CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HTK TRONG KIỂM TOÁN BCTC
CHƯƠNG 3. NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN, NÂNG CAO TÍNH HỮU HIỆU CHO QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC
3.2. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện và nâng cao tính hữu hiệu cho quy trình kiểm toán khoản mục HTK tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
Một chương trình kiểm toán có hiệu quả luôn là một lợi thế đối với bất cứ công ty nào, nó không những giảm thiểu được rủi ro kiểm toán mà còn giúp cho cuộc kiểm toán được tiến hành đúng tiến độ. Mặc dù chương trình kiểm toán chu trình HTK mà công ty AAC thiết kế đã khá hoàn chỉnh. Nhưng để hoàn thiện hơn, tôi xin đưa ra một số kiến nghị và giải pháp mang tính chủ quan như sau:
Thông tin khách hàng luôn là một yếu tố quan trọng mà KTV cần nắm được khi bước vào cuộc kiểm toán tại doanh nghiệp. Đối với khách hàng cũ, KTV không nên chỉ xem xét trong hồ sơ chung của năm trước mà phải cập nhật thông tin về tài chính, tình hình kinh doanh của khách hàng qua các kênh thông tin. Việc thu thập đầy đủ thông tin về khách hàng là rất cần thiết trong cuộc kiểm toán. Khi thực hiện kiểm toán khoản mục HTK, KTV nên tìm hiểu kỹ thông tin về thị trường và đặc điểm của doanh nghiệp kiểm toán để từ đó đánh giá được tình hình tài chính của khách hàng và vị trí của nó so với những doanh nghiệp khác trong cùng ngành. Điều này sẽ giúp cho KTV thực hiện kiểm toán khoản mục HTK hàng phân tích biến động một cách chính xác và
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
xếp giao cho một trưởng nhóm chịu trách nhiệm kiểm toán như vậy sẽ có cái nhìn bao quát và toàn diện hơn đối với từng công ty sẽ kiểm toán. Đối với mỗi lĩnh vực, mỗi ngành nghề riêng, công ty nên cử những KTV có trình độ chuyên sâu về từng mảng để tổng hợp và quản lý thông tin theo mảng, đảm bảo thông tin về khách hàng được thu thập một cách đầy đủ và chi tiết trước khi tiến hành kiểm toán. Chính sự hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh đó cộng với kinh nghiệm kiểm toán của bản thân, KTV sẽ nắm bắt sâu giúp cho cuộc kiểm toán được nhanh hơn, chính xác và hiệu quả cao.
Công ty nên xây dựng mô hình xác định mức trọng yếu linh hoạt hơn đối với các khoản mục trên BCTC bằng cách điều chỉnh các Hệ số cho từng khoản mục. Ngoài ra, hệ số này có thể được điều chỉnh bởi KTV sau khi thu được kết quả đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị cũng như đánh giá các rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. Như vậy, mức trọng yếu phân bổ cho từng khoản mục sẽ chính xác hơn.
Sau khi xây dựng được mô hình phân bổ mức trọng yếu chính xác, Công ty nên đưa ra quy định bắt buộc về áp dụng mức trọng yếu này trong quá trình thực hiện kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng cũng như các khoản mục khác. Hiện nay, với khoa học hiện đại và ngày càng phát triển, các công ty kiểm toán khác đã sử dụng phần mềm kiểm toán, khi đó mức trọng yếu cho khoản mục phải thu khách hàng sẽ do phần mềm tính ra, như vậy kết quả sẽ chính xác hơn và không mang tính chủ quan của con người. Công ty vẫn chưa sử dụng phần mềm kiểm toán, do vậy Công ty nên đầu tư một phần mềm như vậy để đảm bảo công việc kiểm toán được thực hiện có chất lượng cao mà không tốn nhiều thời gian.
Việc áp dụng các thủ tục phân tích trong kiểm toán là rất cần thiết và là một trong những phương pháp kiểm toán có hiệu quả cao, cho phép KTV tiết kiệm được thời gian và chi phí đồng thời phản ánh được mối liên hệ bản chất giữa các số dư của các chu trình trên BCTC. Tuy nhiên trong thực tế các KTV chỉ chủ yếu sử dụng thủ tục phân tích ở mức độ cơ bản (so sánh biến động tuyệt đối của HTK bằng cách so sánh số dư HTK năm nay và năm trước, so sánh một số chỉ tiêu như vòng quay HTK, số ngày 1 vòng quay HTK giữa năm nay so với năm trước trên cơ sở số liệu mà đơn vị cung cấp…
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Ngoài các thủ tục phân tích trên, KTV có thể sử dụng thêm một số thủ tục phân tích (phân tích ngang và phân tích dọc) một số chỉ tiêu trên BCTC của Khách hàng trong đó chủ yếu trên Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh nhằm phát hiện những biến động của các chu trình năm nay so với năm trước. KTV có thể sử dụng các thông tin từ các nguồn độc lập khác như thông tin ngành, thông tin thị trường...nhằm nâng cao độ tin cậy của các thủ tục phân tích. Tính toán và phân tích tỷ trọng HTK trên tổng tài sản, trên doanh thu và trên giá vốn rồi so sánh biên động giữa các kì. Xác định nguyên nhân biến động lớn như : ế đọng sản phẩm, thay đổi định mức dự trữ HTK. Việc thực hiện thủ tục phân tích thường ít được thực hiện và không lưu lại trên hồ sơ làm việc. Do đó, Công ty có thể lập sẵn mẫu các chỉ số sử dụng trong phân tích, nên lưu trữ các file phân tích cụ thể.
Bổ sung thủ tục tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ đối với HTK: Hàng tồn kho luôn chứa đựng nhiều sai sót và gian lận, chính vì vậy cần phải có các thủ tục KSNB đối với HTK. Việc tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng sẽ giúp cho KTV đánh giá được điểm mạnh và điểm yếu của khách hàng, trên cơ sở đó KTV sẽ hình dung được khối lượng công việc cần thực hiện, giúp ích nhiều hơn cho kiểm toán viên trong quá trình thực hiện kiểm toán. Để đạt được sự hiểu biết về hệ thống KSNB đối với HTK, cần tìm hiểu các thủ tục kiểm soát đối với các chức năng chính của chu trình HTK đối với DN. Các thông tin thu thập được khi tìm hiểu cần được thể hiện trên giấy làm việc, lưu hồ sơ để tạo điều kiện thuận lợi cho các KTV hiểu về HTKSNB tại khách hàng, tiết kiệm thời gian trong các đợt kiểm toán tiếp theo. KTV có thể sử dụng bảng câu hỏi được thiết kế sẵn để tìm hiểu hệ thống KSNB đối với các nghiệp vụ này.
Bảng câu hỏi rất thích hợp để tìm hiểu nghiệp vụ lưu kho. Tuy nhiên, để có hình dung rõ hơn về hệ thống KSNB đối với thủ tục nhập, xuất kho, cần sử dụng kết hợp với lưu đồ mô tả quy trình nhập, xuất kho.
Tìm hiểu hệ thống KSNB trong môi trường máy tính:Như đã trình bày ở trên do ngày nay, hầu hết các khách hàng đều dùng kế toán máy, rủi ro liên quan đến việc triển khai và ứng dụng phần mềm là cao. Do vậy, KTV cần tìm hiểu các thủ tục kiểm soát khách hàng thực hiện trong môi trường máy tính. Để tìm hiểu hệ thống
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KSNB trong môi trường máy tính, cần tìm hiểu các quá trình kiểm soát chung và quá trình kiểm soát ứng dụng.
Tìm hiểu hệ thống kiểm soát chung qua hệ thống câu hỏi như trình bày ở Phụ lục 15 – Bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống kiểm soát chung.
Tìm hiểu hoạt động kiểm soát ứng dụng qua hệ thống câu hỏi trình bày ở Phụ lục 16 – Bảng câu hỏi tìm hiểu hoạt động kiểm soát ứng dụng.
Mặc dù AAC đã sử dụng kỹ thuật chọn mẫu CMA nhưng KTV có nhiều TH vẫn không áp dụng mà chọn mẫu theo xét đoán bản thân. Công ty nên quản lý chặt việc này thông qua các tài liệu kiểm toán được trình bày.
Công ty nên bổ sung đầy đủ các thủ tục kiểm toán còn thiếu, lưu trữ những giấy tờ làm việc đã trình bày, xem xét việc trình bày và công bố của BCTC công ty XYZ.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ