M ột số giải pháp nhằm hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tại công ty

Một phần của tài liệu Thực trạng vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty kiểm toán và kế toán AAC (Trang 93 - 98)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP

3.3. M ột số giải pháp nhằm hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tại công ty

Với kiến thức được học tập ở trường và những nghiên cứu của mình, qua đợt thực tập, nghiên cứu tài liệu tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC vừa qua, em xin được đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn việc áp dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC.

3.3.1. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Ở bước này, KTV đánh giá mức độ trọng yếu thông qua việc ước lượng ban đầu về mức trọng yếu, sau đó sẽ thực hiện phân bổ mức trọng yếu đó cho các bộ phận. Tuy nhiên trên thực tế, đối với những khách hàng nhỏ KTV thường bỏ qua bước này khi kiểm toán và thường bổ sung vào hồ sơ sau khi đã kết thúc kiểm toán. Điều này cũng sẽ gây cản trở đối với việc thu thập bằng chứng kiểm toán một cách đầy đủ nhất. Do đó KTV cần thực hiện đánh giá mức trọng yếuđối với tất cả các khách hàng theo như chương trình kiểm toán mẫu để đảm bảo cho những BCKT thu thập là đầy đủ và hợp lý.

Các thông tin mà KTV thu thập ban đầu về khách hàng thường sơ sài. Do vậy mà việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ là khó khăn.

Việc đánh giá rủi ro kiểm toán thường căn cứ vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh, tình hình kinh doanh của Công ty. Từ đó đánh giá rủi ro kiểm soát ở các mức thấp, trung bình, hay cao. Việc đánh giá đó chỉ mang tính chất chung chung, không cụ thể đối với từng vùng, từng khu vực để có thể thực hiện thu thập bằng chứng kiểm toán một cách hiệu quả.

Đối với thủ tục phân tích sơ bộ, trưởng đoàn kiểm toán sau khi đã thực hiện phân tích sơ bộ nên cung cấp GLV phân tích sơ bộ đó cho tất cả các thành viên trong đoàn kiểm toán để họ có cái nhìn tổng quát chung về đơn vị và có nhận xét về sự liên hệ giữa các khoản mục với nhau. Ngoài ra, việc phân tích sơ bộ nên kết hợp thêm việc thể hiện các kết quả phân tích qua sơ đồđể dễ dàng quan sát và thấy được sự biến động của

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

chúng dễ dàng hơn. KTV AAC cũng cần tăng cường các thủ tục phân tích về mối quan hệ giữa thông tin tài chính và thông tin phi tài chính của đơn vị. Từ đó, kiểm toán viên có thể đưa ra các kết luận và dự đoán một cách hợp lý về tình hình chung của hoạt động kinh doanh của đơn vị.

3.3.2. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán

3.3.2.1. Kiến nghị về thực hiện chương trình kiểm toán của kiểm toán viên

Công ty Kiểm toán và Kế toán AAC đã xây dựng một chương trình mẫu để các nhân viên áp dụng trong quá trình kiểm toán. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán sẽ phân công công việc theo từng khoản mục cho từng thành viên trong đoàn. Các thành viên mặc dù đã được phân công theo từng khoản mục song vẫn có sự trùng lặp hay bỏ sót khi tiến hành kiểm toán. Điều này gây nên sự lãng phí thời gian. Do vậy, kiểm toán viên có thể phân công công việc theo chu trình kiểm toán. Như vậy sẽ có thể tiết kiệm thời gian và giảm thiểu chi phí, hơn thế nữa cũng sẽ đạt được hiệu quả cao trong công việc.

Ngoài ra, việc đối chiếu số liệu, chứng từ giữa các phòng ban của khách hàng ít khi được thực hiện. KTV thường chỉ kiểm tra ở phòng kế toán. Điều này gây ra rủi ro bỏ sót các sai sót trong quá trình kiểm toán. Vì thế, ngoài việc kiểm toán tại phòng kế toán, KTV cần tăng cường phỏng vấn, quan sát và tiếp xúc các nhân viên phòng ban khác của khách hàng.

3.3.2.2. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ

Thường khi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, KTV sẽ dựa vào bảng câu hỏi được thiết kế trong chương trình kiểm toán. Bảng câu hỏi này là chung cho mọi loại hình doanh nghiệp. Và điều này đã gây ra sự không hợp lý, mỗi doanh nghiệp có những đặc thù riêng, các câu hỏi có thể sẽ là không chính xác đối với doanh nghiệp đó. Khách hàng sẽ trả lời những câu hỏi đó mang xu hướng tốt lên cho doanh nghiệp mình.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Do vậy, KTV có thể điều chỉnh các câu hỏi cho phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp, và thực hiện các câu hỏi mở để có thể đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ một cách chính xác hơn. Tăng cường việc sử dụng các Bảng câu hỏi để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát ở mức tối đa có thể.

3.3.2.3. Kỹ thuật kiểm tra vật chất (kiểm kê)

Việc thể hiện quan sát kiểm kê trên giấy tờ làm việc của KTV AAC còn hạn chế.

Kỹ thuật kiểm kê tại công ty AAC phần lớn là sử dụng biên bản kiểm kê mà khách hàng đã lập sẵn. Lý do chính là do hạn chế về thời gian và chi phí. Đối với việc kiểm kê mà chính AAC thực hiện cũng được tiến hành tương đối tốt song chưa đạt tới mức hiệu quả cao như ưu điểm kiểm tra vật chất đem lại. Công ty Kiểm toán và Kế toán AAC nên tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các KTV để có thể trực tiếp tham gia chứng kiến kiểm kê tại công ty khách hàng.

3.3.2.4. Kỹ thuật xác nhận

Kỹ thuật xác nhận cung cấp bằng chứng đáng tin cậy, độc lập và khách quan về tính chính xác của các thông tin như: Tiền gửi ngân hàng, khoản phải thu, phải trả, hàng gởi đi bán.... Tuy nhiên, như đã trình bày ở phần hạn chế, trong thực tế kỹ thuật này được các KTV áp dụng chưa hoàn toàn đúng với chuẩn mực kiểm toán Việt Nam khi thư xác nhận có trường hợp không phải được gửi đến trực tiếp cho KTV mà được gửi đến khách hàng.

Lý do của tình trạng này là do KTV thường xuyên di chuyển và bị hạn chế về mặt thời gian. Do đó, trước hết cần nâng cao nhận thức cho tất cả KTV và bên liên quan về tầm quan trọng của bằng chứng từ bên thứ ba độc lập. KTV cần tăng cường việc thực hiện gửi thư xác nhận tích cực với các đối tác có ảnh hưởng trọng yếu (có thể gửi thư nhiều lần, gọi điện trực tiếp để thúc giục thậm chí cử nhân viên đến tận nơi lấy thư xác nhận nếu cần thiết và có thể). Các KTV thường xuyên cập nhật, sắp xếp lịch trình và địa điểm của mình sẽ đến cho các nhân viên trực ở tại Công ty AACđể tạo

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển thư xác nhận đến tận tay KTV (qua đường bưu điện, tàu xe, v.v)

3.3.2.5. Kỹ thuật phân tích

Khi đi vào giai đoạn thực hiện kiểm toán chính thức, kiểm toán viên AAC thường chỉ sử dụng kỹ thuật phân tích dừng lại ở mức phân tích biến động số dư cuối kỳ của tài khoản, và sau đó thường đi vào việc kiểm tra chi tiết chứng từ, sổ sách, và chính vì vậy việc nhìn nhận ban đầu về khoản mục còn hạn chế dẫn đến việc kiểm toán thường kéo dài và mang lại ít hiệu quả hơn. Sau đây em xin bổ sung một vài biện pháp nhằm hoàn thiện nhược điểm này:

Đưa việc phân tích sự biến động tỷ trọng vào phần phân tích của từng khoản mục. Ví dụ như: Phân tích tỷ trọng tài sản, tỷ trọng nguồn vốn, tỷ trọng HTK,v.v

Đưa việc phân tích hệ số đo lường hiệu quả hoạt động như: Vòng quay các khoản phải thu, Vòng quay hàng tồn kho, Vòng quay vốn lưu động… vào cùng với phân tích tỷ trọng của khoản mục. Tức là, kiểm toán viên AAC thường phân tích các hệ số đo lường hiệu quả hoạt động trong phân tích tình hình chung của Báo cáo tài chính ở giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Điều này là chưa thực sự hợp lý. Vì thế, KTV nên chuyển việc phân tích trên kết hợp với việc phân tích khác trong giai đoạn thực hiện kế hoạch (trước khi đi vào kiểm tra chi tiết nghiệp vụ).

3.3.2.6. Kỹ thuật quan sát

Trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính do AAC thực hiện, kỹ thuật quan sát được sử dụng trong suốt cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, vẫn còn mang tính chất chủ quan của người quan sát và đôi lúc do ngẫu nhiên trong quá trình thực hiện kiểm toán. Do đó, AAC nên quy định rõ ràng việc sử dụng kỹ thuật quan sát trong từng giai đoạn của cuộc kiểm toán, và tập cho các nhân viên AAC có kỹ năng quan sát tốt, phán đoán các trường hợp có thể xảy ra liên quan đến các khoản mục trên báo cáo tài chính khi quan sát

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

một hiện tượng nào đó, khi đó cuộc kiểm toán sẽ trở nên tối ưu hơn và sẽ mang lại hiệu quả rất cao.

• Quan sát tổng thể địa bàn hoạt động, cách thức tổ chức sản xuất…của đơn vị để có được cái nhìn tổng quát về quy mô, tình hình hoạt động của đơn vị.

• Quan sát tổ chức bộ máy của đơn vị, đặc biệt là bộ máy kế toán, xem xét thái độ làm việc và cách làm việc của nhân viên trong đơn vị để có thể đánh giá sơ bộ về sự tồn tại và hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị.

• Thực hiện quan sát thái độ của người được phỏng vấn trong quá trình phỏng vấn khách hàng để có thể đánh giá được độ trung thực của đại diện đơn vị và độ tin cậy của thông tin kiểm toán viên nhận được.

3.3.3. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán

Tăng cường việc áp dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn này, và trình bày trên giấy làm việc.

Kiểm toán viên có thể kết hợp công việc xem xét các khoản nợ tiềm tàng trong khi xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán cũng như đánh giá khả năng hoạt động liên tục của khách hàng. Khi xem xét các khoản nợ tiềm tàng, KTV cần xem xét trên các khía cạnh: xem xét liệu những khoản nợ tiềm tàng có được xác định đầy đủ hay không, xem xét tới quy mô số tiền khoản công nợ này, xem xét liệu các khoản công nợ ngoài dự kiến có được hạch toán và thuyết minh hợp lý không.

Qua mỗi cuộc kiểm toán cụ thể, Công ty cần nâng cao kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán bằng cách tiến hành khảo sát mức độ thỏa mãn dịch vụ kiểm toán từ phía khách hàng; lưu trữ thông tin này vào hồ sơ kiểm toán. Công việc này, một mặt giúp cho Công ty nắm bắt được yêu cầu từ phía khách hàng, hiểu rõ hơn về chất lượng dịch vụ công ty đang cung cấp mặt khác làm cơ sở kiểm tra, nâng cao hiệu quả, chất lượng dịch vụ cho các năm kiểm toán về sau. Công ty có thể thiết kế mẫu Bảng câu hỏi đánh giá sự thỏa mãn của khách hàng về chất lượng dịch vụ đang cung cấp.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

PH ẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Thực trạng vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty kiểm toán và kế toán AAC (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)