Phân tích chất lượng thẩm định tài chính DAĐT tại chi nhánh

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hội an (Trang 59 - 64)

PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn thành phố Hội An

2.3. Đánh giá chất lượng thẩm định tài chính DAĐT tại chi nhánh NHNo&PTNT TP Hội An

2.3.2. Phân tích chất lượng thẩm định tài chính DAĐT tại chi nhánh

Phân tích chất lượng thẩm dịnh tài chính DAĐT thông qua phân tích thực trạng các chỉtiêu phản ánh chất lượng thẩm định tài chính DA tại chi nhánh, cụthể như sau:

2.3.2.1. Mức độchính xác, toàn diện của nội dung và kết luận thẩm định

 Báo cáo thẩm định đãđưa ra được những nhận xét đánh giá đầy đủcác nội dung yêu cầu của thẩm định tài chính DA (xác định tổng mức đầu tư, nguồn vốn đầu tư của DA, thẩm định tính toán các nguồn thu, khoản chi và dòng tiền, tính tỷ suất chiết khấu, tính toán và phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quảtài chính và thẩm định kếhoạch vay vốn và trảnợ). Các nội dung thẩm định tài chính DAđược trình bàytương đối rõ ràng và tuân thủtheo nội dung vềthẩm định tài chính DA của NHNo Việt Nam. Tuy nhiên vẫn còn một sốnội dung quan trọng mà CBTD chưa xem xét đến đó là rủi ro của DA, trong các chỉtiêu phản ánh hiệu quả tài chính chưa quan tâm đến chỉsốsinh lợi, điểm hoà vốn.

 Thông qua việc phân tích thực trạng công tác thẩm định tài chính DA tại Chi nhánh cho thấy việc tính toán ở không ít báo cáo thẩm định ở một số DA còn những hạn chếnhất định, cụthểlà:

Dự toán vốn đầu tư không chính xác: quá trình thẩm định nhiều DA tính thiếu các yếu tố cầu thành tổng mức đầu tư (không tính lãi vay trong thời gian thi công, chi phí dựphòng trong tổng mức đầu tư, thiếu hạng mục đầu tư) dẫn đến dựtoán vốn đầu tư thấp hơn so thực tế; hoặc có nhiều DA tính toán suất đầu tư và chi phí đầu tư các hạng mục quá cao và dự toán tổng mức đầu tư cao hơn nhiều so với thực tế;

điều này dẫn đến mất cân đối về nguồn vốn đầu tư (thừa hoặc thiếu vốn) dẫn đến sử dụng vốn đầu tư không hiệu quả.

Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.9: Thống kê các DA có dựtoán vốn đầu tư chênh lệch so với thực tếthực hiện DA qua 3 năm 2009, 2010, 2011.

Chỉ tiêu Tổng sốDA

Các năm thực hiện 2009 2010 2011 Số tuyệt đối

SốDAcho vay 35 8 13 14

- - DA có dự toán vốn thấp hơn thực tế, thiếu nguồn ảnh hưởng tiến độ đầu tư DA

8 3 3 2

- DA có dự toán vốn cao hơn thực tế

ảnh hưởng kế hoạch vốn cho vay 5 1 2 2

Số tương đối

Cho vay 100% 23% 37% 40%

- Tỷ lệ DA có dự toán vốn thấp hơn

thực tế ảnh hưởng tiến độ đầu tưDA 22.86% 8.57% 8.57% 5.71%

- DA có dự toán vốn cao hơn thực tế ảnh hưởng kế hoạch vốn cho vay.

14.29% 2.86% 5.71% 5.71%

(Nguồn: Tổng hợp từbáo cáo phân loại nợ từ 2009 đến 2011 của Chi nhánh NH No&PTNT TP Hội An)

Theo bảng thống kê thì tổng sốDAđược thẩm định và cho vay trong giai đoạn 2009-2011 có 35 dự án, trong đó có 8 dự án có tổng dự toán thấp hơn so với thực tế làm cho NĐT bị động vềnguồn vốn đầu tư so với dự kiến, khiến cho thời gian đầu tư thực hiện án bị kéo dài hơn so với dự kiến ban đầu, hoặc thiếu vốn lưu động để vận hành sản xuất. SốDA này chiếm 22.86%, một tỷlệkhá lớn.SốDA có dựtoán vốn cao hơn so với thực tế là 5 dự án chiếm 14.29% tổng số DA được thẩm định. Các DN đã không sửdụng hết sốvốn vay theo kếhoạch gây lãng phí nguồn vốn.

Tính toán doanh thu và chi phí hoạt động chưa chính xác: một sốDA, cán bộ thẩm định tính toán chi phí sản xuất chưa đầy đủ, bỏqua nhiều khoản chi phí cần thiết

Đại học Kinh tế Huế

và hợp lý như: chi phí bán hàng, trảlãi vay...; dựtính doanh thu chênh lệch so với thưc tếdo dựbáo giá bán quá cao cũng như khả năng tiêu thụsản phẩm sai lệch với thực tế.

2.3.2.2. Thời gian thẩm định:

Quá trìnhthẩm định DA tại NH đều đảm bảo thời gian theo quy định kể từ khi nhận đủhồ sơ thẩm định, không có trường hợp thẩm định trong thời gian kéo dài, gây chậm trễ ách tắc tiến trình đầu tư của DA. Song lại xảy ra trường hợp thời gian thẩm định DA quá gấp do đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành kế hoạch năm hoặc tranh thủ nguồn vốn tín dụng đầu tư trước khi thay đổi cơ chếchính sách. Việc thẩm định được tiến hành gấp rút dẫn đến chất lượng thẩm định tài chính DAĐT không được bảo đảm, các cơ sở và căn cứ thẩm định không được xem xét cẩn thận, hoặc quá trình tính toán các chỉ tiêu còn sơ sài và nhiều thiếu sót dẫn tới chất lượng thẩm định tài chính DA không tốt.

2.3.2.3. Chi phí thẩm định:

Chi phí thẩm định hầu như chưa được Chi nhánh quan tâmđến và chưa thực sự quan tâm nhiều đến việc mua thông tin thẩm định, xây dựng hệthống lưu trữthông tin phục vụcông tác thẩm định, mua phần mềm hỗtrợtính toán trong quá trình thẩm định trong khi những yếu tốnày rất cần thiết trong thẩm định tài chính DA.

Chi phí đầu tư cho thẩm định phù hợp sẽ làm nâng cao năng suất và chất lượng thẩm định, từ đó rút ngắn được thời gian thẩm định và kết quả tính toán phân tích có cơ sởtin cậy hơn. Chi phí đầu tư cho công tác thẩm định tại Chi nhánh còn ít, dẫn đến trìnhđộ và tính chuyên nghiệp trong thẩm định tài chính DA ở Chi nhánh còn rất hạn chế đặc biệt là những dựán có quy mô lớn.

2.3.2.4. Tỷlệdựán hoạt động có hiệu quả:

Theo các tiêu chí của NH thì một DA hoạt động có hiệu quả là dự án đầu tư đúng mục tiêu dự kiến ban đầu, sản xuất kinh doanh có lãi và trả được nợ gốc và lãi vay đúng hạn. Trong giai đoạn 2009 - 2011 cũng có một số DA hoạt động kém hiệu quả nhưng tỉ lệ đó là không cao. Các DA hoạt động kém hiệu quả, thường do một số nhóm nguyên nhân sau:

 DA không phát huy hết công suất dựkiến ban đầu do thị trường tiêu thụsản

Đại học Kinh tế Huế

công suất của DA đạt tỷ lệ cao ngay từ những năm đầu vận hành sản xuất, dẫn đến nguồn thu thực tế thấp hơn nhiều so dự kiến và doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất cân đối tài chính và không trả được nợ đúng hạn.

 DA gặp khó khăn do giá nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất tăng hơn dự kiến ban đầu, trong khi giá bán sản phẩm không tăng tương ứng do vậy lợi nhuận mang lại thấp hơn dựkiến ban đầu đáng kể (tỷsuất lợi nhuận thấp) và không đủnguồn đểtrảnợ vay đúng hạn.

 Một số sốDA dựtoán sốvốn lưu động ban đầu quá thấp so với thực tế; khi chuyển sang giai đoạn vận hành sản xuất, nhiều doanh nghiệp xảy ra tình trạng thiếu vốn lưu động trầm trọng trong khi chưa huy động được nguồn bổ sung để bù đắp, tài chính doanh nghiệp luôn khó khăn và bí vốn, không mởrộng phát huy sản xuất và hạn chếnguồn thu; khả năng thanh toán giảm sút và không trả được nợ đúng hạn cho ngân hàng, đểnợquá hạn kéo dài.

2.3.2.5. Tỉlệnợxấuởcác dựán:

Bảng 2.10 : Phân loại nợcủa NH No&PTNT TP Hội An qua 3 năm2009, 2010, 2011.

Chỉ tiêu

2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010

Tr.đ

Tỷ trọng

(%)

Tr.đ Tỷtrọng (%) Tr.đ

Tỷ trọng

(%)

(+/-) % (+/-) % Nhóm n 82616 100.00% 93610 100.00% 86810 100.00% 10994 13.31% -6800 -7.26%

1. Nhóm 1 81235 98.33% 92859 99.20% 85715 98.74% 11624 14.31% -7144 -7.69%

2. Nhóm 2 1090 1.32% 639 0.68% 861 0.99% -451 -41.38% 222 34.74%

3. Nhóm 3 46 0.06% 46 0.05% 20 0.02% 0 0.00% -26 -56.52%

4. Nhóm 4 35 0.04% 14 0.01% 103 0.12% -21 -60.00% 89 635.71%

5. Nhóm 5 210 0.25% 52 0.06% 111 0.13% -158 -75.24% 59 113.46%

Tổng nợ xấu

(3+4+5) 291 0.35% 112 0.12% 234 0.27% -179 -61.51% 122 108.93%

(Nguồn: Phòng tín dụng NH No&PTNT TP Hội An)

Theo bảng phân loại nợthì nợnhóm 1 hay nợ đủtiêu chuẩn luôn chiếm tỷlệcao trong tổng dư nợ của NH, chiếm một mức tỷ lệ trên 98% trong cả ba năm 2009,2010,2011. Nợcần chú ý, nợnhóm 2 chiếm một tỷtrọng nhỏtrong tổng dư nợcủa

Đại học Kinh tế Huế

NH cụthể năm 2010 là 1.32%, năm 2010 chỉ0.68% và 2011 tỷtrọng đó là 0.99%, năm 2010 nợ nhóm 2 tuy giảm được 451 triệu đồng tức giảm 41.38% nhưng sang năm 2011 nhóm nợlại tăng lên 222 triệu đồng tức tăng 34.74%. Hiện nay, nợxấu trong ngành NH đang có xu hướng gia tăng; nợnhóm 3,4,5 chính là các khoản nợxấu của NH, năm 2010 có tỷ lệnợ xấu thấp nhất trong 3 năm chiếm 0.12% tổng dư nợ, từ năm 2009 đến năm 2010 nợ xấu giảm 179 triệu đồng tức 61,51% thểhiện một dấu hiệu tốt trong hoạt động tín dụng của NH nhưng sang năm 2011 là năm có thể nói là nền kinh tếcó nhiều biến động lớn đặc biệt là vấn đềlãi suất và lạm pháttăng cao khiến cho người đi vay không đủkhả năng trảnợ, hơn nữa khách hàng của NHNo&PTNT TP Hội An là những người kinh doanh chủyếu trong lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ, họlà những người chịuảnh hưởng nặng nhất khi lạm phát xảy rađiều nàyảnh hưởng đến tỷlệnợ xấu của NH trong năm 2011 tăng 122 triệu đồng tức 108.93% so với năm 2010.

Nhìn chung tỷlệnợ xấu của Chi nhánh trong các năm tương đối thấp so với chỉ tiêu toàn ngành là 3.04% (theo sốliệu công bốvào tháng 8/ 2011 của NHNN). Đạt được kết quả này là do NH đã thực hiện nghiêm chỉnh các thể lệ và chế độ cho vay của NHNo&PTNT Việt Nam hướng dẫn việc cho vay đối với khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn sản xuất nông nghiệp, kinh doanh dịch vụ, đầu tư phát triển đời sống.

Mặt khác NH đã tỏrõ năng lực của mình trong việc thẩm định các DAĐT. Qua đó thấy rằng việc thẩm định DAĐT tại NHNo&PTNT TP Hội An được thực hiện rất có hiệu quả trong những năm gần đây khắc phục được những rủi ro cuảnghiệp vụcho vay.

Biểu đồ2.5: Cơ cấu nợxấu phân theo nhóm của chi nhánh NHNo&PTNT TP Hội

16%

12%

72%

2009

Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5

41%

13%

46%

2010

Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5

9%

44%

47%

2011

Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5

Đại học Kinh tế Huế

Tỷ lệ nợ xấu so với toàn ngành thì thấpnhưng xem xét trong cơ cấu của nợ xấu thì nợ nhóm 5, nợ có khả năng mất vốn, chiếm tỷ trọng cao trong cả 3 năm gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của NH. Năm 2009 nợ nhóm 5 chiếm tỷtrọng cao nhất 76%

trong tổng nợxấu, năm 2010 thì tỷtrọng đó đã giảm nhanh xuống còn 13% trong tổng nợ xấu và tỷ trọng nợ nhóm 1 thì tăng mạnh từ16% ở năm 2009 lên 41% trong tổng nợ xấu ở năm 2010; năm 2011 thì tỷ trọng nợ nhóm 5 khoảng 47% trong tổng số nợ xấu, nợ nhóm chiếm 44% trong tổng số nợ, trong khi đó nợ nhóm 3 chỉ có 9% cho thấy dấu hiệu có nguy cơ mất vốn rất cao trong năm này.

2.3.2.6. Sửdụng vốn vay đúng mục đích:

Qua quá trình kiểm tra, tái thẩm định DAĐT tại NH No&PTNT TP Hội An thì 100% các DA vay vốn sửdụng vốn vay đúng mục đích đã quyđịnh trong hợp đồng tín dụng. Do đó không có trường hợp bị thu hồi vốn trước thời hạn. Điều này cho thấy công tác thẩm định của CBTDởphần mục đích vay vốn được tiến hành kỹ lưỡng.

2.3.2.7.Rủi ro mắc phải sai lầm loại 1, sai lầm loại 2:

Sai lầm loại 1 thì có thể lượng hoá được thông qua quá trình theo dõi nợ quá hạn của các khách hàng; nhưng sai lầm loại 2 thì rất khó có thểthống kê thành con số cụthể được. Nhưng để hạn chếtối đa các sai lầm đó thì NH thường chú trọng 2 vấn đề (1) thu thập và xửlý thông tin một cách đầy đủvà chính xác làm cơ sở ra quyết định, (2) trao quyền quyết định cho một hội đồng tín dụng hoặc những người có năng lực phân tích và phán quyết.

Qua phân tích tình hình thẩm định thực tếtại Chi nhánh NH No&PTNT TP Hội An và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định tài chính DA cho thấy chất lượng thẩm định tài chính DA trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh chưa được tốt, còn một sốtồn tại cần phải khắc phục đểnâng cao chất lượng thẩm định tài chính DA.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hội an (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)