Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chu trình kiểm toán HTK trong kiểm toán tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC (Trang 45 - 51)

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HTK TRONG KIỂM TOÁN BCTC

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC

2.2. Thực trạng công tác kiểm toán chu trình hàng tồn kho tại Công ty XYZ do công ty

2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán chu trình Hàng tồn kho

2.2.1.2. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát

Công ty XYZ là khách hàng cũ của công ty AAC nên các tài liệu về công ty này đã được thu thập từ lần kiểm toán trước đây và được lưu trong hồ sơ thường trực. Vì vậy, KTV khi tiếp nhận kiểm toán sẽ chỉ lưu ý đến những thay đổi gần đây nhất trong một năm vừa qua tại công ty. Sau khi đã phỏng vấn kế toán trưởng, nhóm trưởng kiểm toán cho rằng không có sự thay đổi nào quan trọng nên trưởng nhóm kiểm toán không thay đổi hồ sơ thường trực của năm trước.

Công ty XYZ là doanh nghiệp được chuyển đổi và đăng ký lại của công ty liên doanh sản xuất nguyên liệu giấy ABC, công ty là liên doanh giữa bên Việt Nam gồm 5 thành viên và bên nước ngoài là tập đoàn SOJITZ (Nhật Bản) hoạt động theo Giấy chứng nhận đầu tư số xxx ngày 1/7/2008. Từ khi thành lập đến nay, công ty đã 9 lần điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư và lần cuối cùng là 31/12/2014. Công ty là đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động theo luật Doanh nghiệp, luật Đầu tư và các quy định pháp lý hiện hành có liên quan

Tổng vốn đầu tư: 3.866.000 USD

Vốn góp thực hiện dự án: 2.528.690 USD

Trong đó, bên Việt Nam: 1.010.608,52 USD (chiếm 39,97%) Bên nước ngoài: 1.518.081,48 USD (chiếm 60,03%) Địa chỉ: Cảng Tiên Sa, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng Điện thoại: 0511.3831.xxx

Fax: 0511.3831.xxx

Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ như gỗ dán, gỗ lang, ván ép, ván mỏng; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện.

Tổng số công nhân viên hiện có đến cuối năm tài chính 2015 là 125 người.

Niên độ kế toán: Từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Đơn vị tiền tệ: Đơn vị tiền tệ ghi sổ là USD.

Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng Chế độ kế toán Việt Nam, ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 và Hệ thống Chuẩn mực Kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành.

Hình thức kế toán: Nhật ký chung.

Đơn vị sử dụng phần mềm kế toán để theo dõi tất cả các nghiệp vụ kế toán phát sinh Công ty áp dụng mức thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp là 22%.

b)Một số thông tin về hàng tồn kho

Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Giá trị thuần có thể thực hiện là giá bán ước tính trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành hàng tồn kho và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.

Phương pháp tính giá xuất kho trong kỳ: bình quân tháng.

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được trích lập khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc. Việc trích lập dự phòng thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài chính.

c)Đánh giá sơ bộ HTKSNB HTK của công ty XYZ

Vì công ty XYZ là khách hàng cũ của AAC nên để đánh giá HTKSNB, KTV chủ yếu dùng kỹ thuật phỏng vấn và đánh giá dựa vào kinh nghiệm, xem xét kết quả của cuộc kiểm toán năm trước và hồ sơ kiểm toán chung. Thường thì công việc tìm hiểu HTKSNB không được KTV ghi lại, chỉ lưu lại một số tài liệu về thủ tục kiểm soát nếu khách hàng có quy định bằng văn bản cụ thể các thủ tục kiểm soát. Do đó, các KTV đợt sau không có tư liệu đầy đủ về HTKSNB, phải tìm hiểu lại. Ngoài các thông tin thu thập được về hệ thống quản lý cũng như hệ thống kế toán, KTV thường tìm hiểu các thủ tục kiểm soát nghiệp vụ mua hàng, thủ tục nhập kho, xuất kho.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Sau khi tiến hành tìm hiểu lại hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên có các nhận xét như sau:

Đối với nghiệp vụ mua hàng

- Qua phỏng vấn kế toán, được biết trưởng bộ phận sản xuất không tham gia nhận hàng và ghi sổ kế toán. Người nhận hàng là thủ kho, người ghi sổ là nhân viên kế toán. Người theo dõi việc thanh toán là kế toán thanh toán. Kế toán thanh toán là người viết ủy nhiệm chi.

- Qua phỏng vấn bộ phận mua hàng, được biết chính sách mua hàng và tỷ lệ chiết khấu hàng hoá được thoả thuận trong mỗi hợp đồng

- Qua kiểm tra chứng từ, KTV nhận thấy đơn vị đã thiết lập một hệ thống luân chuyển chứng từ chặt chẽ nên đảm bảo rằng các đơn đặt hàng đã được giám đốc phê duyệt. Xem sơ lược một số chứng từ chi nhận thấy các chứng từ chi đều được kế toán trưởng và giám đốc duyệt.

- Các chứng từ ghi sổ đều được kế toán trưởng và giám đốc ký duyệt;

- Qua phỏng vấn thủ kho, được biết thủ kho kiểm hàng trước khi nhập, định kỳ 3 ngày chuyển chứng từ lên phòng kế toán ghi sổ;

- Qua phỏng vấn kế toán, được biết thủ kho đối chiếu số lượng trên hóa đơn với hàng thực nhận, ký và ghi số thực nhận sau hóa đơn;

- Qua phỏng vấn kế toán, được biết cuối kỳ tất cả công nợ phải được đối chiếu với nhà cung cấp, có chữ ký đóng dấu giữa hai bên. Hàng tồn kho được kiểm kê, đối chiếu với báo cáo N-X-T. Cuối mỗi quý, có sự đối chiếu số lượng HTK trên thẻ kho và báo cáo N-X-T. KTV đã xem sơ lược các bản đối chiếu công nợ, biên bản kiểm kê và nhận thấy đơn vị có thực hiện đối chiếu công nợ, có dấu hiệu của sự đối chiếu số liệu trên biên bản kiểm kê.

Thủ tục kiểm soát nhập xuất kho

Qua phỏng vấn kế toán, được biết, công ty XYZ đã có quy định cụ thể bằng văn bản thủ tục nhập xuất kho như sau:

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Thủ tục nhập kho:

Đơn vị nhập kho thành phẩm căn cứ vào số lượng gỗ lóng xuất đem vào sản xuất.

Trường hợp có hóa đơn, chứng từ: Khi nhập hàng về thủ kho kểm tra thực tế số lượng, chủng loại ghi trên hóa đơn và ký xác nhận đã nhập đủ hàng, sau đó chuyển ngay cho kế toán cập nhật, ghi sổ.

Nếu chứng từ không đi kèm theo hang, báo ngay cho kế toán kho tiến hành lập biên bản tạm nhập để làm căn cứ nhập hàng vào kho. Đồng thời phải báo cho cán bộ mua hàng theo dõi lô hàng đó phải cung cấp đầy đủ hóa đơn, chứng từ trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhập kho.

Thủ tục xuất kho:

Thủ kho phải căn cứ vào phiếu xuất kho hoặc hóa đơn giá trị gia tăng có đầy đủ chữ ký của người có trách nhiệm mới tiến hành xuất kho. Nếu Hóa đơn lập sai, không kịp thời phải báo cho bộ phận bán hàng để có hướng khắc phục.

Quản lý kho hàng:

- Công ty XYZ có sự phân chia trách nhiệm rõ ràng giữa thủ kho, kế toán hàng tồn kho và người mua hàng, các bộ phận này độc lập với nhau;

- Hàng tồn kho được bảo quản ở nhà kho của công ty, các nhà kho đều đảm bảo các tiêu chuẩn để có thể bảo vệ hàng tồn kho;

- Tùy vào loại HTK mà công ty có kế hoạch kiểm kê khác nhau.

Qua các thông tin thu thập được về HTKSNB đối với HTK như trên kết hợp với kinh nghiệm, nhận xét của các đợt kiểm toán trước, KTV đánh giá HTKSNB đối với HTK tại công ty XYZ là tốt.

d)Phân tích sơ bộ BCTC công ty XYZ

Thông thường, các thủ tục phân tích rất ít khi được thực hiện đầy đủ, mặc dù việc phân tích này sẽ giúp các kiểm toán viên nhận ra các sai sót tổng quát một cách nhanh chóng, giúp tiết kiệm thời gian và công sức để thực hiện các thử nghiệm chi tiết, phát

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

hiện ra những biến động bất thường của năm nay so với năm trước, từ đó có thể biết được các rủi ro tiềm ẩn liên quan đến khoản mục HTK.

Kiểm toán viên bỏ qua thủ tục phân tích sơ bộ. Thủ tục phân tích sẽ được thực hiện khi tiến hành thử nghiệm cơ bản.

e)Đánh giá mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán

Sau khi tìm hiểu sơ bộ về khách hàng, kiểm toán viên tiến hành đánh giá mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán. KTV ước tính mức trọng yếu tổng thể đối với toàn bộ BCTC, mức trọng yếu thực hiện và sai sót có thể bỏ qua theo hướng dẫn của VACPA.

Vì XYZ là công ty hoạt động lâu năm, có doanh thu và lãi tương đối ổn định, ngoài ra lợi nhuận luôn là vấn đề được quan tâm nhiều nhất, chính vì vậy, KTV đã xác định chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế làm cơ sở xác định mức trọng yếu.

Cơ sở xác định mức trọng yếu và tỷ lệ xác định mức trọng yếu được quy định như sau:

Bảng 2.2. Hướng dẫn của VACPA đối với việc tính toán mức trọng yếu Cơ sở xác định mức trọng yếu Tỷ lệ xác định mức trọng yếu

Lợi nhuận trước thuế 5% - 10%

Tổng doanh thu 0.5% - 3%

Vốn chủ sở hữu 1% - 5%

Tổng Tài sản 2%

Bảng 2.3. Đánh giá của KTV về rủi ro kiểm soát

Đánh giá của KTV về rủi ro kiểm soát

Cao Trung bình Thấp

Đánh giá của KTV về rủi ro

tiềm tàng

Cao Thấp nhất Thấp Trung bình

Trung bình Thấp Trung bình Cao

Thấp Trung bình Cao Cao nhất

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Theo những thông tin thu thập được từ đợt kiểm toán trước tại XYZ, KTV nhận xét không nhận thấy rủi ro tiềm tàng trên phương diện BCTC nên KTV đánh giá mức rủi ro tiềm tàng trên phương diện BCTC là thấp.

Hệ thống KSNB của công ty XYZ là tốt nên KTV đánh giá rủi ro kiểm soát ban đầu là thấp. Dựa vào ma trận rủi ro phát hiện, KTV xác định mức rủi ro phát hiện ở mức cao nhất tức mức sai sót có thể chấp nhận được đối với toàn bộ BCTC cao nên KTV xác định tỷ lệ xác lập mức trọng yếu ở cận trên (10%).

Mức trọng yếu tổng thể (PM) = Lợi nhuận trước thuế x 10% = 16,457.45 x 10%

= 1,645.745 USD

Mức trọng yếu thực hiện (MP) = PM x 50% = 1,645.745 x 50% = 822,87 USD Sai sót có thể bỏ qua = MP x 4% = 822,87 x 4% = 32,915 USD

Tham khảo thêmPhụ lục 02 - Mẫu A710. Xác định mức trọng yếu kiểm toán f) Thiết kế chương trình kiểm toán

Sau khi xác định mức trọng yếu, kiểm toán viên sẽ tổng hợp lại tất cả những rủi ro có được từ những thủ tục phân tích và việc tìm hiểu khách hàng ở trên, thiết kế chương trình kiểm toán (xem Phụ lục 03 – Chương trình kiểm toán) và gửi cho XYZ, đồng thời gửi bảng các tài liệu yêu cầu khách hàng cung cấp (xem Phụ lục 04 – Danh mục tài liệu cần khách hàng cung cấp) để có thể hoàn thành cuộc kiểm toán.

Công ty đã thiết kế sẵn form tài liệu yêu cầu khách hàng cung cấp, mẫu thư này được gửi đến khách hàng trước ngày thực hiện kiểm toán để khách hàng chuẩn bị trước, giúp cho cuộc kiểm toán được tiến hành nhanh chóng, đỡ mất thời gian hơn.

Các tài liệu cần cung cấp để thực hiện kiểm toán HTK gồm:

- Sổ chi tiết HTK, Bảng cân đối N-X-T, Bảng cân đối số phát sinh, Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2015, Sổ cái, Sổ chi tiết, Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, Thẻ kho, Biên bản kiểm kê HTK;

- Biên quan đến dự phòng giảm giá HTK (nếu phát sinh);

- Hồ sơ nhập kho (tờ khai hải quan, invoice, packing list (chi tiết invoice), hợp

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chu trình kiểm toán HTK trong kiểm toán tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)