PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nâng cao chất lượng thẩm định tài chính DAĐT tại chi nhánh NHNo&PTNT TP Hội An
3.1.Định hướng phát triển của NHNo&PTNT TP Hội Anđến năm 2020 3.1.1.Đối với hoạt động chung của chi nhánh
Giữ vững và củng cố vị thế chủ đạo và chủ lực trong vai trò cung cấp tài chính, tín dụng khu vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn TP Hội An.
Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả mảng huy động vốn trong dân cư. Mỗi viên chức phải là một tuyên truyền viên huy động vốn. Phấn đấu duy trì nguồn vốn khu vực dân cư luôn chiếm tỷtrọng từ 65 đến 75% trên tổng nguồn vốn tại mọi thời điểm thực hiện kế hoạch, đổi mới cách thức huy động vốn, trực tiếp đến tận thôn, xãđể vận động, tiếp thụ, tuyệt đối không thụ động chờ đợi khách hàng.
Hoàn thiện mạng lưới cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực quản trị điều hành theo hướng ứng dụng ngày càng nhiều các kỹ năng quản trị NH hiện đại. Nâng cao năng suất và chất lượng lao động. Chủ trương đầu tư vào con người và phát triển năng lực, đổi mới và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộviên chức theo hướng xây dựng đội ngũ cán bộ viên chức mạnh về năng lực, vững về tư tưởng chính trị, tốt về đạo đức cách sống. Xây dựng chiến lược, thực hiện tốt công tác marketing, góp phần làm cho thương hiệu Agribank ngày càng được nâng cao, phấn đấu trở thành
“Lựa chọn sốmột” đối với khách hàng hộ sản xuất, DN nhỏ và vừa, các trang trại tại địa bàn nông nghiệp, nông thôn.
Không ngừngứng dụng công nghệthông tin gắn với sản phẩm mới. Tiếp tục phát triển các sản phẩm ứng dụng như dịch vụ E-Banking, dịch vụ Internet Banking, hệ thống mạng máy ATM, thẻ nội địa, thẻ quốc tế. Đồng thời nâng cấp cơ sở hạtầng công nghệ thông tin như đường truyền, tăng cường an ninh mạng máy tính, tăng khả năng hiểu biết tin học cho cán bộ cấp quản lý thông qua ứng dụng các sản phẩm công nghệ vào hoạt động ngân hàng. Phát triển các sản phẩm dịch vụ mới của máy ATM như thu phí bảo hiểm, thu tiền điện, nước, điện thoại, thuế...
Đại học Kinh tế Huế
3.1.2.Đối với công tác thẩm định tài chính DAĐTcủa Chi nhánh
Thẩm định tài chính DAĐT phải đứng trên quan điểm của người cho vay đểxem xét tính khảthi, hiệu quảcủa DA, nhận thức rõ lợi ích của NH gắn bó chặt chẽlợi ích của DA.
Thẩm định tài chính của DA phải tiến hành thường xuyên liên tục với tất cả các DA xin vay với cả 3 giai đoạn trước, trong và sau khi cho vay.
Công tác thẩm định tài chính phải nhằm phục vụ hoạt động cho vay trong từng giai đoạn và phải xuất phát từ tình hình thực tiễn trong nghành. Quy trình tiến hành công tác thẩm định phải tiến hành một cách khoa học, khách quan, hiện đại phù hợp với nghiệp vụcủa Ngân hàng.
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng và trao đổi nghiệp vụthẩmđịnh cho các cán bộthẩm định. Kiện toàn bộmáy tổchức thẩm định DA, phát triển lực lượng cả vềsố lượng và chất lượng.
Đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại để thích ứng và phù hợp với xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế.
3.2. Một sốgiải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh NHNo&PTNT TP Hội An.
3.2.1. Cần nâng cao nhận thức vềvai trò thẩm định tài chính dựán
Trong điều kiện nền kinh tế đầy biến động và rủi ro như hiện nay thì việc thẩm định tài chính DAĐT của NH No&PTNT TP Hội An còn gặp phải nhiều khó khăn. Do đó chi nhánh cần phải nâng cao năng lực thẩm định đểlựa chọn DA tốt nhất, ít rủi ro nhất để tài trợ cho vay từ đó phát huy tối đa hiệu quảvốn đầu tư. Chi nhánh cần nâng cao hơn nữa nhận thức vai trò và ý nghĩa của thẩm định tài chính DA trong hoạt động cho vayđối với cán bộ, nhất là cán bộlàm công tác thẩm định theo hướng:
Cấp quản lý thực sự coi trọng vai trò của thẩm định tài chính DA trong hoạt động cho vay, giúp cán bộnhận thức rõ công tác thẩm định tài chính là quá trình sàng lọc đểlựa chọn những DA tốtđể đầu tư từ đó góp phần nâng cao hiệu quảsửdụng vốn tín dụng của Nhà nước, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho quốc gia; tư tưởng
Đại học Kinh tế Huế
xuyên suốt trong quá trình thẩm định là đạt được mục tiêu mang lại lợi ích cho xã hội, công tác thẩm định phải trung thực và khách quan, không gắn với lợi ích của cá nhân.
Giúp cho cán bộ thấy rõ được vai trò của thẩm định tài chính DA đến chất lượng tín dụng đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước, thấy rõ được những tồn tại và hạn chếcủa bản thân trong thực thi nhiệm vụtừ đó có định hướng cho mỗi cán bộcần nâng cao năng lực của mình trong thẩm định tài chính DA.
Thực hiện tốt giải pháp này giúp các cá nhân nhận thức sâu sắc ý nghĩa và tầm quan trọng của thẩm định tài chính DA, thấy được vai trò và trách nhiệm của mình trong quá trình thẩm định, tác động tích cực đến nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ trong thẩm định và là động lực tạo cho cán bộ thẩm định làm tốt hơn, từ đó nâng cao được chất lượng thẩm định tài chính DA tại Chi nhánh
3.2.2. Hoàn thiện phương pháp thẩm định tài chính dựán.
Phương pháp thẩm định DA cóảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thẩm định DA. Hiện nay, tại chi nhánh NH No&PTNT TP Hội An thông thường chỉ áp dụng các phương pháp thẩm định truyền thống: thẩm định tuần tự và so sánh. Để nâng cao phương pháp thẩm định tài chính chi nhánh cần đổi mới phương pháp thẩm định theo hướng:
Cần đưa ra quy định hướng dẫn về các phương pháp thẩm định nói chung để áp dụng trong công tác thẩm định tại Chi nhánh, từng bước thay đổi tư duy thẩm định theo lối mòn; đào tạo cho cán bộ hiểu sâu về các phương pháp thẩm định DA, những ưu điểm và tác dụng của từng phương pháp và tầm quan trọng phải sử dụng các phương pháp thẩm định, từ đó họ có thể vận dụng linh hoạt từng phương pháp vào thực tếquá trình thẩm đinh tài chínhDA.
Trong công tác thẩm định tài chính DA yêu cầu ngoài phương pháp thẩm định theo tuần tự và phương pháp so sánh, còn phải kết hợp sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy, phương pháp phân tích tình huốngđể từ đó có cách đánh giá tổng thểvềtài chính DA và những tác nhânảnh hưởng không tốt đến hiệu quảtài chính DA từ đó đềxuất biện pháp nhằm hạn chếrủi ro.
Tuy nhiên để làm tốt điều này thì cần có hệ thống cung cấp thông tin đầy đủ,
Đại học Kinh tế Huế
mô hình…) và từng bước đưa những phương pháp thẩm định phân tích ứng dụng cao đểcán bộtiếp cận và vận dụng.
3.2.3. Nâng cao công tác thu thập thông tin:
Để tránh những đánh giá không chính xác thì CBTD cần phải có đầy đủ các thông tin xung quanh DA, những thông tin này phải trung thực và có độ tin cậy cao.
Muốn vậy CBTD không nên sử dụng những thông tin một chiều mà phải có sự đối chiếu, so sánh, khai thác từ nhiều nguồn khác nhau. Ngoài thông tin từ khách hàng cung cấp CBTD cũng nên thu thập thông tin từ bên ngoài chẳng hạn như: các ngân hàng mà KH có quan hệ tín dụng, sốliệu đánh giá của công ty kiểm toán, các chuyên gia kỹ thuật... Như vậy, CBTD cần phải chủ động trong công tác thẩm định để tìm hiểu thực tếchứ không đơn thuần là chỉ ngồi một chỗ và đánh giá dựa trên sốliệu mà KH cung cấp.
3.2.4.Nâng cao năng lực chuyên môn, đạo đức nghềnghiệp cho CBTD Hiện nay, tại chi nhánh NH No&PTNT TP Hội An số lượng CBTD vẫn còn ít, năng lực chuyên môn còn những hạn chế nhất định, đối với việc thẩm định tín dụng trong các phương án SXKD thì CBTD rất am hiểu nhưng đối với các DAĐT với quy mô lớn thì năng lực vẫn còn hạn chế. Vì vậy, CBTD cần phải được tăng cường tham gia vào các lớp tập huấn đào tạo chuyên sâu, đào tạo lại tuỳ đối tượng, tham gia các khoá đào tạo về chuyên ngành thẩm định trong và ngoài nước. Không chỉ nâng cao trình độ chuyên môn CBTD cũng cần phải được nâng cao nhận thức hiểu biết pháp luật và các chính sách chế độ của Nhà nước có liên quan đến công tác thẩm định.
Ngoài ra cũng cần phải tăng cường giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ. Nếu CBTD không có đạo dức nghềnghiệp tốt sẽlợi dụng nhiệm vụquyền hạn để làm sai phục vụ lợi ích cá nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Do vậy giáo dục nâng cao đạo đức nghềnghiệp là vấn đềcần phải tăng cường và duy trì thường xuyên.
3.2.5. Tổ chức công tác đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án sau đầu tư theo định kỳ.
Sau khi quyết định cho vay tài trợDA, chuyển sang giai đoạn giải ngân vốn đầu tư và thu hồi nợ vay. CBTD phải luôn theo dõi phân tích và đánh giá công tác thẩm định tài chính DA theo những nội dung và tiêu thức thẩm định tài chính DA xuyên
Đại học Kinh tế Huế
suốt từ khi thẩm định cho đến khi thu nợ. Nhận xét đánh giá rút ra những ưu điểm và hạn chếtrong công tác thẩm định so với kiểm định thực tế, từ đó rút ra những bài học sâu sắc trong thẩm định tài chính DA. Những bài học này có ý nghĩa lớn đối với cán bộ thẩm định, giúp cán bộthẩm định tránh được những sai lầm đã mắc phải trong quá trình thẩm định, từ đó từng bước nâng cao chất lượng thẩm định tài chính DA.
CBTD cần thường xuyên đánh giá phân loại nợ DA, phân tích nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn và nợ xấu và đặc biệt là các khoản nợ khó thu hoặc không có khả năng thu hồi của DA, đánh giá những nguyên nhân xuất phát từ khâu thẩm định tài chính DA, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc thẩm định tài chính DA, nhất là thẩm định đánh giá rủi ro DA khi quyết định cho vay.
3.2.6.Tăng cường công tác phòng ngừa nợquá hạn.
- Biện pháp phòng ngừa khoản vay dẫn đến nợ quá hạn: biện pháp này thực hiện ngay khi ngân hàng tiến hành kiểm tra việc thực hiện vốn vay, nếu thấy khách hàng bắt đầu có dấu hiệu dẫn đến rủi ro, dẫn đến nợ quá hạn thì ngân hàng cần xử lý một số biện pháp ngăn ngừa. Ngoài ra ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng cung cấp thêm các tài sản đảm bảo độ tăng cường an toàn cho nguồn vốn của ngân hàng trong trường hợp tài sản thế chấp bị giảm giá trị, trong trường hợp này nếu cần thiết ngân hàng có thể tiến hành gia hạn nợ cho khách hàng.
- Đối với các khoản nợ quá hạn thì ngân hàng cần xem xét lại các vấn đề trong quá trình thẩm định xem ngân hàng mắc những sai sót gì, trong khâu nào, vấn đề nào…xem xét lại khả năng tài chính của khách hàng và quá trình khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích không. Từ đó đưa ra những giải pháp xử lý mang lại hiệu quả cao trong thời gian ngắn.
- Khi tiến hành thu hồi nợ quá hạn, ngân hàng nên sử dụng biện pháp khai thác khi khách hàng vay vốn có thiện chí trả nợ, ngân hàng có thể gia hạn nợ hoặc điều chỉnh hợp đồng tín dụng tương ứng với một chu kỳ sản xuất của khách hàng, cho phép khách hàng tự khắc phục khó khăn về tài chính để hoàn trả nợ ngân hàng càng sớm càng tốt. Khi khách hàng không có thiện chí trả nợ như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng thì ngân hàng mới tiến hành thanh lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ.
Đại học Kinh tế Huế
PHẦN III