Công tác xây dựng định mức và lập kế hoạch chi phí sản xuất tại Công ty

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị chi phí sản xuất tại công ty TNHH một thành viên thuốc lá thanh hoá (Trang 39 - 50)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THUỐC LÁ THANH HÓA

2.2. Thực trạng công tác quản trị chi phí tại Công ty TNHH một thành viên Thuốc lá Thanh hoá

2.2.2. Công tác xây dựng định mức và lập kế hoạch chi phí sản xuất tại Công ty

Công ty Thuốc lá Thanh Hoá trực thuộc Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam, là một đơn vị hạch toán độc lập, công ty vừa sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng của Tổng công ty, vừa sản xuất thuốc lá bao bán ra thị trường trong và ngoài nước. Công tác quản trị chi phí phải đảm bảo linh hoạt, khoa học và hợp lí để đạt được kết quả cao trong sản xuất kinh doanh.

 Căn cứ để lập kế hoạch chi phí sản xuất:

- Dựa vào số lượng hợp đồng, đơn đặt hàng đã kí, và dự kiến lượng hợp đồng phát sinh

- Các báo cáo chi phí sản xuất phát sinh năm trước.

- Tình hình sản xuất năm trước và công suất hoạt động năm nay.

- Báo cáo kĩ thuật, đặc điểm sản xuất từng sản phẩm.

- Dựa vào phương hướng, kế hoạch sản xuất, kế hoạch tiêu thụ trong năm sắp tới…

-Căn cứ vào định mức nguyên vật liệu sản xuất cho từng mác thuốc.

Ngoài các yếu tố trên Công ty còn xem xét các yếu tố khác như: Chiến lược kinh doanh của công ty đã đặt ra, thị trường tiềm năng, các nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh… để đưa ra được quyết định hợp lý và hiệu quả nhất.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

2.2.2.1. Công tác xây dựng định mức và lập kế hoạch chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Xác định địnhmức nguyên vật liệu sản xuất.

Công thức tính định mức tiêu hao như sau:

Định mức tiêu hao vật tư = Tiêu hao lý tưởng x Hệ số hao hụt

Việc xác định mức tiêu hao lượng nguyên vật liệu do phòng công nghệ thực hiện.

Lượng tiêu hao chuẩn được đo đếm bằng cách thủ công thông qua việc bóc tách từng mẫu thuốc thành phẩm hoàn chỉnh nhập kho thành phẩm.

Căn cứ vào báo cáo tình trạng hoạt động của dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị và sản xuất thử từng mác thuốc để xác định hệ số hao hụt định mức trong sản xuất.

Bảng 2.5: Định mức tiêu hao lượng nguyên vật liệu cho 1 Triệu bao thuốc lá Vinataba SG năm 2011

Chỉ tiêu ĐVT Tiêu hao lí

tưởng

Hệ số hao hụt(%)

Định mức tiêu hao tiêu vật

Sợi VT1 Kg 13.260,00 6,80 14.161,68

Giấy cuốn 35C,26,75mm Cuộn 203,33 4,67 212,83

Đầu lọc 132 mm Cát Lợi Cây 3.333.333,33 2,00 3.400.000,00

Sáp vàng 52 mm Cuộn 90,00 3,20 92,88

Lưỡi ngà vàng 96,5 Cuộn 40,00 3,00 41,20

Bóng kính bao 11 g Cuộn 61,79 1,80 62,90

Bóng kính tút 360 Cuộn 10.357 6,00 10,98

Nhãn bao Vinataba Tờ 1.000.000,00 0,80 1.008.000,00

Tút Vinataba Tờ 100.000,00 0,50 100.500,00

Keo sáp vàng Kg 234,07 0,70 235,71

Keo dán bao Kg 82,50 0,70 83,08

Keo dán điếu Kg 56,00 1,00 56,56

Mực xanh Vina Kg 0,37 2,00 0,38

Mực nhu Vina Kg 0,38 2,00 0,39

Chỉ xé Vina Cuộn 20,24 0,50 20,34

Thùng catton Vina Cái 2.000 0,20 2.004,00

(Nguồn: Phòng Công nghệ)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Nhận xét: Ta thấy việc xác định lượng tiêu hao tiêu chuẩn dựa vào phương pháp thủ công có thể không chính xác, gây sai lệch trong tính định mức tiêu hao thực tế.

Công ty cần có biện pháp tăng cường tính chính xác trong việc xây dựng định mức.

Quy trình lập kế hoạch:

Phòng Tiêu thụ và phòng Thị trường lập các báo cáo chi tiết và tổng hợp về tình hình tiêu thụ từng chủng loại sản phẩm, giá cả, thị phần, thị trường tiềm năng, giá cả nguyên vật liệu, vùng nguyên liệu chủ yếu, tình hình cung ứng nguyên liệu vật tư…và gửi về phòng Kế hoạch.

Phòng kế hoạch căn cứ tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất trong năm, số lượng tồn kho, đơn đặt hàng cho năm tới, tình hình tiêu thụ… để lập kế hoạch sản lượng sản xuất và chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Dựa vào tiến độ sản xuất thông qua các lệnh sản xuất xuống phân xưởng, Phòng kế hoạch tiến hành lập kế hoạch chi tiết chi phí từng loại nguyên vật liệu trực tiếp cho từng sản phẩm theo năm và chi tiết cho từng quý.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Bảng 2.6: Kế hoạch sản lượng – Doanh thu – Tổng giá trị sản lượng năm 2011

Tên sản phẩm

Sản lượng (Tr. bao)

Doanh thu Giá tị tổng sản lượng Giá bán

(đ/bao)

Thành tiền (tr.đồng)

Giá cố định (đ/bao)

Thành tiền (Tr.đồng)

Tổng cộng 89,0 523.539 357.500

1. Thuốc đầu lọc 88,5 523.085 357.200

a. Bao cứng 67,5 476.985 323.600

Mild Seven light 10,0 9.226,6 92.266 5600,0 56.000

Mild Seven 1,0 9.293,2 9.293 5600,0 5.600

Wintons Classic 1,0 7.137,7 7.138 5600,0 5.600

Vinataba SG 39,5 8.283,0 327.179 5600,0 221.200

Seahorse 1,0 3.200,0 3.200 2200,0 2.200

Bông sen lotus . 1,0 2.909,1 2.909 2200,0 2.200

Bluriver menthol 3,0 2.500,0 7.500 2200,0 6.600

Bluriver 3,0 2.500,0 7.500 2200,0 6.600

Hữu nghị 6,0 2.500,0 15.000 2200,0 13.200

Caravan MT & Đỏ 2,0 2.500,0 5.000 2200,0 4.400

b. Bao mềm 21,0 46.100 2200,0 33.600

Bông sen 17,0 2.200,0 37.400 1600,0 27.200

Blue bird MT 3,0 2.200,0 6.600 1600,0 4.800

Blueriver 1,0 2.100,0 2.100 1600,0 1.600

2. Thuốc không đầu lọc 0,5 909,09 455 600,0 300

Hàm rồng 0,5 909,09 455 600,0 300

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Bảng 2.7: Kế hoạch lượng nguyên vật liệu sản xuất thuốc lá Vinataba SG Năm 2011 (Số lượng 39.500.000 bao)

Danh mục vật tư Đơn vị tính Tiêu hao lí tưởng Hao hụt(%) Định mức tiêu hao tiêu chuẩn

Tổng lượng tiêu hao

Sợi VT1 Kg 13.260,00 6,80 14.161,68 559.386,36

Giấy cuốn 35C,26,75mm Cuộn 203,33 4,67 212,83 8.406,75

Đầu lọc 132 mm Cát Lợi Cây 3.333.333,33 2,00 3.400.000,00 134.300.000,00

Sáp vàng 52 mm Cuộn 90,00 3,20 92,88 3.668,76

Lưỡi ngà vàng 96,5 Cuộn 40,00 3,00 41,20 1.627,40

Bóng kính bao 11 g Cuộn 61,79 1,80 62,90 2.484,47

Bóng kính tút 360 Cuộn 10.357 6,00 10,98 433,65

Nhãn bao Vinataba Tờ 1.000.000,00 0,80 1.008.000,00 39.816.000,00

Tút Vinataba Tờ 100.000,00 0,50 100.500,00 3.969.750,00

Keo sáp vàng Kg 234,07 0,70 235,71 9.310,49

Keo dán bao Kg 82,50 0,70 83,08 3.281,56

Keo dán điếu Kg 56,00 1,00 56,56 2.234,12

Mực xanh Vina Kg 0,37 2,00 0,38 14,91

Mực nhu Vina Kg 0,38 2,00 0,39 15,31

Chỉ xé Vina Cuộn 20,240 0,50 20,34 803,48

Thùng catton Vina Cái 2.000 0,20 2.004,00 79.158,00

(Nguồn: Phòng Kế hoạch)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Bảng 2.8: Kế hoạch lượng nguyên vật liệu sản xuất thuốc lá Vinataba SG Quý I – Năm 2011 (Số lượng 9.513.700 bao)

Danh mục vật tư Đơn vị tính Tiêu hao lý tưởng Hao hụt(%) Tiêu hao tiêu chuẩn

Tổng lượng tiêu hao

Sợi VT1 Kg 13.260,00 6,80 14,161,68 134.729,98

Giấy cuốn 35C,26,75mm Cuộn 203,33 4,67 212,83 2.024,79

Đầu lọc 132 mm Cát Lợi Cây 3.333.333,33 2,00 3.400.000,00 32.346.580,00

Sáp vàng 52 mm Cuộn 90,00 3,20 92,88 883,63

Lưỡi ngà vàng 96,5 Cuộn 40,00 3,00 41,20 391,96

Bóng kính bao 11 g Cuộn 61,79 1,80 62,90 598,39

Bóng kính tút 360 Cuộn 10,357 6,00 10,98 104,45

Nhãn bao Vinataba Tờ 1.000.000,00 0,80 1.008.000,00 9.589.809,60

Tút Vinataba Tờ 100.000,00 0,50 100.500,00 956.126,85

Keo sáp vàng Kg 234,07 0,70 235,71 2.242,46

Keo dán bao Kg 82,50 0,70 83,08 790,37

Keo dán điếu Kg 56,00 1,00 56,56 538,09

Mực xanh Vina Kg 0,37 2,00 0,38 3,59

Mực nhu Vina Kg 0,38 2,00 0,39 3,69

Chỉ xé Vina Cuộn 20,240 0,50 20,34 193,52

Thùng caton Vina Cái 2.000 0,20 2.004,00 19.065,45

(Nguồn: Phòng Kế hoạch)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

 Sau khi lập kế hoạch sản lượng và nguyên vật liệu trực tiếp cho từng chủng loại sản phẩm theo quý và năm, căn cứ vào đơn giá từng loại nguyên vật liệu chính, nguyên vật liêu phụ cần dùng trong sản xuất, Công ty tiến hành tổng hợp chi phí nguyên vật liệu cho tất cảsản phẩm sản xuất như trong kếhoạch sản lượng đã lập.

Bảng 2.9. Kế hoạch chi phí nguyên vật liệu trực tiếp năm 2011

Tên sản phẩm

Sản lượng (Tr. bao)

Giá trị (Triệu đồng) Nguyên vật

liệu chính

Nguyên vật liệu phụ

Tổng chi phí

Tổng cộng 89,00 253.531,53 89.854,30 343.385,83

1. Thuốc đầu lọc 88,50 253.288,88 89.721,55 343.010,43

a. Bao cứng 67,50 231.209,03 75.932,35 307.141,38

Mild Seven light 10,00 47.028,51 14.294,50 61.323,01

Mild Seven 1,00 4.537,94 1.172,08 5.710,02

Wintons Classic 1,00 2.799,90 1.054,56 3.854,46

Vinataba SG 39,50 156.525,27 48.094,41 204.619,68

Seahorse 1,00 1.731,62 741,50 2.473,12

Bông sen lotus 1,00 1.514,85 936,60 2.451,45

Bluriver menthol 3,00 2.872,74 1.831,50 4.704,24

Bluriver 3,00 2.917,20 2.147,40 5.064,60

Hữu nghị 6,00 9.227,40 4.317,00 13.544,40

Caravan MT & Đỏ 2,00 2.053,60 1.342,80 3.396,40

b. Bao mềm 21,00 22.079,85 13.789,20 35.869,05

Bông sen 17,00 18.506,54 11.288,00 29.794,54

Blue bird MT 3,00 2.600,91 1.826,10 4.427,01

Blueriver 1,00 972.40 675,10 1.647,50

2. Thuốc không đầu lọc 0,50 242.65 132,75 375,40

Hàm rồng 0,50 242.65 132,75 375,40

(Nguồn: Phòng Kế hoạch)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Qua công tác xây dựng định mức và lập kế hoạch chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của Công ty tôi có một số nhận xét sau:

- Tính hợp lý:

+ Công ty căn cứ vào tình hình năm trước, định mức kỹ thuật sản xuất sản phẩm, tình hình nhu cầu vật liệu đầu vào và nhu cầu sản lượng sản xuất để lập kế hoạch chi phínguyên vật liệu trực tiếp.

+ Kế hoạch chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được chia thành nhiều kế hoạch tác nghiệp (quý, tháng, các lệnh sản xuất nhỏ), điều này thuận lợi cho thực hiện sản xuất và điều chỉnh các kế hoạchtác nghiệp tiếp theo đảm bảo đầy đủ, kịp thời đầu vào và sản lượng sản xuất.

- Chưa hợp lý:

Công ty có dựa trên những dự báo về biến động trong việc cung ứng nguyên vật liệu sản xuất và biến động tiêu thụ sản phẩm để lập kế hoạch nhưng chưa có một bản kế hoạch dự phòng cho phát sinh sản lượng sản xuất và nguyên vật liệu phát sinh. Điều này có thể gây khó khăn trong việc đảm bảo sản xuất liên tục.

2.2.2.2. Công tác lập kế hoạch chi phí nhân công trực tiếp

Xây dựng định mức chi phí nhân công trực tiếp sản xuất:

Đặc điểm dây truyền sản xuất thuốc khép kín và liên tục trong phân xưởng sản xuất chính. Bán thành phẩm giai đoạn trước được chuyển tiếp ngay vào giai đoạn sau để sản xuất.

Công ty không thực hiện xây dựng định mức chi phí nhân công trực tiếp sản xuất cho từng công đoạn hay cho một sản phẩm cụ thể nào.

Căn cứ tính lương khoán cho công nhân viên trực tiếp sản xuất:

Tùy thuộc vào mục tiêu điều hành sản xuất kinh doanh hàng năm của Công ty, các đơn vị có thể được xem xét khoản quỹ lương từ quỹ tiền lương chung của công ty căn cứ vào các chỉ tiêu cụ thể sau:

+Căn cứ vào tổng quỹ tiền lương được giao khoán, các đơn vị tự chi trả cho cán bộ nhân viên thuộc đơn vị mình theo các nguyên tắc tính lương và thanh toán tiền

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

lương căn cứ vào các hệ số được quy định tại khung bậc lương theo quy chế trả lương do Công ty quy định.

+ Căn cứ vào đơn giá khoán sản phẩm cho các đơn vị, bộ phận hằng năm.

+ Căn cứ vào sản lượng sản xuất, sản lượng tiêu thụ kế hoạch hàng năm.

Kế hoạch đơn giá tiền lương cho bộ phận:

Công ty tiến hành lập lập kế hoạch chi phí nhân công trực tiếp cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm theo phân xưởng chứ không lập riêng cho từng công nhân.

- Đối với các bộ phận sản xuất sản phẩm tại các phân xưởng, đơn giá lương tính theo sản lượng kế hoạch:

 Hệ số lương nội bộKH* Đơn giá tiền lương cho hệ số nội bộKH Vđgp=

 Sản lượng kế hoạch của bộ phận p Vđgp: Là đơn giá tiền lươngkế hoạchcủa bộ phận p

Đơn giá tiền lương cho 1 đơn vị hệ số KH chính là đơn giá tiền lương tối thiểu của Công ty. Đơn giá này dựa trên tổng quỹ lương kế hoạch và tổng hệ số lương nội bộ theo kế hoạch và đượctính theo công thức sau:

 Quỹ lương toàn Công ty theo kế hoạch Vhs =

 Hệ số lương nội bộ toàn Công ty theo kế hoạch

Vhs:Đơn giá tiền lương cho 01 hệ số nội bộ kế hoạch(lương tối thiểu của Công ty).

Công ty không tiến hành lập kế hoạch tiền lương chi tiết cho từng cán bộ công nhân viên mà lập kế hoạch chi phí nhân công cho từng bộ phận. Điều này giảm tính phức tạp và ít tiêu tốn nhiều thời gian trong khâu lập kế hoạch.

Ta thấy việc xác định đơn giá lương khoán đều dựa trên các chỉ tiêu kế hoạch, sản lượng kế hoạch, hệ số nội bộ kế hoạch, quỹ lương toàn công ty theo kế hoạch, sản lượng tiêu thụ kế hoạch… Khi tình hình sản xuất biến động thì thu nhập của người lao động cũng biến động, không ổn định. Bên cạnh đó mức lương tối thiểu của Công ty

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

hoàn toàn dựa vào tổng quỹ lương kế hoạch toàn Công ty và tổng hệ số lương nội bộ kế hoạch. Điều này chưa hợp lý.

Nếu tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất biến động theo chiều hướng giảm thể hiện một phần Công ty đã tiết kiệm được một khoản chi phí này có nghĩa công ty đã có lợi nhưng không tốt cho người lao động.

Từ những điều trên, công ty cần có phương pháp lập các chỉ tiêu kế hoạch phù hợp để đảm bảo sự hài hòa giữa lợi ích của người lao động và công ty.

Dưới đây là bảng tổng hợp kế hoạch chi phí nhân công trực tiếp sản xuất:

Bảng 2.10: Kế hoạch chi phí nhân công trực tiếp sản xuất của Công ty năm 2011 Đơn vị tính: Triệu đồng

Đơn vị

Tiền lương khoán theo sản phẩm

sản xuất

Các khoản trích theo

lương Phụ cấp ăn

ca, thưởng kết quả hoạt

động, phụ cấp khác BHXH, Tổng

BHYT, BHTN, khoản

khác

KPCĐ

PX Bao Cứng 4.296,24 57,65 84,77 565,64 5.521,19

PX Bao Mềm 2.031,50 46,20 39,71 297,18 7.756,71

PX Lá sợi 1.706,66 24,30 33,65 217,93 5.464,56

Tổng 8.034,40 128,15 158,13 1.080,74 9.401,42

(Nguồn: Phòng Kế toán –Tài chính) 2.2.2.3. Công tác lập kế hoạch chi phí sản xuất chung.

Chi phí sản xuất chung được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau nên việc lập kế hoạch chi phí sản xuất chung được tổng hợp từ việc xây dựng nhiều kế hoạch chi phí gộp lại.

Trong chi phí sản xuất chung có các khoản mục chiếm tỉ trọng lớn như: Chi phí khấu hao TSCĐ; Chi phí nhiên liệu, vật liệu, hương liệu; Chi phí công cụ, dụng cụ,

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

phụ tùng thay thế; Chi phí nhân viên phân xưởng. Trong đó chi phí khấu hao TSCĐ thường ít biến động do Công ty tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng nên lập kế hoạch khoản mục này nhanh và thường chính xác.

Chi phí có tính chất phân bổ lâu dài như: Chi phí công cụ dụng cụ, đồ nghề SX, phụ tùng thay thế, chi phí sửa chữa tu bổ… Công ty căn cứ vào báo cáo tình trạng hoạt động của máy móc thiết bị tại các phân xưởng, số lượng công cụ dụng cụ, bảo hộ lao động còn sử dụng được và cần phải thay thế, kế hoạch lao động năm tới và giá trên thị trường hiên thời để dự toán chi phí.

Đối với chi phí nguyên nhiên vật liệu, hương liệu và dịch vụ mua ngoài cần căn cứ vào quy mô sản xuất dự kiến, tình trạng hoạt động, tiêu hao kỹ thuật của dây chuyền công nghệ, máy móc….. Số liệu của năm trước để tiến hành lập kế hoạch.

Song phần lớn công ty thường căn cứ vào số liệu thực tế năm trước, một số khoản được ước tính theo kinh nghiệm của người lập kế hoạch.

Bảng 2.11: Kế hoạch chi phí sản xuất chung của Công ty năm 2011

Đơn vị tính: Triệu đồng

Khoản mục Giá trị

Chi phí nhân viên phân xưởng 2.001,79

Chi phí nhiên vật liệu, dầu mỡ, hương liệu, vật liệu khác 1.792,19 Chi phí công cụ, dụng cụ , đồ nghề SX, phụ tùng thay thế 3.151,38

Chi phí khấu hao TSCĐ 4.185,17

Chi phí dịch vụ mua ngoài 871,85

Tổng 12.002,38

(Nguồn: Phòng Kế toán –tài chính) Qua công tác lập kế hoạch chi tiết chi phí sản xuất của Công ty ta thấy:

- Công ty lập đầy đủ chi phí cho các khoản mục lớn.

- Căn cứ lập kế hoạch chi phí phần lớn dựa vào số liệu năm trước và kinh nghiệm của nhà lập kế hoạch.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

- Tuy nhiên việc không xây dựng định mức chi phí chi tiết cho từng khoản mục nhỏ và chi tiết cho từng phân xưởng sản xuất dẫn tới việc lập kế hoạch không chính xác với tình hình thực tế cần cho sản xuất của từng loại chi phí, không khuyến khích việc tiết kiệm chi phí tại các bộ phận, các khâu sản xuất tại phân xưởng. Điều này là một trong những nguyên nhân làm tăng chi phí sản xuất.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị chi phí sản xuất tại công ty TNHH một thành viên thuốc lá thanh hoá (Trang 39 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)