CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VỐN ĐẦU TƯ XÂY
1.1. Cơ sở lý luận về thu hút vốn đầu xây dựng cơ bản
1.1.3. Ch ỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ bản
* Chỉ tiêu khối lượng vốn đầu tư thực hiện
Đó là tổng số tiền đã chi ra để tiến hành hoạt động của các công cuộc đầu tư bao gồm: Chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng nhà cửa, cấu trúc hạ tầng, mua sắm máy móc thiết bị để tiến hành các công cuộc xây dựng cơ bản và chi phí khác theo quy định của thiết kế dự toán được ghi trong dự án đầu tư được duyệt.
*Phương pháp tính khối lượng vốn đầu tư thực hiện
- Đối với các công cuộc đầu tư có quy mô lớn, có thời gian thực hiện đầutư dài.
Vốn đầu tư thực hiện là số vốn đã chi cho từng hoạt động hoặc từng giai đoạn của mỗi công cuộc đầu tư đã hoàn thành thỏa mãn 2 điều kiện sau:
Đúng theo quy định của thiết kế.
Tiến độ thi công đã được thỏa thuận trong hợp đồng giữa chủ đầu tư và đơn vị xây lắp.
- Đối với các thiết bị nhập kho mà không cần lắp đặt, nhập kho tính luôn vào khối lượng VĐT thực hiện. Các thiết bị cần lắp đặt, trước khi nhập kho cần phải chuyển vào bộ phận lắp đặt thiết bị.
- Đối với các công cuộc đầu tư có quy mô nhỏ, thời gian đầu tư ngắn.
Vốn đã được chi được tính vào khối lượng vốn dầu tư thực hiện khi toàn bộ các công việc của quá trình thực hiện đầu tư kết thúc.
- Đối với các công cuộc đầu tư do ngân sách tài trợ để tính số vốn đã chi để được tính vào khối lượng vốn đầu tư thực hiện thì các kết quả của quá trình thực hiện đầu tư phải đạt tiêu chuẩn và tính theo phương pháp sau đây:
• Vốn cho công tác xây dựng:
Để tính chỉ tiêu này người ta phải căn cứ vào bảng đơn giá dự toán quy định của nhà nước và căn cứ vào khối lượng công tác xây dựng hoàn thành.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Ivc=∑Qxi.Pi + Cin + W
Trong đó: Qxi là khối lượng công tác xây dựng hoàn thành Pi là đơn giá dự toán
Cin là chi phí chung W là lãi định mức
• Khối lượng công tác hoàn thành phải đạt các tiêu chuẩn sau:
- Khối lượng này phải có trong thiết kế dự toán, đã được phê duyệt phù hợp với tiến độ thi công.
- Đã cấu tạo vào thực thể công trình.
- Đã đảm bảo chất lượng quy định.
- Đã hoàn thành đến giai đoạn hoàn thành quy ước trong tiến độ đầu tư.
- Được cơ quan tài chính chấp nhận thanh toán.
Đối với công tác lắp đặt máy móc thiết bị:
Phương pháp tính khối lượng vốn đầu tư thực hiện cũng tính tương tự như đối với công tác xây dựng.
Ivc=∑Qxi.Pi + Cin + W
Mức vốn đầu tư thực hiện đối với công tác mua sắm trang thiết bị, máy móc cần lắp được xác định bằng giá mua cộng với chi phí vận chuyển đến địa điểm tiếp nhận.
Chi phí bảo quản cho đến khi lắp từng bộ phận (đối với thiết bị lắp đặt phức tạp) hoặc cả chiếc máy với thiết bị lắp đơn giản. Mức vốn đầu tư thực hiện đối với công tác mua sắm trang thiết bị máy móc cần lắp được xác định giá mua cộng với chi phí vận chuyển đến kho của đơn vị sử dụng và nhập kho.
Đối với công tác xây dựng cơ bản và chi phí khác
Nếu có đơn giá thì áp dụng phương pháp thính khối lượng VĐT thực hiện như đối với công tác xây lắp.
Nếu chưa có đơn giá thì được tính vào khối lượng VĐT thực hiện theo phương pháp thực chi, thực thanh.
*Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm
TSCĐ huy động là công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập (làm ra sản phẩm hàng hóa hoặc tiến hành các hoạt động
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
dịch vụ cho xã hội được ghi trong dự án đầu tư) đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, đã làm xong thủ tục nghiệm thu sử dụng có thể đưa vào hoạt động được ngay.
Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất phục vụ của các TSCĐ đã được huy động để sản xuất sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ khác được ghi trong dự án đầu tư. Đối với công cuộc đầu tư quy mô lớn, có nhiều hạng mục xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập thì được áp dụng hình thức huy động bộ phận sau khi từng hạng mục đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, lắp đặt. Còn đối với công cuộc đầu tư quy mô nhỏ, thời gian thực hiện ngắn thì áp dụng hình thức huy động toàn bộ khi tất cả đối tượng, hạng mục công trình đã kết thúc quá trình xây dựng mua sắm và lắp đặt.
1.1.3.2. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB
Tùy vào cấp độ quản lý và mục đích sử dụng các kết quả để tính toán, cho nên cần phải phân biệt hiệu quả tài chính hay hiệu quả kinh tế - xã hội. Hiệu quả hoạt động đầu tư XDCB có thể được phản ánh ở cả hai góc độ:
- Dưới góc độ vi mô hiệu quả là sự chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra của dự án, đó chính là lợi nhuận mà dự án mang lại. Lợi nhuận là động lực hấp dẫn nhất của chủ đầu tư.
- Hiệu quả của hoạt động đầu tư XDCB dưới góc độ vĩ mô được hiểu như sau:
Hiệu quả đầu tư XDCB trong nền kinh tế quốc dân là tỷ lệ giữa thu nhập quốc dân so với mức vốn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất vật chất hoặc mức vốn đáp ứng được nhiệm vụ kinh tế - xã hội, chính trị.
Ta cần phân biệt giữa hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối. Hiệu quả tuyệt đối chính là hiệu quả thể hiện mối quan hệ giữa các kết quả đạt được do thực hiện đầu tư XDCB với tổng số vốn đầu tư XDCB đã thực hiện.
* Hiệu quả kinh tế xã hội
Phần trên là một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án đầu tư. Nhưng có thể thấy rõ vai trò của đầu tư thì chúng ta phải phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội mà dự án mang lại. Bởi vì không phải bất cứ hoạt động đầu tư nào có khả năng sinh lời cao đều mang lại ảnh hưởng tốt với nền kinh tế. Do vậy trên góc độ quản lý vĩ mô phải xem xét mặt kinh tế - xã hội do thực hiện đầu tư đem lại, Điều này giữ vai trò quan
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
trọng quyết định để các cấp có thẩm quyền chấp nhận dự án và quyết định đầu tư. Các định chế tài chính quốc tế, các cơ quan viện trợ song phương và đa phương tài trợ cho hoạt động đầu tư.
Lợi ích kinh tế - xã hội của đầu tư là chênh lệch giữa các lợi ích mà nền kinh tế xã hội thu được so với đóng góp mà nền kinh tế - xã hội phải bỏ ra khi thực hiện đầu tư.
Những lợi ích mà xã hội thu được chính là sự đáp ứng của đầu tư với việc thực hiện các mục tiêu chung của xã hội, của nền kinh tế. Những sự đóng góp này có thể được xem xét mang tính chất định tính hoặc đo lường bằng cách tính toán định lượng.
Chi phí mà xã hội phải bỏ ra của dự án bao gồm toàn bộ các tài nguyên thiên nhiên, của cải vật chất, sức lao động mà xã hội dành cho đầu tư thay vì sử dụng các công việc khác trong tương lai.
Khi phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội phải tính đầy đủ các khoản thu chi, xem xét và điều chỉnh các khoản thu chi mang tính chất chuyển khoản, những tác động dây chuyền nhằm phản ánh đúng những tác động của dự án.
* Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế xã hội của dự án đầu tư xem xét ở tầm vĩ mô.
- Chỉ tiêu giá trị gia tăng của mỗi nhóm dân cư (những người có vốn hưởng lợi tức, những người làm công ăn lương, Nhà nước thu thuế…). Chỉ tiêu này phản ánh các tác động điều tiết thu nhập giữa các nhóm dân cư hoặc các vùng lãnh thổ. Để xác định chỉ tiêu này, trước hết phải xác định được nhóm dân cư hoặc vùng lãnh thổ được phân phối giá trị tăng thêm (NNVA – Giá trị thu nhập thuần túy quốc gia) của dự án, tiếp đến xác định được phần giá trị tăng thêm do dự án tạo ra mà nhóm dân cư hoặc vùng lãnh thổ với nhau sẽ được tình hình phân phối giá trị gia tăng do dự án tạo ra giữa các nhóm dân cư hoặc các vùng lãnh thổ trong nước.
- Các chỉ tiêu khả năng cạnh tranh quốc tế: Chỉ tiêu này cho phép đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm do dự án sản xuất ra trên thị trường quốc tế, ngoài ra còn có thể đánh giá những tác động khác của dự án như dự án ảnh hưởng đến môi trường, đến kết cấu hạ tầng…
* Các chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả kinh tế xã hội ở tầm vi mô.
- Mức đóng góp cho ngân sách.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
- Mức tiết kiệm ngoại tệ.
- Số lao động có việc làm trực tiếp của dự án.
- Mức tăng năng suất lao động của người lao động làm việc trong dự án.
- Mức nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất, trình độ quản lý cán bộ.