CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN ĐẦU TƯ VÀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ . 5
1.1 Lý luận chung về đầu tư,vốn đầu tư
1.1.5. Vai trò của vốn đầu tư đến phát tiển kinh tế
Vốn đầu tư vào kinh tếlàm tăng thêm tài sản cho nền kinh tế, dù đầu tư vào tài sản lưu động hay tài sản cố định, thì khoản vốn đầu tư đó đều làm tăng thêm tài sản, mức tăng thêm đó hoặc để bù đắp phần tài sản cũ mất đi hoặc làm tăng tích luỹ tài sản trong sản xuất kinh doanh. Vì: Mức tăng GDP = Vốn đầu tư / ICOR. Do đó nếu hệ số ICOR không đổi thì mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tư cho nên đầu tư có ảnh hưởng rất quan trọng đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế. Như vậy từ các nhận xét trên đây ta có thể thấy được vai trò rất quan trọng của đầu tư tới tăng trưởng và phát triển kinh tế, nó là nhân tố không thể thiếu cho bất kì quốc gia nào trong quá trình phát triển.
1.1.5.2 Vốn đầu tư giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội
Giáo sư Paul. A.Samuelson đã chỉ ra rằng :Hầu hết các nước kém phát triển đều rơi vào cái “vòng luẩn quẩn”.Đó là: Thu nhập thấp dẫn đến tiết kiệm thấp, vì vậy đầu tư thấp và rồi hậu quả thu lại là thu nhập thấp. Tình trạng luẩn quẩn này chính là điểm nút khó khăn mà các nước này phải vượt qua để hội nhập vào quỹ đạo kinh tế hiện đại.
Nhiều nước lâm vào tình trạng trì trệ của nghèo đói bởi lẽ không lựa chọn và tạo ra điểm đột phá chính xác. Một mắt xích của “vòng luẩn quẩn” này. Trở ngại lớn nhất để thực hiện điều đó đối với các nước kém phát triển là vốn đầu tư và kỹ thuật. Vốn đầu tư là cơ sở tạo ra công ăn việc làm trong nước, đổi mới công nghệ, kỹ thuật, tăng năng
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Na –K45C KHĐT 11
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
suất lao động vv...Từ đó tạo tiền đề tăng thu nhập, tăng tích lũy cho sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên để tạo ra vốn cho nền kinh tế chỉ trông chờ vào vốn nội bộ thì hậu quả khó tránh khỏi là sẽ tụt hậu trong sự phát triển chung của thế giới. Việc thu hút vốn đầu tư từ các nguồn trong và ngoài nước sẽ là một “cú hích” để góp ghần đột phá vào cái “vòng luẩn quẩn” đó, là một biện pháp ưu việt nhất tạo nên bước đột phá tạo đà cho tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập, từ đó phá vỡ cấu trúc của vòng đói nghèo luẩn quẩn
1.1.5.3 Vốn đầu tư góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa
Cơ cấu kinh tế là cơ cấu của các yếu tố cấu thành nền kinh tế , có quan hệ chặt chẽ với nhau , được biểu hiện cả mặt chất và mặt lượng, tùy thuộc mục tiêu của nền kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được biểu hiện là sự thay đổi tỷ trọng của các bộ phận cấu thành nền kinh tế. Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế xảy ra khi có sự phát triển không đều về quy mô, tốc độ giữa các ngành, các vùng kinh tế.
Đầu tư tác động làm thay đổi tỷ trọng đóng góp vào GDP của các ngành. Đây là 1 hệ quả tất yếu của đầu tư. Đầu tư vào ngành nào càng nhiều thì ngành đó càng có khả năng đóng góp lớn hơn vào GDP. Việc tập trung đầu tư vào ngành nào phụ thuộc vào chính sách và chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Thông qua các chính sách và chiến lược, nhà nước có thể tăng cường khuyến khích hoặc hạn chế đầu tư đối với các ngành cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Vì vậy, đầu tư đã làm thay đổi tỷ trọng của các ngành trong cả nền kinh tế. Sự thay đổi này lại đi liền với sự thay đổi cơ cấu sản xuất trong từng ngành hay nói cách khác, sự phân hoá cơ cấu sản xuất trong mỗi ngành kinh tế là do có tác động của đầu tư. Sự phân hoá này cũng là một tất yếu để phù hợp với sự phát triển của ngành. Trong từng ngành, đầu tư lại hướng vào các ngành có điều kiện thuận lợi để phát triển, phát huy được lợi thế của ngành đó và làm điểm tựa cho các ngành khác cùng phát triển. Trên thực tế cho thấy các dự án đầu tư chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Chỉ có một số ít dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Như vậy, thu hút vốn đầu tư sẽ tạo thêm năng lực sản xuất mới trong nhiều ngành kinh tế then chốt đối với sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Na –K45C KHĐT 12
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
phần năng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa , hiện đại hóa.
1.1.5.4 Vốn đầu tư thúc đẩy đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh và hiện đại hóa
Vốn đầu tư là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đổi mới khoa học, công nghệ của doanh nghiệp và của quốc gia. Công nghệ bao gồm các yếu tố cơ bản : Phần cứng (máy móc thiết bị), phần mềm ( các văn bản , tài liệu, bí quyết..), các yếu tố con người (kỹ năng quản lý, kinh nghiệm) , yếu tố tổ chức...Muốn có công nghệ phải đầu tư vào các yếu tố cấu thành.
Công nghệ là trung tâm của công nghiệp hóa. Đầu tư là điều kiện tiên quyết của sự phát triển và tăng cường của đất nước. Có hai con đường để có công nghệ : Tự nghiên cứu phát minh và mua của nước ngoài. Nhưng dù tự nghiên cứu hay nhập khẩu của nước ngoài thì đều cần vốn. Mọi phương án để có công nghệ đều cần vốn
Trong giai đoạn hiện nay, khi tốc độ phát triển khoa học và công nghệ diễn ra ngày càng nhanh và hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một xu thế tất yếu, các nhà kinh tế đều cho rằng, đổi mới đã thật sự trở thành nhân tố có tính quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Sự đổi mới liên tục về công nghệ và tổ chức trong các ngành kinh tế đã trở thành yếu tố then chốt để duy trì sức cạnh tranh của nền kinh tế. Mọi việc như mở rộng sản xuất, đổi mới sản phẩm, mua sắm máy móc...Suy cho cùng đều cần đến vốn, 1 ngành muốn tiêu thụ rộng rãi sản phẩm của mình thì phải luôn đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm đa dạng hoá mẫu mã, kiểu dáng, nghiên cứu chế tạo các chức năng, công dụng mới cho sản phẩm. Việc đầu tư vào khoa học công nghệ đã giúp cho nhiều doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh trên thị trường.
1.1.5.5 Vốn đầu tư góp phần phát triển nguồn nhân lực, tạo thêm nhiều việc làm mới, nâng cao thu nhập cho người lao động
Nguồn vốn đầu tư được sử dụng vào các hoạt động sản xuất và dịch vụ góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động. Nhờ có nguồn vốn đầu tư mà các vùng mới có điều kiện để xây dựng các nhà máy, cơ sở hạ tầng trên lãnh thổ của vùng. Ngay khi những công trình của dự án đầu tư mới đang được xây dựng thì đã là cơ hội tạo
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Na –K45C KHĐT 13
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
việc làm cho nhiều người dân của vùng, thu hút lao động nhàn rỗi của vùng. Cho đến khi các cơ sở đó đi vào hoạt động cũng đã thu hút được nhiều lao động trong vùng.
Như hàng loạt các nhà máy đường, xi măng được đầu tư xây dựng đã thu hút công nhân lao động trong vùng vào làm, giải quyết nhiều công ăn việc làm cho khu vực đó.
Đầu tư giúp nâng cao thu nhập của dân cư, giúp xoá đói giảm nghèo, người dân từ chỗ bế tắc, thất nghiệp, sau khi có nguồn vốn đầu tư thu hút lao động, tạo việc làm, người dân có thể có thu nhập cao hơn, ổn định cuộc sống, phát huy năng lực của mình.