Trong đó có ba công ty được ngân hàng BIDV xếp vào vùng lành mạnh nhưng kết quả của mô hình Z-score chỉ xếp vào vùng không rõ ràng. 3 doanh nghiệp được cả hai mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ xếp vào vùng có nguy cơ phá sản, khánh kiệt tài chính đều không được ngân hàng BIDV thông qua quyết định giải ngân. Còn 1 doanh nghiệp được BIDV xếp vào vùng không rõ ràng thì chỉ số Z xếp vào vùng có nguy cơ phá sản. Để hiểu rõ sự phân tích của mô hình Z-score ta xem xét kĩ hơn phần phân tích báo cáo tài chính của các công ty này (vì lý do bảo mật tên doanh nghiệp nên sẽ được gọi theo tên thứ tự).
2.4.3.1 Doanh nghiệp được BIDV xếp lành mạnh nhưng theo mô hình Z-score thì thuộc vùng không rõ ràng.( doanh nghiệp thứ 4, 8, 29 theo lần lượt tên công ty X, Y, Z)
Ba doanh nghiệp được mô hình BIDV xếp vào vùng lành mạnh nhưng theo mô hình Z-score thì chỉ thuộc vùng không rõ ràng, đó là các công ty cổ phần X, Y,
58
Z có chỉ số Z-score lần lượt là 2,5; 2,07; 2,2, đều nằm giữa vùng không rõ ràng, nếu ngân hàng cho vay các doanh nghiệp này sẽ có tiềm ẩn rủi ro tín dụng.
Công ty X là công ty hoạt động trong ngành thủy sản, có quy mô nhỏ. Theo báo cáo tài chính công ty X năm 2014, tình hình lợi nhuận trước thuế (431 triệu đồng) và lợi nhuận giữ lại thấp (323 triệu đồng, xem Phụ lục), có biến động không rõ ràng. Trong khi đó, tổng tài sản (4953 triệu đồng) và tổng tài sản ngắn hạn ( 4265 triệu đồng) tương đối cao, điều này làm tỉ số X2 và X3 trong chỉ số Z rất thấp. Bên cạnh đó, tổng nợ so với giá trị thị trường lớn hơn, chứng tỏ công ty đang gặp khó khăn về vấn đề tài chính, hay chỉ số X4 cũng tương đối thấp, nên chỉ số Z luôn nằm trong vùng không rõ ràng, tức là có tiềm ẩn rủi ro tín dụng. Báo cáo tài chính 3 năm 2012-2014 cho biết, công ty trong 3 năm qua, tình hình kết quả hoạt động kinh doanh không khả quan, do biến động về thị trường ngành thủy sản, điều này nói lên tính chính xác khả quan về khả năng tiềm ẩn rủi ro tín dụng của chỉ số Z, có nghĩa là công ty có khả năng rơi vào khánh kiệt tài chính, cùng với những khoản nợ không có khả năng thanh toán nếu tình hình không được cải thiện.
Tuy nhiên ngân hàng BIDV trong những năm qua luôn xếp doanh nghiệp vào vùng lành mạnh( luôn trong khoảng từ AA-AAA) vì theo thông tin chấm điểm tài chính và phi tài chính, tổng số điểm của doanh nghiệp và xếp vào vùng phân loại, thì tỷ trọng điểm cho thông tin phi tài chính là 65%, và các chỉ tiêu cho điểm của doanh nghiệp này rất cao, (theo phầm mềm xếp hạng tín dụng nội bộ, điểm từ 60- 100 mỗi chỉ tiêu), trong khi điểm thông tin tài chính là 35%, việc duy trì điểm trọng số này là dựa theo căn cứ khách quan của cán bộ nhân viên tín dụng, cơ sở cho việc chấm điểm chưa thực sự phản ánh đúng tình hình của doanh nghiệp.
Theo nhận định của tác giả, trong trường hợp này, chỉ số Z đo lường khách quan và dự báo tình hình hoạt động tương lai của công ty X rõ ràng và chính xác hơn mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng BIDV.
59
Bảng 2.13: Các chỉ tiêu so sánh của doanh nghiệp X năm 2012-2014
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Lợi nhuận giữ lại 493 526 323
Lợi nhuận trước thuế 512 627 431
Chi phí lãi vay 98 156 103
EBIT 610 783 534
Nguồn: Theo BCTC doanh nghiệp X từ 2012-2014 Cũng tương tự như công ty cổ phần X, kết quả kinh doanh của công ty Y trong năm qua không mấy khả quan, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận giữ lại thấp( lần lượt là 1989 và 989 triệu đồng) mặc dù tổng doanh thu khá cao 54769 triệu đồng, nhưng chi phí lãi vay lớn, tổng nợ 30495 triệu đồng, tuy nhiên giá trị thị trường thấp, chỉ 10000 triệu đồng, việc này làm giá trị X4 giảm xuống rõ rệt. Doanh nghiệp cố gắng giảm bớt nợ theo giải pháp dùng tiền mặt trả nợ, nhưng khi đó tài sản lưu động bị giảm, ảnh hưởng gián tiếp đến doanh số và lợi nhuận. Theo thông tin của BIDV, công ty trả nợ theo quý không đúng hạn, tuy nhiên, việc duy trì các mối quan hệ chấm điểm theo báo cáo phi tài chính là rất cao, nên công ty được xếp vào khoảng A-AAA( vùng lành mạnh). Tuy nhiên, việc xếp hạng công ty nằm trong chỉ số Z không lành mạnh là tương đối đúng đắn.
Công ty Y có chỉ số Z là 2.07 nằm trong vùng không rõ ràng. Doanh nghiệp thuộc loại hình công ty có quy mô nhỏ, kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn, du lịch và xây dựng công trình dân dụng.
Bảng 2.14: Tóm tắt BCTC kiểm toán năm 2014 của công ty Z
Đơn vị: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu Số tiền
1 Tổng tài sản 45.339
2 Tài sản ngắn hạn 28.163
3 Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 17.176
60
4 Nợ phải trả 17.903
5 Vốn chủ sở hữu 27.436
6 Lợi nhuận trước thuế 2.564
7 Chi phí lãi vay 1.071
8 Lợi nhuận giữ lại 1.937
9 Giá trị thị trường 2.637
10 Doanh thu thuần 41.598
Nguồn: Trích số liệu của BCTC doanh nghiệp tại ngân hàng BIDV Kết quả kinh doanh năm 2014, Công ty đạt doanh thu 67559 triệu đồng, giá vốn hàng bán 25961 triệu đồng, lợi nhuận trước thuế 2564 triệu đồng và lợi nhuận giữ lại 1937 triệu đồng. Tổng lãi vay thanh toán cho các ngân hàng là 1071 triệu đồng. Theo tiêu chí phân loại ngành nghề kinh doanh của BIDV thì công ty được chấm điểm các chỉ tiêu tài chính theo nhóm doanh nghiệp quy mô nhỏ thuộc ngành xây dựng và dịch vụ. Phân tích riêng lẻ từng chỉ tiêu tài chính của công ty cho thấy so với số liệu thống kê ngành thì năng lực tài chính của doanh nghiệp được được đánh giá là tốt. Tổng hợp lại các căn cứ tiêu chí chấm điểm và cách đánh giá mô hình chấm điểm XHTD tại BIDV thì doanh nghiệp được xếp loại AAA, nằm trong vùng lành mạnh. Tuy nhiên, các khoản vay của doanh nghiệp này được đánh giá có xu hướng nợ xấu vì có sự chuyển đổi đa số các hợp đồng vay có thời hạn từ ngắn hạn sang trung và dài hạn bằng cách cho vay lại để thanh toán ngắn hạn. So sánh với kết quả tính toán của mô hình Z-score thì kết quả điểm Z chỉ nằm trong khoảng không rõ ràng, điều này ngân hàng BIDV nên cân nhắc trước quyết định cho vay hay không.
2.4.3.2 Doanh nghiệp được BIDV xếp vào vùng không rõ ràng nhưng theo mô hình Z-score thì được xếp vào vùng có nguy cơ phá sản( doanh nghiệp thứ 20, N)
Đó là doanh nghiệp N, tình hình hoạt động kinh doanh trong năm 2014 không phát triển (xem phụ lục), tổng tài sản và tài sản ngắn hạn khá cao( 38626 tỷ đồng và 26672 tỷ đồng), chi phí lãi vay thấp và được chi trả đúng hạn, tuy nhiên, tổng doanh thu của công ty trong năm 2014 rất thấp, 13555 tỷ đồng. Nguyên nhân là do theo
61
báo cáo tài chính công ty năm 2013, xưởng sản xuất bị cháy làm cho sản phẩm bị thiệt hại nặng nề, giá vốn hàng bán tăng lên đáng kể, và giá trị thị trường thấp, nên làm cho các tử số trong chỉ số riêng lẻ của điểm Z thấp, kết quả là doanh nghiệp này được xếp vào vùng có nguy cơ phá sản cao (CCC-D). Tuy nhiên, công ty này vẫn được ngân hàng xếp vào vùng không rõ ràng (B-BBB)( xem Phụ lục) và vẫn thông qua quyết định giải ngân, vấn đề là công ty vẫn trả lãi đúng hạn và duy trì mối quan hệ tốt đối với ngân hàng ( doanh nghiệp N vẫn trả lãi đúng hạn vào quý I năm 2015). Tuy nhiên, điểm số phi tài chính mà mô hình xếp hạng tín dụng cao đã làm cho số điểm được xếp hạng tín dụng cao hơn so với mô hình Z-score, vào vùng không rõ ràng và chỉ có nguy cơ tiềm ẩn rủi ro phá sản. Xem xét giữa hai mô hình xếp hạng, nhận thấy doanh nghiệp này vẫn chưa đe dọa ngân hàng về rủi ro tín dụng trong năm nay, nhưng trong thời gian tới, việc duy trì hoạt động kinh doanh nên được chú ý hơn. Tuy nhiên xét về phía ngân hàng, doanh nghiệp vẫn trong tình trạng an toàn và chưa có rủi ro tính dụng ảnh hưởng, do đó theo nhận định tác giả đánh giá mô hình xếp hạng tín dụng nội đúng đắn hơn mô hình Z-score trong trường hợp doanh nghiệp này.
Xem xét tình hình trả lãi và vốn gốc của các công ty theo quý trong năm 2014 (các doanh nghiệp trả nợ theo phương thức trả lãi định kì, trả vốn gốc khi đáo hạn.)
Bảng 2.15: Tình hình trả nợ theo quý trong năm 2014 của các doanh nghiệp X, Y, Z, N.
Doanh nghiệp Quý I Quý II Quý III Quý IV
X Đúng hạn Trả chậm Đúng hạn Đúng hạn
Y Đúng hạn Trả chậm Đúng hạn Trả chậm
Z Trả chậm Trả chậm Đúng hạn Đúng hạn
N Đúng hạn Đúng hạn Đúng hạn Đúng hạn
Nguồn: Bảng theo dõi tình hình tín dụng của các doanh nghiệp tại BIDV Huế
62
Qua bảng tình hình trả nợ của các doanh nghiệp được so sánh chênh lệch kết quả xếp hạng hai mô hình, ta thấy rằng việc trả lãi và gốc của các doanh nghiệp này trong năm 2014 không hoàn toàn đúng hạn. Với nguyên tắc như vậy, các trường hợp khách hàng luôn trả nợ đúng hạn cho ngân hàng nhưng có tình hình tài chính yêu kém sẽ không được xếp ở nhóm hạng tốt nhất. Do đó, kết quả của mô hình Z- score bổ sung vào hệ thống xếp hạng tín dụng giúp cán bộ tín dụng cân nhắc kĩ và so sánh với mức xếp hạng tín dụng nội bộ để đảm bảo an toàn tín dụng tốt hơn.