2.3 Tình hình thu hút vốn đầu tư vào thị xã Hương Thủy
2.3.4 Kết quả thu hút vốn đầu tư của thị xã Hương Thủy
2.3.4.1 Kết quả thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ bản vào Thị Xã Hương Thủy.
Trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội, thị xã đã chú trọng cải thiện cơ sở vật chất, hạ tầng nhằm thu hút đầu tư. Trong đó ,vốn đầu tư xây dựng cơ bản là nguồn vốn rất quan trọng. Đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt đồng tiền đề cho phát triển kinh tế.
Nhưng với đặc điểm: Đòi hỏi vốn lớn; ứ đọng trong thời gian dài; thời kỳ đầu tư kéo dài, thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài; có tính cố định, liên quan đên nhiều ngành nên vốn đầu tư chủ yếu là từ ngân sách nhà nước. Để thấy rõ hơn về kết quả thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại thị xã Hương Thủy ta nhìn vào bảng sau:
Bảng2.5: Tỷ lệ thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn Thị Xã Hương Thủy
Đơn vị :Tỷ đồng
Năm Năm
2011
Năm 2012
Năm 2013
2012/2011 2013/2012
-/+ % -/+ %
Kế hoạch vốn đầu tư 115,99 132,32 101,1 16,33 14,08 -31,22 -23,6 Vốn đầu tư thực hiện 93,35 103,9 77,05 10,55 11,30 -26,86 -25,85
Tỷ lệ thực hiện(%) 80,48 78,52 76,20 -1,96 -2,32
(Nguồn: báo cáo tình hình phát triển kinh tế thị xã Hương Thủy 2011-2013)
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Na –K45C KHĐT 38
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Nhìn vào bảng 2.5 ,ta thấy vốn đầu xây dựng cơ bản tại thị xã từ năm 2011 đến năm 2013 đều không đạt được kế hoạch do tình hình chung của khủng khoảng kinh tế tác động. Theo Nghị quyết số 08/NQ-CP của Chính phủ ,ngày 09 tháng 2 năm 2010 huyện Hương Thủy được lập thành thị xã Hương Thủy. Với mục tiêu trở thành đô thị mới của Tỉnh, đầu tư xây dựng cơ bản vào thị xã được chú trọng hơn. Cụ thể , năm 2011 vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại thị xã là 115,99 tỷ đồng , vốn giải ngân 93,35 tỷ đồng đạt 80,48% được tập trung đầu tư các công trình chuyển tiếp và công trình trọng điểm xây dựng mới, công trình phục vụ cho giáo dục, y tế và phát triển đô thị, như:
Đường Thanh Lam, đường Thanh Thủy Chánh-Vân Thê, đường Cầu Hồng Thủy- Đông Nam Thủy An, Hạ tầng khu dân cư Lương Mỹ, Trụ sở Thị ủy, các công trình kiên cố hoá trường học…; tiếp tục thi công các công trình triển khai từ đầu năm 2011 như: Mương thoát nước khu 6 phường Phú Bài, đường quy hoạch khu 6 phường Phú Bài, đường Trằm Họ phường Thủy Lương, đường bê tông thôn Buồng Tằm, thôn Hạ xã Dương Hoà, đường thôn 3 xã Phú Sơn. Đến Năm 2012, thị xã đã tập trung chỉ đạo tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, nhất là về giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án, đặc biệt là các dự án chuyển tiếp từ những năm trước thuộc nguồn ngân sách tỉnh .Ngoài các công trình chuyển tiếp, đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện các công trình, dự án mới thuộc nguồn vốn năm 2012 của ngân sách tỉnh và ngân sách thị xã. Tổng số dự án mới được khởi công năm 2012 là 65 dự án với tổng mức đầu tư 132,32 tỷ đồng. So với năm 2011 vốn đầu tư năm 2012 tăng 16,33 tỷ đồng, tăng 14,08 % so với năm trước; vốn giải ngân đạt 103,9 tỷ đồng,với tỷ lệ giải ngân đạt 78,52% thấp hơn 1,96%.Tình hình thực hiện các công trình phê duyệt năm 2013 khá thuận lợi, ít vướng mắc trong công tác đền bù GPMB. Tuy nhiên, vẫn còn một số công trình mới triển khai do thông báo kế hoạch vốn từ ngân sách tỉnh chậm, chưa đạt kế hoạch đề ra. Năm 2013 vốn đầu tư xây dựng cơ bản của thị xã giảm 31,2 tỷ đồng , 23,6 % so với năm 2012 chỉ còn 101,1 tỷ đồng. Tỷ lệ giải ngân cũng chỉ đạt 76,20% .
Nhìn chung vốn đầu tư xây dựng cơ bản vào thị xã từ năm 2011-2013 có nhiều biến động, do nhiều nguyên nhân: do chịu ảnh hưởng chung của tình hình suy thoái, nguồn vốn và lãi suất ngân hàng ảnh hưởng đến thu chi ngân sách của thị xã, cũng như
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Na –K45C KHĐT 39
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong và ngoài nước, giải tỏa mặt bằng đền bù chậm, nhiều dự án được chuyển tiếp từ năm này sang năm khác, Công tác đền bù giải phóng mặt bằng do khối lượng công việc lớn, nhiều công việc phát sinh ngoài dự kiến làm ảnh hưởng đến tiến độ GPMB, một số dự án còn chậm ,sự phối hợp của chủ đầu tư, UBND một số xã, phường với cơ quan chuyên môn phụ trách giải phóng mặt bằng của thị xã đôi lúc còn hạn chế.
2.3.4.2 Kết quả thu hút vốn đầu tư từ trong nước vào địa bàn thị xã Hương Thủy
Nguồn vốn đầu tư trong nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn của tổ chức doanh nghiệp, nguồn vốn từ dân cư. Đây là nguồn vốn quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế của Thị Xã Hương Thủy, được xem là quyết định cho sự phát triển bền vững và độc lập của nền kinh tế. Tình hình thu hút vốn đầu tư trong nước trong giai đoạn 2011-2013 được thể hiện qua các nội dung sau:
Bảng 2.6 : Kết quả thu hút vốn đầu tư trong nước 2011 đến 2013 Đơn vị: tỷ đồng
Năm Năm
2011
Năm 2012
Năm 2013
2012/2011 2013/2012
-/+ % -/+ %
Vốn đầu tư ngoài nhà nước
Vốn của tổ chức doanh nghiệp
150 154,99 211,44 4,99 3,33 56,45 36,42
Vốn của dân
cư 200 300 350 100 50 50 16,67
Tổng 350 454,99 561,44 104,99 18,70 106,45 23,4 Vốn đầu tư nhà nước 228,57 222,77 222,95 -5,8 -2,54 0,18 0,08 Tổng cộng 578,57 677,76 784,38 99,19 17,14 106,62 15,73
(Nguồn: Niêm giám thống kê Thị Xã Hương Thủy năm 2013) Nhìn vào bảng số liệu 2.6 ta thấy, tổng nguồn vốn đầu tư trong nước trên địa bàn Thị Xã Hương Thủy tăng dần qua các năm.Năm 2011 tổng nguồn vốn đầu tư trong nước là 578,57 tỷ đồng. Đến năm 2012tổng vốn đầu tư trong nước đạt 677,76 tỷ đồng tăng 99,19 tỷ đồng , tăng 17,14 % so với năm 2011. Trong đó vốn đầu tư từ tổ chức doanh nghiệp đạt 154,99 tỷ đồng , tăng 3,33% ; vốn nhà khu vực nhà nước đạt 222,77giảm 2,54% .Do chịu ảnh hưởng chung của tình hình suy thoái, nguồn vốn và lãi suất ngân hàng , tăng trưởng kinh tế ở mức thấp nên nguồn vốn đầu tư từ các doanh
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Na –K45C KHĐT 40
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
nghiệp giảmlàm nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn,hoạt động sản xuất của các DN trên địa bàn gặp nhiều khó khăn . Đến năm 2013, thực hiện Nghị quyết 24/2012/NQ-HĐND của Thị ủy, HĐND thị xã về nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội năm 2013, tuy trong điều kiện còn nhiều khó khăn thách thức. Song, với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của các cấp, các ngành; sự nỗ lực vượt qua khó khăn của các thành phần kinh tế và các tầng lớp nhân dân, kết quả thu hút vốn đầu tư có những chuyển biến tích cực. Cụ thể năm 2013 đạt 784,38 tỷ đồng tăng 106,62 tỷ đồng, 15,73% so với năm 2012. Trong đó vốn từ tổ chức doanh nghiệp tăng 36,42% so với năm trước, vốn của dân cư tăng 16,67%, vốn nhà nước tăng 0,08 %. Như vậy từ năm 2011 đến năm 2013,do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế nguồn vốn trong nước đầu tư vào Thị Xã Hương Thủy chỉ tăng nhẹ qua các năm 2011-2013.
Để thấy rõ hơn chúng ta sẽ tính tỷ trọng vốn đầu tư theo nguồn vốn đầu tư trong nước vào Thị Xã Hương Thủy theo như bảng sau:
Bảng 2.7: Cơ cấu vốn đầu tư trong nước giai đoạn 2011 đến 2013 Đơn vị:%
Năm Vốn của tổ chức doanh nghiệp
Vốn của dân cư Vốn ngân sách nhà nước
2011 25,93 34,57 39,51
2012 22,87 44,26 32,87
2013 26,96 44,62 28,42
Số liệu bảng 2.7 cho thấy, cơ cấu tổng nguồn vốn đầu tư trong nước tại Thị Xã Hương Thủy có xu hướng tăng dần tỷ trọng vốn đầu tư ngoài nhà nướcvà chiếm tỷ trong cao so với vốn đầu tư nhà nước, có xu hướng giảm tỷ trọng vốn đầu tư nhà nước.
Cụ thể năm 2011 vốn đầu tư ngoài nhà nước chiếm 60,5 % trong tổng vốn đầu tư trong nướctrong đó vốn của dân cư chiếm 34,57% , vốn của tổ chức doanh nghiệp chiếm 25,93%; đến năm 2013 tỷ trọng vốn đầu tư ngoài nhà nước tăng 71,58% trong tổng vốn đầu tư trong nước.
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Na –K45C KHĐT 41
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
2.3.4.3 Kết quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào thị xã Hương Thủy.
• Danh mục các dự án đầu tư tại thị xã hương thủy. (xem phụ lục đính kèm)
• Kết quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Thị Xã Hương Thủy
Bảng 2.8: Kết quả thu hút vốn đầu tư nươc ngoài vào Thị Xã Hương Thủy giai đoạn 2011 đến 2013
Đơn vị: Nghìn USD
Năm Năm
2011
Năm 2012
Năm 2013
2012/2011 2013/2012
-/+ % -/+ %
Vốn đăng ký lũy kế 93.209 94.409 137.101 1.200 1,29 42.692 45,22 Vốn thực hiện lũy kế 45.830 59.086 91.829 13.256 28,92 32.743 55,42
Tỷ lệ vốn thực hiện (%)
49,17 62,59 66,98
(Nguồn: Phòng Kinh tế đối ngoại tỉnh Thừa Thiên Huế) Nhìn vào bảng số liệu 2.8,ta nhân thấy rằng vốn đầu tư nước ngoài từ năm 2011-2013 có những chuyển biến tích cực. Năm 2011, vốn đăng ký lũy kế đạt 93.209 nghìn USD, vốn tỷ lệ thực hiện lũy kế đạt 45.830 nghìn USD, với tỷ lệ vốn thực hiện là 49.17%. Đến năm 2012 , tổng vốn đầu đăng ký đạt 94.409 nghìn USD với tỷ lệ vốn thực hiện 62,59% . Nhờ các hoạt động đẩy mạnh xúc tiến đầu tư của Tỉnh cũng như các chính sách, công tác nâng cao chất lượng đầu tư mà năm 2013 lượng vốn đầu tư nước ngoài tăng cao. Cụ thế vốn đầu tư năm 2013 đạt 137.101 nghìn USD tăng 45,22% so với vốn đầu tư năm 2012 với tổng số vốn đăng ký tăng thêm là 42.692 nghìn USD với tỷ lệ vốn thực hiện là 66,98% trong đó có dự án lớn mở rộng công suất Nhà máy bia Phú Bài giai đoạn 3 từ 160 triệu lít/năm lên 360 triệu lít/năm từ Hoa Kỳ của công ty Bia Huế .
Qua phân tích hoạt động đầu tư nước ngoài vào thị xã Hương Thủy tính lũy kế đến năm 2013, có thể thấy thị xã Hương Thủy đã thu hút được 15 dự án chủ yếu đầu tự tại khu công nghiệp Phú Bài. Trong đó đã thực hiện 15 dự án; với lượng vốn đăng kí là 137.101nghìn USD , số vốn đã thực hiện là 91.829 nghìn USD. Với số vốn đầu tư
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Na –K45C KHĐT 42
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
trung bình mỗi dự án là 9.140,07 nghìn USD. Ta có bảng cơ cấu thu hút vốn đầu tư phân theo đối tác đầu tư như sau:
Bảng 2.9: cơ cấu thu hút vốn đầu tư nước ngoài phân theo đối tác đầu tư đến năm 2013
Đơn vị: nghìn USD Tên nước Số dự án Tỷ trọng (%) Vốn đăng ký
(nghìn USD ) Tỷ trọng (%)
Hàn Quốc 3 20 11.980 8,74
Ý 1 6,67 500 0,36
Bungary 1 6,67 12.000 8,75
Hoa Kỳ 3 20 29.500 21,52
Đan Mạch 3 20 58.271 42,50
Phần Lan 1 6,67 650 0,47
Trung Quốc 1 6,67 2.000 1,46
Nhật Bản 2 13,33 22.200 16,19
Tổng 15 100 137.101 100
(Nguồn: Phòng Kinh tế đối ngoại tỉnh Thừa Thiên Huế) Tính từ năm 2002 tới 2013 thị xã đã thu hút vốn đầu tư từ 8 nước trên thế giới.
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, trong tổng vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào Thị Xã Hương Thủy : Vốn đầu tư từ Đan Mạch là 58.271 nghìn USD chiếm 42,5 % tổng vốn đầu tư nước ngoài với 3 dự án của công ty nhà máy Bia Huế ; sau đó đến Hoa Kỳ với tỷ trọng 21,52% tổng vốn đầu tư với 3 dự án với 3 dự án nhà máy may mặc của công ty TNHH HBI, Hàn Quốc với 3 dự án chiếm 8,74% vốn đầu tư ,trong đó có dự án xây dựng nhà máy sản xuất thuốc chữa bệnh, vật tư y tế và thực phẩm chức năng vừa mới đăng ký do Công ty TNHH Hutecs Việt Nam Huế đầu tư với mức vốn đăng ký là 2.000 nghìn USD đang trong quá trình xây dựng cơ bản. Còn lại là Nhật Bản với 2 dự án chiếm 16,19% tổng vốn đầu tư : Nhà máy sản xuất các sản phẩm cơ khí công nghệ cao của Công ty TNHH MTV FLINT VIET NAM và dự án Nhà máy may của Công ty TNHH MSV; Trung Quốc với dự án của Công ty TNHH Hello Quốc tế VN
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Na –K45C KHĐT 43
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ cao su chiếm 1,46% tổng vốn đầu tư; Ý với dự án sản xuất đồ lắp ghép của công ty TNHH Quốc tế Kugler chiếm 0,36% tổng vốn đầu tư;
Phần Lan với dự án Nhà máy sản xuất, gia công thiết bị, chi tiết Cơ khí của Cty CP đầu tư Pe Doit Việt Nam chiếm 0,47% tổng vốn đầu tư; và dự án Nhà máy dệt kim Huế VN của Bungary chiếm 8,75% trong tổng vốn đầu tư nước ngoài.
Nhìn chung, kết quả thu hút vốn đầu tư vào thị xã đạt được một số kết quả nhất định. Mặc dù khoảng thời gian này bị khủng hoảng kinh tế chung ảnh hưởng nhưng nhờ các nỗ lực , chính sách của thị xã Hương Thủy cũng như Tỉnh Thừa Thiên Huếmà hoạt động thu hút vốn đầu tư nhìn chung vẫn ổn định trong giai đoạn 2011-2013. Đặc biệt , năm 2013 tỉnh được các doanh nghiệp đánh giá mức cạnh tranh cấp tỉnh đứng vị thứ 2 toàn quốc sau Đà Nẵng thể hiện phần nào sự cố gẳng cải thiện môi trường đầu tư để thu hút vốn đầu tư vào tỉnh nói chung , thị xã Hương Thủy nói riêng.