CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VỐN ĐẦU TƯ XÂY
1.2. Cơ sở thực tiễn về thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ bản
1.2.1. Tình hình thu hút vốn đầu tư XDCB trên thế giới và Việt Nam
• Tình hình thu hút vốn đầu tư XDCB trên thế giới
Xây dựng cơ bản là một hoạt động quan trọng không thể thiếu ở mỗi quốc gia trên thế giới. Ở những quốc gia đang phát triển, vai trò của đầu tư XDCB càng được thể hiện rõ nét. Vậy nên việc thu hút vốn đầu tư XDCB được quan tâm hơn bao giờ hết.
Điển hình như ở Singapore, nổi lên là một trong 4 con rồng Châu Á, GDP bình quân đầu người đạt cao trên 24000 $, có được sự phát triển đó một phần không nhỏ là nhờ vào nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong và ngoài nước. Hay Trung Quốc với GDP tăng bình quân 9,5%, được sự thành công như vậy một phần lớn là nhờ thu hút vốn đầu tư XDCB có hiệu quả, đặc biệt là nguồn FDI với 53 tỷ USD mỗi năm.
• Tình hình thu hút vốn đầu tư XDCB tại Việt Nam
Hoạt động xây dựng cơ bản những năm gần đây tăng mạnh, trong đó tăng cao nhất ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài do tập trung đẩy nhanh tiến độ đối với các công trình thuộc khu kinh tế trọng điểm quốc gia. Tiến độ xây dựng trong khu vực Nhà nước chậm hơn do ưu tiên cho những công trình chuyển tiếp từ năm trước nên giá trị sản xuất giảm. Đối với các doanh nghiệp ngoài Nhà nước, do gặp khó khăn về vốn nên kết quả tăng thấp.
Huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển tại Việt Nam những năm gần đây ngày càng tăng, đặc biệt là đầu tư xây dựng cơ bản. Tạo nhiều đổi mới cho bộ mặt của đất nước. Việt Nam muốn phát triển nhanh, tốc độ mong muốn từ 9% – 10% thì cần phải tăng cường công tác thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ bản, từ đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý. Tỷ lệ vốn đầu tư xây dựng cơ bản những năm gần đây đã đạt 15% - 20% so với GDP, với nhiều công trình được xây dựng mới đưa nền kinh
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
tế ngày càng phát triển, làm cho tổng tài sản của nền kinh tế quốc dân không ngừng được gia tăng trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, thủy lợi, các công trình công cộng khác. Nhờ vậy mà năng lực sản xuất của các đơn vị kinh tế không ngừng được nâng cao, sự tác động này có tình dây chuyền của các hoạt động kinh tế nhờ đầu tư XDCB. Vốn đầu tư cho hoạt động XDCB từ ngân sách nhà nước những năm trở lại đây không có nhiều thay đổi, chiếm khoảng 14% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước đã có tác động thu hút được các nguồn vốn khác. Trong điều kiện nguồn vốn ngân sách nhà nước hạn hẹp, Chính phủ đã thực thi nhiều cơ chế để tăng cường thu hút đầu tư từ khu vực kinh tế tư nhân trong nước và ngoài nước, huy động nguồn vốn công trái giáo dục, trái phiếu Chính phủ,…góp phần tăng nhanh nguồn vốn đầu tư, thúc đẩy kinh tế phát triển. Nguồn vốn dân cư và tư nhân tăng cả về quy mô và tỷ trọng chiếm khoảng 26% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Nguồn vốn trong nước đã được thu hút tốt hơn, chiếm trên 70% so với tổng đầu tư, thu hút vốn từ bên ngoài chiếm khoảng 30% so với tổng vốn đầu tư. Cho đến nay, Việt Nam đã thu hút được khoảng 70 quốc gia và vùng lãnh thổ đưa vốn vào đầu tư với nhiều hình thức khác nhau.
Mặc dù đạt được một số kết quả nhất định trong việc thu hút vốn đầu tư XDCB nhưng hoạt động xây dựng cơ bản trong năm vẫn còn những tồn tại và gặp khó khăn như: Chủ đầu tư thực hiện không đúng quy trình, thủ tục gây chậm chễ trong thanh toán công trình dẫn đến nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu vốn, không đủ sức cạnh tranh. Tiến độ giải ngân của một số dự án, công trình mặc dù có chuyển biến nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Thời tiết diễn biến phức tạp với mưa lớn kéo dài tại nhiều vùng trên cả nước ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công trình.
1.2.2. Kinh nghiệm nâng cao hoạt động đầu tư XDCB
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh, đảm bảo chất lượng công trình;
đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia làm công tác xây dựng cơ bản nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
- Các sở chuyên ngành tỉnh cần bố trí, sắp xếp tổ chức, đội ngũ cán bộ đủ năng lực, trình độ để thực hiện tốt công tác thẩm định các dự án do Sở Kế hoạch và Đầu tư
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
chuyển đến theo quy định của Luật Xây dựng, đảm bảo thực hiện đúng thời gian quy định, tránh gây ùn tắc hồ sơ.
- Các chủ đầu tư và Ban Quản lý dự án tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai và giải ngân hết vốn kế hoạch đối với các chương trình, dự án sử dụng vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu, trái phiếu Chính phủ, vốn ODA…
- Triển khai quyết liệt tái cơ cấu đầu tư công, tiếp tục đổi mới, hoàn thiện các chính sách và cơ chế quản lý nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư nguồn vốn nhà nước theo các quy định của Luật Đầu tư công. Gắn việc triển khai các cơ chế chính sách mới, với tăng cường các biện pháp quản lý, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả;
xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản, kiểm soát chặt chẽ các dự án khởi công mới; thực hiện công khai minh bạch trong đầu tư công.
- Ban Quản lý dự án đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ ngay từ đầu năm, kiên quyết xử lý những nhà thầu vi phạm tiến độ, chất lượng công trình. Hoàn thành các thủ tục khởi công dự án mới, tổ chức nghiệm thu khối lượng hoàn thành, lập hồ sơ thanh toán, quyết toán; gắn với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong khâu thanh quyết toán để kịp thời giải ngân vốn, hạn chế tập trung vào các tháng cuối năm tạo áp lực cho ngân sách tỉnh, gây ùn tắc hồ sơ ở Kho bạc Nhà nước và không để chuyển nguồn sang năm sau. Chỉ đạo khắc phục cho được những tồn tại, yếu kém sau thanh tra, kiểm toán trong xây dựng cơ bản, đấu thầu.
- Tăng cường quản lý công tác đấu thầu và trách nhiệm của cơ quan lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư; lập, phê duyệt phương án bồi thường giải phóng mặt bằng; nâng cao năng lực, tăng cường trách nhiệm và sự phối hợp giữa các ngành, địa phương và chủ đầu tư giải quyết có hiệu quả các vướng mắc, nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư. Tiếp tục củng cố, kiện toàn và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động, điều hành của các Ban Quản lý dự án ở các ngành và địa phương.
- Nâng cao năng lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành, nhất là người đứng đầu của các cấp ủy, chính quyền và các Ban Quản lý dự án ở địa phương trong chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế