PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐNNGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO ĐẦU TƯ XDCBTRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ
Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được những kết quả quan trọng sau đây:
- Trong 5 năm qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những bước phát triển khá bền vững trên nhiều lĩnh vực. Thu ngân sách hàng năm tăng và vượt chỉ tiêu kế hoach đề ra, tốc độ trăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm đạt 9,19%/năm, hằng năm đã tạo việc làm mới cho trên 16 nghìn lao động. Thu nhập thực tế bình quân hộ gia đình đạt 1.655 nghìn đồng/người/tháng; trong đó khu vực thành thị tăng 25%/năm, khu vực nông thôn tăng 13,6%/năm. Đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng nâng cao.
- Việc lập dự án và danh mục dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch và chủ trương đầu tư tương đối kịp thời. Huy động vốn cho các dự án đó được xúc tiến và tranh thủ được sự giúp đỡ của Trung ương và các bộ ngành. Tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã có nhiều biện pháp để huy động vốn nội lực và nhiều cách khác thông qua các kênh như dân góp, ứng trước kế hoạch, vay bộ tài chính, đổi đất lấy hạ tầng… tạo tiền đề cho xã hội hóa đầu tư XDCB trong đó vai trò NSNN ngày càng thích ứng và tạo sức hút, kích thích các nguồn khác.
- Các cấp NSNN dành cho đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình: NSTW đã đầu tư những công trình lớn, quan trọng đối với khu vực và quốc gia như Quốc Lộ 14, tỉnh lộ 14B, 14C, quốc lộ 49 đi sang Lào, cảng Chân Mây -
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Lăng Cô, khu kinh tế cửa khẩu La Bảo, cửa khẩu A Đớt, cầu Dã Viên, dự án hồ chứa nước Thủy Yên - Thủy Cam; ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho các chương trình dự án lớn của tỉnh; ngân sách Tỉnh đầu tư cho các dự án quy mô vừa do tỉnh quản lý; ngân sách Huyện, Xã đầu tư cho các công trình dự án nhỏ trên địa bàn mà ngân sách cấp trên chưa tới.
- Việc phân cấp trong xét duyệt, quyết định đầu tư mở rộng hơn, tính chủ động và nâng cao trách nhiệm của các ngành và cấp sở huyện, xã phường (mở rộng hơn cả về quy mô lẫn ủy quyền).
- Công tác phân bổ kế hoạch vốn hằng năm được thực hiện chặt chẽ, đúng quy trình theo luật pháp quy định, nhất là vốn XDCB tập trung trong cân đối ngân sách.
Việc phân bổ, giao kế hoạch, quản lý chuyển vốn của NSTW dành cho các dự án đầu tư XDCB trên địa bàn tổ chức rất chặt chẽ, khoa học, dứt điểm, không có hiện tượng gia hạn kế hoạch, không có hiện tượng chuyển vốn chưa thực hiện sang năm sau, khắc phục những hạn chế trong công tác kế hoạch và tâm lý ỷ lại, thiếu quyết tâm trong tổ chức thực hiện dự án của chủ đầu tư.
- Việc kiểm soát thanh toán vốn, quản lý điều hành nguồn vốn được cải thiện khá nhiều và thực hiện đúng quy trình, chế độ chặt chẽ, ý thức trách nhiệm cao. Qua kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB và thẩm tra quyết toán đã giảm trừ, tiết kiệm cho NSNN hàng chục tỷ đồng mỗi năm, góp phần làm lành mạnh nền tài chính quốc gia và hướng dẫn cho các chủ đầu tư những nghiệp vụ cần thiết trong quản lý sử dụng vốn có hiệu quả.
- Thực hiện chỉ thị 1792/CT-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ, vốn đầu tư đã được phân bổ và quản lý đúng mục đích, mục tiêu, nâng cao hiệu quả sử dụng; tiến hành cắt giảm đầu tư công, rà soát, lập danh mục các dự án cần đình hoãn, giãn tiến độ để điều chỉnh vốn tập trung cho các công trình cần thiết nhờ vậy tình hình nợ đọng XDCB được kiểm soát.
- Công tác thông tin báo cáo thông suốt, trôi chảy trong quản lý vốn đầu tư XDCB. Vai trò công nghệ thông tin được phát huy, các chương trình ứng dụng tin học đã được đưa vào triển khai trong các ngành hỗ trợ các nghiệp vụ quản lý vốn, giảm bớt
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
các tác nghiệp thủ công, đảm bảo tính nhanh chóng kịp thời, chính xác, an toàn và hiệu quả cao.
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
Do thói quen và tâm lý trong quản lý đã thích nghi với quản lý các dự án nhỏ và vừa, các chương trình mục tiêu vừa phải nên khi thực hiện các dự án lớn, tỉnh gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong triển khai. Đó là việc trình tự, cách thức lập, duyệt dự án; lựa chọn công nghệ và chỉ tiêu tính toán hiệu quả; kêu gọi đầu tư vốn (hàng tỷ đôla); giải phóng mặt bằng (hơn 1000 hộ dân); xây dựng hạ tầng ngoài hàng rào;
đường đi lối lại để thẩm tra; hội thảo, tiếp thị thông qua các văn kiện ở các bộ ngành và chính phủ, các tổ chức quốc tế… Các vấn đề trên cần được tháo gỡ kịp thời để mở rộng đường cho việc triển khai một loạt dự án lớn đã được khởi động, trong đó vốn đầu tư XDCB từ NSNN có vai trò làm hạ tầng ban đầu, xúc tác và thu hút, kích thích các nguồn vốn khác.
Việc ban hành cơ chế chính sách về quản lý đầu tư XDCB còn nhiều nội dung chưa phù hợp, hơn nữa việc sửa đổi bổ sung chậm được ban hành làm cho các chủ đầu tư phải lập lại hồ sơ thủ tục trình duyệt, dẫn đến chậm trễ trong đầu tư.
Việc triển khai lập quy hoạch còn chậm, một số quy hoạch chất lượng chưa cao, thiếu tầm nhìn dài hạn dẫn đến một số công trình bỏ không hoặc không sử dụng hết giá trị của dự án.
Cơ chế quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB thay đổi thường xuyên, ban hành quá nhiều, gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện. Trong kiểm soát thanh toán vốn, tình hình kiểm tra giám sát còn nhiều thiếu sót do chưa được hoàn thiện và vẫn chưa chú trọng quan tâm.
Công tác kế hoạch hoá còn bất cập, việc phân bổ vốn đầu tư cho các vùng chưa thật sự hợp lý. Đa phần vốn được đầu tư nhiều cho các vùng trung tâm thành phố như TP. Huế, Phong Điền, Phú Lộc. Một số nơi như huyện Hương Thủy, Nam đông, A Lưới thì lượng vốn bố trí và số dự án thực hiện còn thấp. Công tác kế hoạch hoá chưa tốt do kế hoạch hàng năm giao chậm (thực tế cho thấy kế hoạch vốn hàng năm phân bổ cho các dự án bao gồm cả NSTW và NSĐP trên địa bàn tỉnh được bố trí dàn trải từ đầu năm đến cuối năm kế hoạch).
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Qua nhiều năm triển khai và chấn chỉnh bộ máy ban quản lý dự án và chủ đầu tư, kết quả đạt được là nâng lên một bước về trách nhiệm và năng lực song chưa ngang tầm với công việc. Do vậy chưa có chấn chỉnh về chuyên môn cho những đơn vị yếu và chưa khen thưởng, khuyến khích cho những chủ đầu tư làm việc tốt, hiệu quả. Do quá trình chậm trễ trong công tác quản lý, kiểm soát thanh toán vốn, giải ngân vốn quá lâu làm cho biến động giá do lạm phát trong quá trình đó lại càng lộ rõ yếu kém chậm chạp của các tổ chức này.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế