PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
3.1.1. Phương hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016- 2020
Về quan điểm và mục tiêu phát triển: Thực hiện Kết luận 48-KL/TW của Bộ Chính trị và Thông báo 175-TB/TW về Kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Kết luận 48, Quyết định 86/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, quan điểm của Thừa Thiên Huế trong thời kỳ 2016 - 2020 được xác định như sau:
- Quan điểm phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế là xây dựng Thừa Thiên Huế theo mô hình đô thị “di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường”, cùng các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung làm tốt vai trò thúc đẩy phát triển trong vùng miền Trung. Đột phá phát triển kinh tế theo hướng Tăng trưởng xanh gắn với khai thác tốt tiềm năng thế mạnh về văn hóa, y tế giáo dục; lấy du lịch- dịch vụ làm hạt nhân phát triển. Phát huy nhân tố con người, coi trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; tạo điều kiện phát triển mạnh lực lượng doanh nghiệp của tỉnh. Gắn liền tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh xã hội, chủ động phòng tránh và ứng phó với biến đổi khí hậu; giữ vững quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- Mục tiêu phát triển của tỉnh là xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học- công nghệ, y tế, giáo dục, đào tạo của cả nước; quốc phòng, an ninh được tăng cường, chính trị- xã hội ổn định, vững chắc; đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được cải thiện.
- Mục tiêu cụ thể như sau:
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
- Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng bình quân 8,5-9%/năm.
- GRDP bình quân đầu người đạt trên mức bình quân chung cả nước: 3.400 – 3.700 USD.
- Cơ cấu GRDP
+ Công nghiệp, xây dựng: 36,6%
+ Dịch vu: 55,2%
+ Nông, lâm, ngư nghiệp: 8,2%
(Cơ cấu kinh tế nội ngành: nông nghiệp 44,4%; lâm nghiệp 6,5%; ngư nghiệp 45,3%; dịch vụ nông, lâm, ngư 3,8%)
- Gía trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 15%/năm.
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội tăng bình quân 15%/năm.
- Gía trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân 3- 4%/năm.
- Tổng kim gạch xuất khẩu tăng bình quân: 15%/năm.
- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng bình quân: 15- 20%/năm.
- Thu ngân sách nhà nước tăng trưởng bình quân: 10- 12%/năm.
- Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên khoảng: 1- 1,1%/năm.
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 năm tuổi suy dinh dưỡng giảm dưới 8- 10%.
- Lao động được đào tạo nghề đạt: 65- 70%; giải quyết việc làm mới từ 15.000- 16.000 lao động/năm.
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân: 1,5- 2%/năm.
- Tỷ lệ đô thị hóa từ: 60- 65%/năm.
- Ổn định độ che phủ rừng từ 57- 58%; 95% các khu đô thị, 70% khu cÔng nghiệp, các cụm công nghiệp và làng nghề có hệ thống xử lý rác thải, thu gom và xử lý thải rắn; 100% chất thải y tế được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.
- Về các chương trình dự án lớn trên địa bàn tỉnh: xây dựng hệ thống giao thông Quốc gia và tuyến hành lang kinh tế Đông- Tây, phối hợp các đơn vị Trung ương trong dự án xây dựng đường bộ cao tốc Cam Lộ- Túy Loan, mở rộng quốc lộ 1A.
- Tiếp tục xây dựng và củng cố hệ thống hồ, đập, kiên cố hóa hệ thống đê điều, hệ thống kênh mương. Tiếp tục xây dựng hệ thống tưới tiêu vùng hạ du sông Hương, sông Ô Lâu, sông Bồ.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Về nhu cầu vốn:
- Vốn ngân sách nhà nước: 23.434,33 tỷ đồng, chiếm 21,3% tổng nguồn vốn đầu tư, bằng 140,3% so với giai đoạn 2011-2015; trong đó nguồn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương 7.929,53 tỷ đồng, đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương 4.250 tỷ đồng.
- Vốn trái phiếu Chính phủ: 374,25 tỷ đồng, chiếm 0,3% tổng nguồn vốn đầu tư, bằng 22,1% so với giai đoạn 2011-2015.
- Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước: 40.251,97 tỷ đồng, chiếm 36,6%
tổng nguồn vốn đầu tư, bằng 189% so với giai đoạn 2011-2015.
- Nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương (xổ số kiến thiết, các khoản thu phí, lệ phí để lại cho đầu tư): 795 tỷ đồng, chiếm 0,7%
tổng nguồn vốn đầu tư, bằng 186,2% so với giai đoạn 2011-2015.
- Vốn doanh nghiệp nhà nước: 639,52 tỷ đồng, chiếm 0,6% tổng nguồn vốn đầu tư, bằng 98,8% so với giai đoạn 2011-2015.
- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: 19.354,92 tỷ đồng, chiếm 17,6% tổng nguồn vốn đầu tư, bằng 167,1% so với giai đoạn 2011-2015.
- Vốn tư nhân và dân cư: 25.000 tỷ đồng, chiếm 22,7% tổng nguồn vốn đầu tư, bằng 164,9% so với giai đoạn 2011-2015.
- Các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư: 150 tỷ đồng, chiếm 0,1% tổng nguồn vốn đầu tư, bằng 26% so với giai đoạn 2011-2015.
Tổng cộng: 110.000 tỷ đồng, bằng 161,5% so với giai đoạn 2011-2015.
3.1.2. Phương hướng quản lý và sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB của NSNN phải dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN:
phát triển kinh tế đi đôi với giải quyết các vấn đề xã hội, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, kiểm soát và duy trì sự ổn định không làm tăng các nguy cơ gây bất ổn xã hội, phá hoại môi trường sinh thái.
Với vai trò chủ đạo, NSNN tiên phong trong đầu tư vào nhiều dự án sản xuất hàng hóa công cộng có quy mô lớn không có có khả năng thu hồi vốn hoặc thu hồi vốn
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
chậm mà các thành phần khác không muốn, không có khả năng đầu tư, ngoài ra cũng phải tiên phong vào những lĩnh vực ngành nghề có ứng dụng khoa học công nghệ cao, khoa học nghiên cứu cơ bản mà thị trường chưa thể đáp ứng được.
Việc phân bổ nguồn lực cũng phải bảo đảm cho việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng tiến bộ, bảo đảm hài hòa lợi ích các chủ thể Nhà nước, doanh nghiệp và lao động, tạo mọi điều kiện để giải phóng sức sản xuất, nâng cao năng suất lao động góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Một số hướng đổi mới quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN như sau:
Một là, hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB nhà nước phải đảm bảo tính đồng bộ và nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội. Trước hết phải có tính đồng bộ cơ chế chính sách, mọi thể chế, quy định phải minh bạch rõ ràng, dễ hiểu, công khai, tạo điều kiện cho các chủ thể thực hiện thống nhất, tham gia vào thị trường và tiến hành hoạt động sản xuất, tiếp cận các yếu tố vốn, lao động, đất đai, công nghệ. Tiếp đó phải đồng bộ giữa các khâu và các nội dung trong tổ chức thực hiện giữa các địa phương, bộ ngành.
Tránh tình trạng tổ chức thực hiện vận dụng khác nhau các cơ chế chính sách cả về nội dung lẫn thời gian, gây sự lộn xộn tùy tiện trong quản lý.
Hai là, đổi mới quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trong điều kiện hội nhập và mở cửa phải đảm bảo vừa phù hợp với điều kiện trong nước, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế mà nước ta đã cam kết trước đó, tạo cơ hội thu hút được mọi nguồn lực bên trong và nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội của dự án lớn.
Ba là, đổi mới quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN phải theo hướng hiện đại và bám sát góp phần thực hiện cải cách hành chính của Nhà nước. Hiện đại hóa quản lý là việc đưa nhiều thành tựu của công nghệ thông tin và các lý thuyết, mô hình quản lý hiện địa vào quản lý. Đồng thời áp dụng các tiêu chí, nguyên tắc để thanh toán, đánh giá quá trình quản lý vốn, quản lý dự án. Bên cạnh đó cần áp dụng công nghệ thông tin vào cải cách hành chính gồm phần giảm công sức lao động trong công việc quản lý, nâng cao năng suất lao động quản lý, đáp ứng được yêu cầu nhanh, chính xác, hiệu quả và thuận tiện trong giải quyết các công việc với doanh nghiệp và nhân dân. Ngăn ngừa được các hiên tượng quan liêu, tham nhũng, phát huy được vai trò của bộ máy quản lý Nhà nước trong điều hành một cách chủ động, chính xác, kịp thời và hiệu quả.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Bốn là, đổi mới quản lý vốn đầu tư XDCB phải đề cao kỷ cương, phép nước, xử lý nghiêm những người phạm tội tham nhũng, làm giàu bất chính, cố ý làm sai để vụ lợi, nghiêm trị những người vu cáo hạ thấp uy tín cán bộ công chức trong lĩnh vực quản lý.
Nâng cao giám sát và kỷ luật trong các khâu quản lý vốn (dự toán, kỷ luật thanh toán, quyết toán vốn đầu tư…). Góp phần ngăn ngừa phòng chống các hành vi và lành mạnh môi trường quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp với người lao động và các chủ thể có điều kiện hoạt động bình đẳng công bằng, phát huy năng lực sáng tạo của mình trong hoạt đồng lĩnh vực đầu tư XDCB.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
3.2.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý, sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Đối với các cơ quan Nhà nước quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN
Thứ nhất, rà soát lại chức năng quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của ba hệ thống cơ quan Kế hoạch đầu tư, Tài chính, Kho bạc nhà nước để phân định chức năng rõ ràng hơn. Một việc quan trọng cần hoàn thiện là các phòng quản lý công việc này cần có một cơ cấu cán bộ hợp lý, phù hợp với nhiệm vụ được giao. Ngoài cán bộ trụ cột cần có một số kỹ sư công trình để thực hiện các công việc thẩm tra, đánh giá, tổng hợp những chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, môi trường…của dự án công trình và góp phần tham mưu một cách tổng hợp nhất cho lãnh đạo quyết định các vấn đề không đơn thuần về kinh tế mà yêu cầu đặt ra.
Thứ hai, cần triển khai phân cấp mạnh và phân công hợp lý trong quản lý đầu tư XDCB; Trung ương phân cấp cho tỉnh, tỉnh phân cấp cho huyện. Bảo đảm tính tự chủ và nâng cao năng lực sáng tạo cấp dưới. Việc phân cấp chú ý các yêu cầu quan trọng đó là: Phân cấp phải đồng bộ bộ máy trước hết là cơ quan UBND thực hiện phân cấp cho cấp dưới. Theo đó, cơ quan Kế hoạch đầu tư, Tài chính và KBNN triển khai cấp dưới của mình. Việc phân cấp phải đi với phân quyền và phân tiền để có điều kiện thực hiện các công việc một cách chủ động. Bên cạnh đó phân cấp phải chú ý đến nâng cao trình độ, tập huấn hướng dẫn cấp dưới và tăng cường kiểm tra, chỉ đạo…là những
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
điều kiện rất quan trọng mới có thể quản lý có hiệu quả vốn đầu tư XDCB.
Thứ ba, triển khai mạnh mẽ cải cách hành chính theo đề án của chính phủ, nhưng không nên quá máy móc cứng nhắc. Cải cách hành chính phải đi đôi với nâng cao chất lượng cán bộ và phải gắn với áp dụng hiện đại hóa công nghệ thông tin trong quản lý vốn đầu tư XDCB.
Một điểm quan trọng trong hoàn thiện bộ máy là phải nâng cao chất lượng cán bộ; trẻ hóa cán bộ công chức, đồng thời tiến hành cải cách hành chính phải gắn với hiện đại hóa công nghệ thông tin trong quản lý để nâng cao năng suất lao động quản lý, nâng cao chất lượng phục vụ đảm bảo yêu cầu nhanh, kịp thời, chính xác.
Đối với nhóm trực tiếp quản lý, sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN là chủ đầu tư, ban quan lý dự án.
Thứ nhất, khẩn trương sắp xếp lại bộ máy quản lý vốn ĐTXDCB. Do việc phân bổ vốn đầu tư có tính chất phân tán, dàn trải lâu nay. Nội dung chính là đánh giá lại năng lực của từng ban theo những tiêu chí cụ thể để xác đối tượng, địa chỉ cần tập trung sắp xếp lại, không quá chú trọng về hình thức quả lý mà phải xem nội dung thực chất trong điều kiện thực tế cho phép, cơ cấu lại bộ máy và cán bộ ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, phấn đấu thanh toán các ban yếu kém trong thời gian ngắn nhất.
Thứ hai, tích cực đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao năng lực quản lý, trình độ của các chức danh trong ban (lãnh đạo ban, kế toán, kế hoach, kỹ thuật…). Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc này, một mặt tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, định mức tiêu chuẩn quản lý dự án cho phù hợp thực tế, đồng bộ, ổn định và có tính khả thi cao.
Thứ ba, tăng cường kỷ cương phép nước trong quản lý dự án nhưng phải linh hoạt trong chỉ đạo điều hành. Tăng cường tự chủ đồng thời cũng phải chịu trách nhiệm và chấp hành tốt các quy định của cơ chế chính sách. Bám sát thực tế hiện trường để báo cáo cấp trên những biến động và đề xuất điều chỉnh kịp thời đảm bảo hoàn thành dự án theo kế hoach giao. Bên cạnh đó, cần nâng cao ý thức trách nhiệm và giáo dục đạo đức nghề nghiệp của hệ thống ban quản lý dự án.
3.2.2. Hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN tỉnh Thừa Thiên Huế
Thứ nhất, bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội và quy hoạch
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
ngành, quy hoạch khu kinh tế… xây dựng cơ cấu kinh tế tiến bộ, tối ưu để làm cơ sở cho cơ cấu đầu tư và sử dụng các nguồn vốn cho đầu tư phát triển.
Nền kinh tế Huế đang đi lên thuận lợi, Chính phủ và cán bộ ngành đã có nhiều văn bản pháp quy tạo điều kiện cho Huế có những bước tiến quan trọng hơn nữa, các nhà đầu tư lớn đã tìm đến để tìm kiếm cơ hội hợp tác làm ăn. Điều đó đòi hỏi tỉnh phải có các quy hoạch bổ sung cho phù hợp với tình hình.
Thứ hai, xây dựng chính sách và biện pháp rất linh hoạt, hấp dẫn trong thu hút đầu tư, thực hiện quản lý, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn để giải quyết những yêu cầu rất lớn về vốn trong vài năm tới.
Đối với vốn NSNN và vốn có nguồn gốc NSNN tranh thủ sự ủng hộ của Chinnhs phủ và cán bộ, ngành để đầu tư các dự án bồi thường hỗ trợ GPMB và tái định cư bằng nguồn vốn NSNN, vốn hỗ trợ có mục tiêu của chính phủ.
Tiếp tục triển khai quản lý tốt, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn các chương trình mục tiêu đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, 135, 106, vùng sâu vùng xa.
Thứ ba, hạn chế chuyển vốn không thực hiện được năm nay sang năm sau một cách tràn lan, hạn chế vay tồn ngân và ứng vốn khi chưa cần thiết.
3.2.3. Hoàn thiện các khâu quy trình quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN Một là, hoàn thiện khâu phân bổ kế hoạch vốn.
Hiện nay, trong quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN địa phương do nhu cầu vốn không đáp ứng đủ, việc phân bổ vốn trong XDCB còn gặp nhiều hạn chế, phân bổ vốn vẫn chưa thực sự hợp lý và hiệu quả. Để khắc phục hạn chế này thì khâu phân bổ cần bảo đảm yêu cầu cao về tính công khai, minh bạch, công bằng và hiệu quả, do vậy phải theo nguyên tắc tiêu chí và định mức rõ ràng. Mặt khác phải kết hợp, lồng ghép nhiều chương trình dự án, nhiều nguồn vốn để không trùng hoặc bỏ sót, có quan điểm rõ ràng về chống phân tán. Xây dựng điều kiện phân bổ vốn bằng cách xác định nguyên tắc, tiêu chí, mức phù hợp với địa phương và khả năng ngân sách. Làm tốt khâu phân bổ vốn có ý nghĩa quan trọng trong tiền đề mở đường cho sự phát triển bắt đầu từ việc xây dựng cơ sở hạ tầng và tạo sức hút đầu tư từ các nguồn khác.
Hai là, phối hợp ba khâu phân bổ kế hoạch vốn, kiểm soát thanh toán và quyết toán tất toán thành một hệ thống trong quá trình quản lý vốn.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế