Các tiêu chí đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hội an (Trang 28 - 31)

PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về dự án đầu tư và thẩm định tài chính dự án đầu tư

1.3. Thẩm định tài chính của dự án

1.3.7. Chất lượng thẩm định tài chính dự án

1.3.7.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư

Tỷlệnợ xấu: Một DAđược cho là có chất lượng khi DAđó trả nợ gốc và lãi vay đúng kỳhạn đã cam kết trong hợp đồng. Nếu DA không trảnợ đúng hạn thì sẽ bị phân loại nợtheo các nhóm 1,2,3,4,5; nếu chủDArơi vào nợnhóm 3,4,5 thì được xếp vào nợ xấu của NH. Căn cứvào tỷlệnợxấu của NH để đánh giá chất lượng thẩm định tài chính củaDAĐT, bởi DA được thẩm định tốt sẽcó khả năng trảnợ cao hơn so với những DAđánh giá cẩu thả.

Chi phí thẩm định: chi phí cao sẽlàm lợi nhuận thu được từhoạt động cho vay giảm đi, hay hiệu quảcủa hoạt động cho vay sẽkhông cao. Do vậy chi phí thẩm định là

Đại học Kinh tế Huế

một yếu tố tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của NH, là chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định tài chính DA. Một chi phí thẩm định được xem là hợp lý khi nó đáp ứng được yêu cầu cơ bản vềchi phí của công tác thẩm định, đảm bảo công tác thẩm định được thực hiện một cách hiệu quả và chính xác nhưng vẫn đảm bảo phần lợi nhuận thu được.

Mức độchính xác và toàn diện của kết quảthẩm định tài chính DA: thẩm định tài chính DAđược xem là đảm bảo chất lượng khi nó đánh giá được toàn diện và chính xác về khía cạnh tài chính của DA từ đó làm nền tảng để đưa ra quyết định cho vay đúng đắn và có hiệu quả. Mức độ chính xác, toàn diện của nội dung và kết luận thẩm định tài chính được phản ánh thông qua báo cáo thẩm định DA. Một bản báo cáo thẩm định tài chính DA được đánh giá là có chất lượng thể hiện bằng các chỉ tiêu định tính như sau:

 Báo cáo đưa ra được những nhận xét đánh giá đầy đủ và chính xác các nội dung về tài chính DA, trình bày báo cáo thẩm định rõ ràng mạch lạc đưa ra được những kiến nghị,đềxuất rõ ràng vềtính khảthi của DA.

 Kết quả tính toán phân tích tài chính phải chính xác; số liệu phân tích tính toán dựa trên những cơ sở chính sách chế độ của Nhà nước, những thông tin mới và đáng tin cậy, kết quả điều tra phân tích thực tếvà những kết quảphân tích dự báo đúng đắn.

 Kết luận thẩm định đưa ra phải phải logic dựa trên những kết quả tính toán phân tích các chỉ tiêu tài chính, từ đó đưa ra được đánh giá nhận định vềtài chính DA là tốt hay xấu và đềxuất các giải pháp bỏvốn đầu tư phù hợp.

Thời gian thẩm định: một sự chậm trễ nào do chủ quan hay khách quan đều có thể làm mất lòng KH, ảnh hưởng đến thái độ hay mối quan hệ sau này của KH.

Ngoài ra còn có thểdẫn đến những thiệt hại khác lớn hơn cho cảKH lẫn NH, bởi trong thời đại ngày nay thời gian là một yếu rất quan trọngảnh hưởng đến sựthành công của DN. Thời gian thẩm định dài sẽ phát sinh chi phí do chậm tiến độDA hay làm mất đi cơ hội tìmđược nguồn tài trợ khác. Điều đó có thểlàm cho NH mất khách hàng.

Tỷlệdựán hoạt động có hiệu quả: Chất lượng thẩm định tài chính DAđược đánh giá thông qua kết quả hoạt động của DA khi vận hành sản xuất là tốt hay kém;

Đại học Kinh tế Huế

chất lượng thẩm định tài chính DA là tốt hay chưa tốt. Quá trình triển khai thực hiện, DAcó phát huy được hiệu quảtài chính hay không còn phụthuộc vào nhiều yếu tốtác động khác, nên không thể đánh giá chất lượng thẩm định tài chính DA là chưa tốt khi thực tếvận hành khai thác DA kém hiệu quả.

Rủi ro mắc phải sai lầm loại 1 và sai lầm loại 2: Sau khi quá trình thẩm định DAĐT được hoàn tất thì CBTD sẽtrình lên cấp trên đểQuyết định và ký hợp đồng tín dụng dựa trên cơ sở các chỉ tiêu đã thẩm định.Quyết định tín dụng là quyết định cho vay hoặc từchối đối với một hồ sơ vay vốn của KH. Đây là khâu cực kỳquan trọng trong quy trình tín dụng vì nóảnh hưởng rất lớn đến các khâu sau và ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quảhoạt động tín dụng của NH. Có 2 loại sai lầm cơ bản thường xảy ra trong khâu này:

Quyết định chấp thuận cho vay đối với một KH không tốt (Sai lầm loại 1).

Các NH không thể kinh doanh lâu dài nếu như cho vay những khoản vay kém chất lượng với quy mô lớn. Điều này sẽ tác động đến khả năng thu hồi nợ gốc và lãi vay ảnh hưởng không tốt đến quy mô và lợi nhuận của NH.

Từ chối cho vay đối với một KH tốt( Sai lầm loại 2). Khi thẩm định để đưa ra quyết định cho vay, NH cần phải có cái nhìn xa hơn thực tế trước mắt, phải xem tới những quan hệlâu dài giữa NH và khách hàng. Nếu từchối lời đềnghị vay của khách hàng tốt thì NH sẽ mất khách hàng, mất tài khoản tiền gửi của chính DN và cả tài khoản của cổ đông, nhân viên của DN, đồng thời các DN khác cùng ngành hoặc các ngành có liên quan có thểsẽ không đến giao dịch với NH.

Cảhai loại sai lầm này đều dẫn đến thiệt hại đáng kểcho NH. Loại sai lầm 1 dễ dẫn đến thiệt hại do nợ quá hạn hoặc nợkhông thểthu hồi, tức là thiệt hại vềtài chính.

Loại sai lầm 2 dễdẫn đến thiệt hại vềuy tín và mất cơ hội cho vay.

Sử dụng vốn vay đúng mục đích: một DAđược đánh giá tốt không chỉ căn cứvào tình hình trảnợ vay NH mà còn căn cứ vào việc KH sửdụng vốn vay có đúng mục đích vay hay không, nếu KH không kinh doanh đúng như lĩnh vực đã ghi trong phần mục đích vay vốn của hợp đồng tín dụng (HĐTD) thì NH có quyền thu hồi vốn vay trước thời hạn. Sửdụng vốn vay đúng mục đích, cùng với sự năng động, nhạy bén trong kinh doanh của KH và sự giúp đỡ có hiệu quả của NH từ việc cấp phát vốn sẽ

Đại học Kinh tế Huế

tạo điều kiện để KH đạt được hiệu quả đầu tư cao nhất và đó chính là tiền đề để KH thực hiện nghĩa vụtrảnợ, bảo đảm được sựtồn tại và phát triển của NH.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hội an (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)