CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHI PHÍ CỦA CÔNG
3.2. Các giải pháp hoàn thiện
3.2.1. Hoàn thiện mô hình kế toán quản trị chi phí
Tổ chức kế toán quản trị chi phí trong Công ty cần phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị, đảm bảo sự kế thừa và chia sẻ thông tin
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
của hai mô hình. Không tổ chức bộ máy kế toán quản trị riêng biệt trong điều kiện hiện tại của Công ty. Mà mô hình được sử dụng là mô hình kết hợp giữa Kế toán tài chính và Kế toán quản trị.
3.2.2. Hoàn thiện công tác xác định định mức chi phí sản xuất:
+ Công ty cần đầu tư thêm hệ thống máy vi tính và các thiết bị định lượng cho phòng Công nghệ. Nhanh chóng ứng dụng thiết bị hiện đại và phần mềm vi tính vào việc xác định định mức lượng nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất.
+ Công ty nên tiến hành xây dựng định mức thời gian cho sản xuất sản phẩm ở từng công đoạn, bộ phận. Để sử dụng làm một trong những tiêu chí khách quan nhất đánh giá hệ số lương và hệ số hoàn thành công việc. Điều này góp phần vào việc tiết kiệm chi phí nhân công, khuyến khích tăng năng suất lao động, đảm bảo công bằng cho người lao động.
3.2.3. Hoàn thiện công tác lập kếhoạch, dự toánchi phí sản xuất:
+ Trong việc lập kế hoạch cần dự báo được những thay đổi của nền kinh tế, cần xây dựng dự phòng cho những phát sinh về sản lượng cần sản xuất và chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong quá trình sản xuất.
+ Lập kế hoạch sản xuất và lập kế hoạchchi phí cần phải gắn với nhu cầu thị trường.
+ Trong lập kế hoạch chi phí sản xuất chung cần lập kế hoạch chi tiết cho từng khoản mục chi phí và tiến hành theo dõi việc sử dụng chi phí sản xuất theo từng phân xưởng sản xuất. Đối với chi phí này Công ty cũng nên lập các kế hoạch theo tháng và quý để việc triển khai thực hiện có hiệu quả. Tạo sự chính xác trong phân tích đánh giá và có những điều chỉnh linh hoạt. Như vậy sẽ khuyến khích việc tiết kiệm chi phí sản xuất từ chính các khâu, bộ phận, phân xưởng đó.
+ Xây dựng bộ phận lập kế hoạch có chuyên môn hơn với nhiệm vụ, quan trọng nhất là tổng hợp và sử dụng tất cả các thông tin có liên quan để lập kế hoạch chính xác nhất.
+ Hoàn thiện hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuậtchặt chẽ.
+ Việc lập dự toán kế toán quản trị chi phí nên lập dự toán theo niên độ và phù
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
hợp với năm tài chính của công ty. Công tác lập dự toán chi phí trong các đơn vị cần đảm bảo tính thống nhất trong dự toán tổng thể của toàn Công ty cả về quy trình và nội dung. Dưới đây là sơ đồ hoàn thiện quá trình lập dự toán chi phí sản xuất.
Sơ đồ 3.1: Hoàn thiện quá trình lập dự toán chi phí tại Công ty
3.2.4. Thực hiện tốt công tác kiểm soát chi phí
Công ty nên lập báo cáo quản trị chi phí sản xuất theo hướng lập các báo cáo theo chức năng quản lý. Đối với chi phí nguyên vật liệu thì cần xây dựng quy trình kiểm soát từ khâu thu mua đến xuất dùng, tránh thất thoát lãng phí khi sử dụng. Các bộ phận tiếp nhận phải thiết lập bảng kê trong đó xác định rõ số lượng. chất lượng và giá cả của từng loại sản phẩm theo mác thuốc. Kèm theo bảng kê là bảng phân tích chi phí nguyên vật liệu nhằm xác định mức biến động là do định mức hay do đơn giá để có nguyên nhân và biện pháp xử lý phù hợp.
3.2.5.Tăng cường công tác quản trị tồn trữ nguyên vật liệu
Công ty nên xây dừng các phương pháp tồn trữ linh hoạt cho từng nhóm nguyên vật liệu có đặc điểm gần giống nhau. Tùy vào đặc điểm vật liệu, lương tiêu hao, chi phí tồn kho, lượng tồn kho đầu năm để để áp dụng các phương thức dự trữ tồn kho khác nhau:
- Đối với các loại nguyên vật liệu dễ bảo quản, không cồng kềnh, số lượng cần tiêu hao cho một lô sản xuất nhiều nhưng giá không cao, chi phí tồn kho thấp như:
Nhãn bao, chỉ xé, giấy cuốn điếu, Các loại tút, Túi nhưa PE, Cây đầu lọc 132 mm Cát Lợi, Cây đầu lọc 132 mm Cty…
Số liệu thông tin cũ
Thông tin hiện hành
Dự toán (chi phí ước tính)
Chi phí thực tế
Báo cáo biến động
chi phí
Hành động hiệu chỉnh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Công ty nên áp dụng mô hình sản lượng kinh tế đơn giản EOQ với chiết khấu theo số lượng. Theo mô hình này nếu Công ty nhận vật tư một lần cho nhiều lô sản xuất và vật liệu mua được giảm giá.
Việc áp dụng linh hoạt, hợp lý mô hình này sẽ đảm bảo an toàn về lượng cung ứng cho sản xuất, mua được nguyên vật liệu với giá đơn vị thấp.
- Đối với nguyên vật liệu là Các loại sợi thuốc, đây là thành phần chính cấu tạo nên bán thành phẩm- điếu thuốc lá và cần đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời nhất cho quá trinh sản xuất nên quản trị dự trữ tồn kho khó khăn hơn.
Nguyên liệu tạo nên sợi thành phẩm tại Phân xưởng Lá sợi gồm hai loại:
+ Cây thuốc lá khô: Đãđược sấy khô theo tiêu chuẩn kĩ thuật Công ty yêu cầu, nên đơn giá của nguyên liệu này thường cao. Nếu nguyên liệu này có số lượng nhiều thì việc tính lượng tồn kho và lượng cung ứng cho sản xuất đơn giản hơn.
Công ty nên áp dụng mô hình sản lượnggiữ lại nơi cung ứng:
Với mô hình này vật tư sẽ được giữ một phần tại kho của nhà cung ứng một số ít, nếu thiếu mới lấy số nguyên liệu đó về sử dụng. Chi phí này rẻ hơn rất nhiều so với việc Công ty tự xây dựng nhà kho và đảm bảo nhu cầu sợi cho đơn hàng phát sinh chưa được lập trong kế hoạch sản lượng.
Tuỳ vào từng loại sợi cần cho sản xuất thuốc lá bao mà Công ty áp dụng đồng thời hai phương pháp tồn trữ trên để đạt hiệu quả cao hơn trong sản xuất.
+ Cây thuốc lá tươi: Nếu nhập nguyên liệu này giá đơn vị rẻ hơn nhưng hao hụt trong bảo quản lớn (cây thuốc lá dễ bị dập nát và thối hỏng). Bên cạnh đó Công ty phải bắt đầu chế biến từ khâu sấy khô tới khi tạo ra sợi thành phẩm tại Phân xưởng Lá sợi, và tốn thêm nhiều thời gian, chi phí sản xuất.
Vì vậy Công tynên cân nhắc mua loại nguyên liệu này khi trong kho có đủ sợi thành phẩm cung cấp cho sản xuất điếu tại hai Phân xưởng Bao cứng và phân xưởng Bao mềm. Việc nhập nguyên liệu này chế biến sợi thành phẩm cung cấp cho sản xuất năm sau.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
3.2.6. Hoàn thiện cách xác định chi phí nhân công trực tiếp:
+Đối với chi phí tiền lương khoán theo sản lượng sản xuất:
- Thay bằng áp dụng tính đơn giá tiền lương tối thiểu (Đơn giá tiền lương cho một hệ số nội bộ) theo công thức:
Quỹ lương toàn Công ty theo kế hoạch Vhs =
Hệ số lương nội bộ toàn Công ty theo kế hoạch
Công ty nên xây dựng định mức tiền lương tối thiểu (đơn giá tiền lương cho 01 hệ số nội bộ) cố định cho cán bộ công nhân viên dựa trên tình hình tiền lương hiện tại và thay đổi của chế độ tiền lương.
- Hội đồng tiền lương Công ty bình xét hệ số nội bộ (Vhs) và hệ số hoàn thành công việc (Hshti) theo năm. Công ty nên tác động vào hai hệ số này để tăng đơn giá tiền lương cho bộ phận (Vđgp) và quỹ lương thực hiện (Vthp) kéo theo đó là tiền lương khoán công nhân cao có lợi cho người lao động. Việc tác động vào hệ số sẽ ổn định hơn thay đổi tiền lương tối thiểu hàng năm.
+ Đối với tiền ăn ca và phụ cấp độc hại:
- Công ty cần thay đổi quy định về việc báo cơm trong mỗi ca sản xuất. Phân xưởng phải tăng cường công tác chấm công, kiểm tra liên tục số lượng công nhân ở tổ vào các đầu giờ, giữa giờ và cuối giờ để đảm bảo tính chính xác.
- Phụ cấp độc hại tại Công tyở mức thấp so với tính độc hại trong việc sản xuất sản phẩm thuốc lá. Hội đồng tiền lương cần xem xét tăng mức phụ cấp để đảm bảo lợi ích cho công nhân.
3.2.7. Tăng cường quản lí bán thành phẩm, thành phẩm bao thuốc lá và sản phẩm sai hỏng trong sản xuât:
+ Công ty cần đề ra những quy định xử phạt nghiêm khắc những hành vi làm thất thoát thành phẩm sợi, điếu thuốc lá…trong sản xuấtnói riêng và tài sản nói chung.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
+ Công ty cần chỉ đạo phân xưởng thành lập đội công nhân tự quản. Đội tự quản xẽ kiểm tra việc ra vào của công nhân và việc chấp hành nghiêm túc trong quá trình sản xuất. Thành viên trong đội nên sử dụng người của riêng từng phân xưởng, tốt nhất nên do các tổ trưởng tổ máy sản xuất đảm nhiệm như vậy công việc sẽ hiệu quả hơn.
Bởi vì tổ trưởng tổ máy là người nắm rõ nhất công nhân của tổ và trực tiếp kiểm tra giám sát tinh thần làm việc, ý thức chấp hành quy định của Công ty. Bên cạnh đó đánh giá sát thực nhất năng lực của công nhân giúp cho việc bình chọn đánh giá thành tích trong xét thưởng.
3.2.8. Tổ chức thu thập và phân tích thông tin và sử dụng để phục vụ ra quyết định
Đối với thông tin quá khứ: Trên cơ sở số liệu chi tiết về chi phí, kế toán tiến hành lập báo cáo phân tích chi phí thành biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp, sau đó lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí. Từ đó, tiến hành xây dựng công thức dự toán chi phí và dự toán linh hoạt.
Đối với thông tin tương lai: Từ thông tin do các bộ phận cung cấp, kế toán quản trị chi phí sẽ đưa ra các phương án sản xuất, kinh doanh cho kỳ tới và tiến hành phân tích chi phí gắn liền với các phương án đó. Cuối cùng là lập báo cáo kết quả phân tích thông tin về chi phí để tư vấn cho nhà quản trị ra quyết định sản xuất kinh doanh.
Trên cơ sở báo cáo kết quả kinh doanh ta có thể tính toán, phân tích chi phí trong mối quan hệ với sự thay đổi sản lượng và lợi nhuận nhằm giúp cho các nhà quản trị của công ty có cơ sở vững chắc để lựa chọn các quyết định doanh thu.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
PHẦN III