Các nội dung cơ bản của quản trị chi phí sản xuất

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị chi phí sản xuất tại công ty TNHH một thành viên thuốc lá thanh hoá (Trang 21 - 26)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Các nội dung cơ bản của quản trị chi phí sản xuất

1.2.1. Xây dựng định mức chi phí

1.2.1.1. Khái niệm và vai trò của chi phí định mức

Chi phí định mứclà sự ước lượng chi phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm. Chi phí định mức được thiết lập cho từng khoản mục chi phí sản xuất (nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, sản xuất chung) dựa trên lượng tiêu chuẩn và giá tiêu chuẩn của mỗi nhân tố đầu vào. Dựa vào chi phí tiêu chuẩn, nhân viên kế toán quản trị sẽ xác định dự toán chi phí sản xuất (dựa trên mức hoạt động dự kiến) và sử dụng nó làm chuẩn mực để đối chiếu với chi phí thực tế.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

1.2.1.2. Các phương pháp xâydựng định mức chi phí

- Phương pháp thống kê kinh nghiệm: Phương pháp này thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có quy trình sản xuất ổn định. Để xây dựng định mức người ta dựa vào số liệu trong quá khứ, tiến hành phân tích và từ đó xây dựng định mức về lượng.

Đồng thời căn cứ vào tình hình thị trường, các quyết định tồn kho để xây dựng định mức về giá.

- Phương pháp phân tích kinh tế kỹ thuật: Để thực hiện phương pháp này, các kế toán viên phải phối hợp với nhân viên kỹ thuật để phân tích công suất thiết kế củamáy móc thiết bị, phân tích quytrình công nghệ, phân tích hành vi sản xuất… để xây dựng các định mức chi phí.

- Phương pháp kết hợp: Trong thực tiễn các nhà quản lý thường sử dụng phối hợp hai phương pháp này để xây dựng các định mức chi phí. Phương pháp thống kê kinh nghiệm được sử dụng ở những phần, giai đoạn của quy trình sản xuất ổn định và phương pháp phân tích công việc được sủ dụng trong những phần, giai đoạn của quy trình sản xuất có sự thay đổi về công nghệ hoặc phương pháp sản xuất.

1.2.1.3. Xây dựng định mức chi phí sản xuất

a. Xây dựng định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Để xây dựng định mức chi phí nguyên vật liệu, kế toán quản trị thường xây dựng riêng định mức về lượng và định mức về giá. Sau khi xây dựng định mức về lượng và giá vật liệu trực tiếp, định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tính bằng định mức lượng vật liệu nhân với định mức về giá vật liệu.

b. Xây dựng định mức chi phí nhân công trực tiếp

Định mức chi phí nhân công trực tiếp cũng được xây dựng bao gồm định mức về lượng (thời gian cần thiết để sản xuất một sản phẩm) và định mức về giá (tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương của người lao động như BHYT, BHXH, KPCĐ). Sau khi xây dựng được định mức về lượng và giá thìđịnh mức nhân công trực tiếp được tính bằng định mức lượng thời gian để sản xuất một sản phẩm nhân với định mức giá giờ công.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

c. Xây dựng định mức biến phí sản xuất chung

Định mức biến phí sản xuất chung được xây dựng tùy thuộc vào việc lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung. Nếu biến phí sản xuất chung được phân bổ dựa trên thời gian thì định mức biến phí sảnxuất chung được xây dựng gồm tỷlệ biến phí sản xuất chung và thời gian. Tỷ lệ ở đây chính là tỷlệ biến phí sản xuất chung ước tính. Thời gian ở đây chính là tiêu thức phân bổ biến phí sản xuất chung cho sản phẩm.

Nếu biến phí chi phí sản xuất chung được xác định trên cơ sở từng nội dung chi phí cụ thể thì cách lập định mức mỗi loại chi phí này tương tự như đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp. Định mức về biến phí chi phí sản xuất chung được tính bằng định mức về lượng nhân với định mức về giá.

1.2.2. Lập kế hoạch chi phí

Lập kế hoạch chi phí phục vụ đắc lực cho việc hoàn thành những nhiệm vụ quan trọng của quản trị chi phí là tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Lập kế hoạch chi phí là đề ra các mục tiêu cần đạt được. Dự toán chi phí là nội dung rất cụ thể của lập kế hoạch chi phí.

1.2.2.1. Khái niệm về dự toán

Dự toán là một trong những công cụ được sử dụng rộng rãi bởi các nhà quản lý trong việc hoạch định và kiểm soát các tổ chức (Horgrem el al, 1999). Nó là một kế hoạch chi tiết nêu ra những khoản thu chi của doanh nghiệp trong một thời kỳ nào đó.

Nó phản ánh một kế hoạch cho tương lai, được biểu hiện dưới dạng số lượng và giá trị (Hilton, 1991).

1.2.2.2. Vai trò của bảng dự toán chi phí

- Cung cấp thông tin một cách có hệ thống về toàn bộ kế hoạch chi phí quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

-Xác định các mục tiêu cụ thể cho từng chỉ tiêu chi phí trong từng thời kì.

- Dự kiến trước những thuận lợi, khó khăn về chi phí, từ đó đề ra các phương án giải quyết.

- Dự toán chi phí là căn cứ để đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch và nguyên nhânảnh hưởng giúp cho việc dự toán kỳsau tốt hơn.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

- Dự toán chi phí là cơ sở để kiểm soát các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.

- Quá trình lập dự toán chi phí đòi hỏi tìm hiểu sâu về thị trường cũng như môi trường kinh doanh nên giúp cho nhà quản lý đưa ra được phương án khả thi nhất, hạn chế đượcrủi ro.

1.2.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch chi phí (ghi chép, đo lường, báo cáo) 1.2.3.1. Tổ chức thực hiện chi phí

Sau khi lập kế hoạch chi phí, doanh nghiệp dựa vào bảng kế hoạch đó làm căn cứ phấn đấu thực hiện các mục tiêu đề ra. Trong quá trình thực hiện nhà quản trị phải biết liên kết chặt chẽ các tổ chức, nguồn lực để kế hoạch đi đúng hướng và hiệu quả.

Nội dung này gắn liền với quá trình sản xuất tại các bộ phận cụ thể. Tổ chức thực hiện chi phí là đưa kế hoạch trên giấy tờ, tức là các yếu tố đầu vào mà kế hoạch đãđề ra vào trong thực tế sản xuất kinh doanh. Hay nói cách khác tổ chức thực hiện chi phí là đưa chi phí vào sản xuất kinh doanh. Trong quá trình thực hiện có thể có những biến đổi làm cho một số khoản chi phí vượt mức kế hoạch, khi đó đòi hỏi các nhà quản trị phải có những phản ứng linh hoạt để có thể tiết kiệm chi phí đến mức thấp nhất. Tiến hành thực hiện chi đúng, chi đủ tránh tình trạng lãng phí, thất thoát nguồn lực làm cho chi phí vượt mức kế hoạch cho phép.

1.2.3.2. Ghi chép, phản ánh, đo lường, báocáo

Kế hoạch giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho nhà quản trị ra quyết định, do đó khi phát sinh các khoản chi phí, kế toán phải thực hiện ghi đúng, ghi đủ phản ánh một cách kịp thời, chi tiết từng khoản mục chi phí phát sinh trong sản xuất và ngoài sản xuất. Thông qua các số liệu được kế toán ghi chép, tổng hợp, nhà quản lý sẽ có cơ sở kết hợp tốt nhất các nguồn lực đồng thời phát hiện những tồn tại bất hợp lý phát sinh trong quá trình thực hiện từ đó có biện pháp điều chỉnh theo mục tiêu của kế hoạch ban đầu và môi trường hiện tại.

Cuối mỗi kỳ kế toán thực hiện phân bổ, tổng hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm và tiến hành cung cấp các báo cáo kế toán chi tiết và tổng hợp cho bộ phận quản lý.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

1.2.4. Phân tích biến động

Đây là quá trình xem xét đo lường và chấn chỉnh việc thực hiện nhằm đảm bảo cho các mục tiêu kế hoạch của doanh nghiệp được hình thành một cách có hiệu quả.

Nhiệm vụ của phân tíchbiến độnglà:

- Đánh giá mức độ đạt được của việc thực hiện chi phí trong doanh nghiệp và những nguyên nhân tác động đến chúng.

- Trên cơ sở phân tích, đánh giá để đề ra giải pháp, chiến lược kinh doanh và lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh tối ưu nhất, đồng thời phát hiện ra những sai sót, nhược điểm để đạt được kết quả kinh doanh cao nhất.

Trong phân tích biến động thường sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là các phương pháp chi tiết và phương pháp so sánh tuyệt đối, tương đối.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị chi phí sản xuất tại công ty TNHH một thành viên thuốc lá thanh hoá (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)