CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ MÔ HÌNH Z-SCORE
2.2 Kết quả hoạt động kinh hoanh của BIDV Huế trong giai đoạn 2012-2014 34
2.2.1 Tình hình huy động vốn
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, yếu tố đầu vào quan trọng và không thể thiếu được đó là vốn, đây là cơ sở để trang bị các yếu tố cần thiết cho kinh doanh. Đối với ngân hàng, vốn đóng vai trò cực kỳ quan trọng bởi đối tượng mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng chính là tiền. Do vậy ngân hàng muốn có đủ vốn để đáp ứng nhu cầu đi vay của khách hàng, trang bị cơ sở vật chất và sử dụng những hoạt động khác, đòi hỏi ngân hàng phải làm tốt công tác huy động các nguồn vốn khác nhau, đảm bảo sao cho các nguồn
35
này cung cấp vốn một cách kịp thời và thường xuyên. Bên cạnh đó, việc sử dụng nguồn vốn như thế nào có hiệu quả là một mục tiêu quan trọng hàng đầu đối với bất kỳ ngân hàng thương mại nào. Sử dụng vốn vay có hiệu quả, điều đó đồng nghĩa với việc kinh doanh có hiệu quả và kéo theo doanh thu của ngân hàng tăng lên..
Chính vì vậy, Ngân hàng luôn xem xét tình hình cân đối giữa tài sản và nguồn vốn của đơn vị mình để thấy được sự phù hợp trong cơ cấu nguồn vốn cũng như cơ cấu tài sản, qua đó đánh giá Ngân hàng có sử dụng hết năng lực cho vay từ số vốn huy động hay không. Việc sử dụng vốn linh hoạt, hợp lý là rất quan trọng để bù đắp chi phí hoạt động và kiếm lợi nhuận thông qua chênh lệch lãi suất đi vay và lãi suất cho vay.
36
Bảng 2.1:Tình hình huy động vốn kinh doanh của Chi nhánh qua 3 năm 2012-2014
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013
Giá trị
(tr.đ) Tỷ trọng (%)
Giá trị (tr.đ)
Tỷ trọng (%)
Giá trị
(tr.đ) Tỷ trọng (%)
Mức tăng giảm
Tỷ lệ tăng giảm
Mức tăng
giảm Tỷ lệ tăng giảm Tổng nguồn
huy động 1.260.756 100% 1.493.455 100% 2.405.545 100% 232.699 18,48% 912.090 61,07%
Theo kỳ hạn
Ngắn hạn 899.635 71,36% 815.534 54,6% 1.219.023 50,67% -84.101 -9% 403.489 49,5%
Trung, dài hạn 228.165 18,09% 504.624 33,79% 774.875 32,21% 276.459 121% 270.251 53,7%
Không kì hạn 132.957 10,55% 173.656 11,61% 411.648 17,12% 40.699 31% 237.992 137,0%
Theo đối tƣợng khách hàng
Khu dân cư 789.151 62,57% 1.008.172 60,47% 1.423.238 59,16% 219.021 28% 415.06 41,2%
DN vừa và nhỏ 389.206 30,87% 638.338 38,29% 676.572 28,12% 249.132 22% 38.23 6%
Định chế tài
chính 82.400 6,5% 20.600 1,23% 305.736 12,70% -61.8 -75% 285.13 1384,2%
37
Qua bảng 2.1 về tình hình huy động vốn, ta có thể nhận thấy rằng nguồn vốn huy động tăng đều và mạnh trong giai đoạn 2012-2014. Mặc dù lượng tiền gửi từ dân cư tăng theo chiều hướng thuận nhưng lượng tiền gửi của các doanh nghiệp lớn lại giảm mạnh năm 2013 và tăng đột biến năm 2014. Cụ thể, nguồn huy động vốn đã tăng từ 1.260 tỷ đồng năm 2012 lên 2.405 tỷ đồng vào cuối năm 2014, tương đương tăng 1.144 tỷ đồng, với mức tăng 90.8%, chứng tỏ trong gian đoạn này, nguồn vốn huy động được ưu tiên phát triển lớn. Nguyên nhân chính là do huy động được nguồn tiền gửi ngắn hạn từ các định chế tài chính như Kho bạc các huyện trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế, từ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm tiền gửi... Ngoài ra Chi nhánh đã lôi kéo được một số khách hàng là doanh nghiệp về gửi tiền tại chi nhánh như: Đại học Nông Lâm, Khách sạn Hương Giang... và một số khách hàng truyền thống khác nên huy động tiền gửi từ tổ chức kinh tế tăng.
Theo phân chia nguồn vốn huy động theo kỳ hạn, thì nguồn vốn huy động theo kì hạn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất, liên tục trong 3 năm chiếm hơn 50%
nguồn vốn huy động chính của ngân hàng, năm 2014 chiếm 60%, phần còn lại là nguồn vốn không kì hạn và vốn trung dài hạn. Nguồn vốn không kỳ hạn chủ yếu là nguồn từ các tổ chức trên địa bàn tỉnh, số dư này có tăng dần qua các năm.
Ngoài ra, kết cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng cho ta thấy qua các năm, nguồn vốn từ các doanh nghiệp vẫn duy trì số dư đều đặn, chưa có sự tăng trưởng lớn. Nguồn huy động từ định chế tài chính và tổ chức cùng với các doanh nghiệp lớn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn huy động, tuy đã tăng dần lên, năm 2014 tăng 12.7%. Nguồn huy động có sự biến động tăng đều qua 3 năm và đặc biệt tăng mạnh trong năm 2014 chủ yếu từ sự biến động số dư của Bảo hiểm xã hội Thừa Thiên Huế và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Đây là những định chế tài chính lớn, có nguồn tiền gửi ổn định nên số tiền huy động từ những đơn vị này khá dồi dào. Nguồn huy động từ khu vực dân cư chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động, gần 60%/tổng nguồn huy động tương đương tăng 415 tỷ đồng năm 2014, đây là nguồn vốn có độ bền vững cao và duy trì tốc độ tăng trưởng qua các năm.
2010 2011 2012