2.3 Tình hình thu hút vốn đầu tư vào thị xã Hương Thủy
2.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư vào thị Xã Hương Thủy
Thị xã Hương Thủy nằm ở phía Nam tỉnh Thừa Thiên-Huế, liền kề thành phố Huế. Địa giới hành chính thị xã chạy dài từ 16008' đến 16030' vĩ Bắc và từ 107030' đến 107045' kinh Đông. Ranh giới hành chính của thị xã được xác định:
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Na –K45C KHĐT 22
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
. Phía Đông giáp huyện Phú Lộc, Phú Vang,
. Phía Tây giáp thành phố Huế và huyện Hương Trà, . Phía Bắc giáp huyện Phú Vang, TP. Huế,
. Phía Nam giáp huyện Nam Đông và Phú Lộc.
Diện tích tự nhiên toàn thị xã là 456,02 km2, dân số trung bình năm 2010 có 98.500 người, mật độ dân số 216 người/km2. Toàn thị xã có 12 đơn vị hành chính, trong đó có trong đó có 5 phường bao gồm phường Phú Bài, Thủy Dương, Thủy Phương, Thủy Châu, Thủy Lương và 7 xã bao gồm xã Thủy Vân, Thủy Thanh, Thủy Bằng, Thủy Tân, Thủy Phù, Dương Hòa, Phú Sơn.
Thị xã Hương Thủy nằm liền kề thành phố Huế, có điều kiện giao thông khá thuận lợi: có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam chạy qua nối Hương Thủy với các đô thị lớn trung vùng và cả nước; có quốc lộ 49A nối Hương Thủy với vùng ven biển, đầm phá của tỉnh về phía Đông và nối với đường Hồ Chí Minh đến các cửa khẩu sang Lào và nối với các tỉnh Tây Nguyên. Trên địa bàn Thị xã có sân bay quốc tế Phú Bài, ga hàng hoá đường sắt Hương Thủy, Khu Công nghiệp Phú Bài; Hương Thủy nằm cách không xa Khu kinh tế thương mại Chân Mây - Lăng Cô và đô thị Đà Nẵng. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng giao lưu kinh tế với cả nước và hội nhập khu vực Đông Nam Á và quốc tế.Bên cạnh đó, Thị xã Hương Thủy là địa bàn có nhiều di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh; có các làng nghề tiểu thủ công mỹ nghệ truyền thống nổi tiếng. Đây là tiềm năng, thế mạnh của thị xã có thể khai thác để phát triển các ngành du lịch, dịch vụ trở thành ngành kinh tế chủ đạo, mũi nhọn. Đặc biệt trên địa bàn Hương Thủy có Khu công nghiệp Phú Bài là trọng điểm công nghiệp của tỉnh, đang phát huy hiệu quả và trong tương lai gần tiếp tục được mở rộng quy mô và hiện đại hóa. Đây là một động lực quan trọng, tác động mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thị xã.Hương Thủy có đất đai màu mỡ, tài nguyên nước dồi dào; có hệ thống sông ngòi phân bố đều trên địa bàn, hàng năm đem đến phù sa bồi đắp đất đai màu mỡ, rất thuận lợi cho phát triển một nền nông nghiệp ven đô hiện đại, thâm canh theo chiều sâu. Vùng gò đồi còn diện tích khá lớn đất chưa sử dụng, đây là tiềm năng lớn có thể khai thác đưa vào phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, phát triển du lịch. Những năm gần đây, Hương Thủy đã và đang được tỉnh quan
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Na –K45C KHĐT 23
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
tâm đầu tư hình thành một số cụm công nghiệp, làng nghề, khu du lịch, dịch vụ; tiếp tục hoàn thiện hạ tầng đô thị Phú Bài cùng cơ sở hạ tầng nông thôn v.v. Đó là những nền tảng cơ bản, tạo điều kiện thuận lợi để thị xã tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn tới.
2.3.1.2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên a.Điều kiện tự nhiên.
• Địa hình:Địa hình thị xã Hương Thuỷ được chia thành 2 dạng: địa hình đồi núi và địa hình đồng bằng. Hầu hết phần đất phía Tây quốc lộ 1A là vùng đồi núi, chiếm đến 76% diện tích toàn thị xã. Đặc biệt vùng phía Tây sông Tả Trạch thuộc xã Dương Hoà có nhiều núi cao (có nơi cao đến 800 m), có tiềm năng phát triển lâm nghiệp, trồng rừng kinh tế. Từ phía Đông sông Tả Trạch đến quốc lộ 1A là vùng đồi thấp, bán bình nguyên. Địa hình này thuận lợi cho việc trồng cây ăn quả, cây công nghiệp và có nhiều thắng cảnh đẹp có thể khai thác để phát triển du lịch. Phần đồng bằng là một dải đất hẹp từ phía Bắc quốc lộ 1A đến sông Như ý, Đại Giang, được bồi tụ bởi phù sa sông Hương và các sông nhánh. Địa hình đồng bằng thấp dần về phía Bắc theo hướng chảy của các dòng sông. Độ cao trung bình 2-5 m, do đó thường bị ngập lụt khi mùa mưa lũ. Khu vực đồng bằng có nhiều hồ tự nhiên như ở Thuỷ Lương, Thuỷ Tân, Thuỷ Phù... Nhìn chung địa hình của thị xã đa dạng, thuận lợi cho việc phát triển các ngành kinh tế. Vùng đồng bằng và gò đồi thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp như trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả, trồng rừng nguyên liệu, trồng cỏ chăn nuôi gia súc. Khu vực gò đồi thấp ven quốc lộ 1A và đường tránh Huế có địa hình tương đối bằng phẳng, địa chất ổn định thuận lợi cho bố trí các công trình công nghiệp, mở rộng khu công nghiệp tập trung với quy mô lớn. Tuy nhiên, địa hình có một số vùng đất trũng, không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, thường bị ngập lụt trong mùa mưa lũ ảnh hưởng đến kinh tế và đời sống dân cư.
• Khí hậu.Hương Thuỷ bị ảnh hưởng bởi khí hậu gió mùa rõ rệt, mùa đông gặp gió mùa Đông Bắc mưa rét, mùa hạ có gió mùa Tây Nam khô nóng.Với đặc điểm khí hậu nêu trên, Hương Thuỷ có điều kiện tương đối thuận lợi cho phát triển đa dạng sản xuất nông, lâm nghiệp, thâm canh lúa nước, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp và trồng rừng kinh tế. Tuy nhiên do lượng mưa phân bố không đều, thường xuất hiện bão
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Na –K45C KHĐT 24
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
từ tháng 8 đến tháng 10, gây ra lũ lụt lội vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống nhân dân.
• Thuỷ văn:Trên lãnh thổ của thị xã Hương Thuỷ có các sông Hương, Lợi Nông, Như ý, Đại Giang, Phú Bài, sông Vực. Ngoài ra còn có một số hồ tự nhiên và nhân tạo như hồ Châu Sơn, hồ Phú Bài, hồ Ba Cửa là những hồ lớn dùng để điều tiết nước tưới, tiêu cho nông nghiệp. Trong tương lai công trình hồ Tả Trạch với diện tích khoảng 2.700 ha được hoàn thành, có tác dụng ngăn lũ, hồ thủy lợi, tạo ra một nguồn nước mặt khá phong phú, cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt, phục vụ chủ động tưới, tiêu và tạo cảnh quan đẹp có thể đưa vào khai thác phát triển du lịch, dịch vụ trên địa bàn thị xã.
b.Tài nguyên thiên nhiên
• Tài nguyên đất
1) Tài nguyên đất chia theo mục đích sử dụng. Theo số liệu thống kê, kiểm kê đất năm 2011, tổng diện tích tự nhiên toàn thị xã năm 2010 có 45.602,07 ha, được chia theo mục đích sử dụng gồm các loại đất sau:
Đất nông nghiệp. Diện tích 35.771,47 ha, chiếm 78,44% tổng diện tích tự nhiên, bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản và đất trồng cỏ.
Đất phi nông nghiệp. Diện tích 9.304,04 ha, chiếm 20,40% tổng diện tích tự nhiên
Đất chưa sử dụng.Diện tích còn khoảng 526,56 ha, chiếm 1,15% tổng diện tích tự nhiên, trong đó chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng 398,64 ha; đất bằng chưa sử dụng còn lại rất ít 127,92 ha.
2) Đặc điểm thổ nhưỡng. Đất đai của thị xã Hương Thủy được chia thành 2 vùng tự nhiên với các đặc điểm thổ những khác nhau:
Vùng đồi núi hầu hết đất thuộc hệ feralit như đất đỏ vàng, đất nâu tím trên phiến thạch, đất vàng nâu. Các loại đất này thường có tầng đất nông, chua, nghèo mùn, nếu giữ được độ ẩm thì có thể cải tạo thành loại đất khá mầu mỡ. Vùng đồng bằng đất thuộc hệ phù sa bồi tụ, chiếm toàn bộ khu vực phía Đông thị xã và phân bố rải rác một số nơi thuộc thung lũng sông Tả Trạch. Đặc tính chung của loại đất này là tầng đất dày
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Na –K45C KHĐT 25
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
(trên 100 cm), thành phần cơ giới là sét pha hoặc thịt nhẹ, giàu chất dinh dưỡng, phù hợp với việc trồng lúa, hoa màu, lập vườn.
• Tài nguyên rừng
Diện tích đất lâm nghiệp toàn thị xã là 30.353,61 ha. Thảm thực vật rừng khá phong phú, đa dạng sinh học với nhiều chủng loại quý hiếm. Nhiều năm trước đây rừng bị khai thác cạn kiệt, thời gian gần đây công tác chăm sóc, trồng rừng được đẩy mạnh nên rừng đang phục hồi và phát triển.
Rừng tự nhiên có các loại gỗ quý như lim, gõ, sến, kiền kiền v.v. và các loại cây làm nguyên liệu như lá nón, mây, tre, nứa v.v. phục vụ cho nghề mây tre đan mang lại giá trị kinh tế cao, trồng tre lấy măng cũng đã và đang mở ra cho thị xã nghề khai thác lâm sản mới nhiều triển vọng. Động vật hoang dã khá đa dạng, gồm các loại như heo rừng, beo, nai, khỉ và các loại chim muông, thú khác. Rừng trồng chủ yếu là thông nhựa, keo, bạch đàn, phi lao, tre và trồng xen một số loại cây công nghiệp ngắn ngày tại vùng bán sơn địa.
• Tài nguyên nước
Nước mặt. Nguồn nước mặt của thị xã khá dồi dào, được cung cấp bởi hệ thống các sông: sông Hương, Lợi nông, Đại Giang, Phú Bài, Sông Vực và các hồ: Châu Sơn, Phú Bài, Ba Cửa cùng hệ thống các kênh mương nội đồng, phục vụ tưới, tiêu cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Hiện nay trên địa bàn thị xã, công trình hồ Tả Trạch đang xây dựng để ngăn lũ, chủ động tưới tiêu và tạo các cảnh quan, tạo tiềm năng để phát triển công nghiệp, du lịch dịch vụ, nuôi trồng thủy sản.
Nước ngầm. Nước ngầm là tài nguyên phong phú của thị xã Hương Thủy. Qua điều tra thăm dò ở độ sâu trên 20 m thuộc vùng Phú Bài và rìa các triền núi, nguồn nước ngầm khá dồi dào với trữ lượng ước khoảng 6.000-10.000m3/ngày, chất lượng tương đối tốt phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.
• Khoáng sản
Qua điều tra khảo sát, trên địa bàn thị xã có một số khoáng sản chủ yếu là sét và cát, cuội, sỏi. Một số khoáng sản khác như vàng sa khoáng, sắt cũng được phát hiện trên địa bàn thị xã.
- Sét. Nguồn đất sét của thị xã khá phong phú, đa dạng về nguồn gốc, bao gồm
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Na –K45C KHĐT 26
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
sét phong hoá từ đá phiến sét, sét bột kết, sét trầm tích. Sét có chất lượng tốt và nhiều màu sắc phục vụ tốt cho việc sản xuất gốm, sứ, vật liệu xây dựng. Sét được tìm thấy ở nhiều nơi, cả vùng núi và đồng bằng. Nhưng tập trung nhiều nhất ở các điểm sau:
- Điểm sét hồ Châu Sơn: đây là điểm sét lớn, trải rộng trên diện tích 40 nghìn m2, với trữ lượng trên 63 nghìn tấn, chủ yếu là sét phong hoá, có màu sắc đa dạng, trắng, vàng, tím...
- Điểm sét Phú Bài: nằm ở phía Tây phường Phú Bài, sét ở đây có cấu tạo theo lớp, chất lượng tốt cho sản xuất sứ, gạch ngói và chất độn cho sản xuất xà phòng. Các điểm sét này đều ở tầng không sâu, dễ khai thác.
- Ngoài sét còn có các vật liệu khác như cát, cuội, sỏi có trữ lượng lớn phục vụ tốt cho sản xuất vật liệu xây dựng và cơ sở hạ tầng.
- Vàng sa khoáng. Đây là khoáng sản ngoại sinh có trong cát ở các bãi bồi, thường gặp ở lưu vực sông Tả Trạch (đoạn từ khe Vàng đến khe Trâu).
- Quặng sắt. Đã tìm thấy ở 2 vị trí: vùng đồi dọc bờ Đông sông Tả Trạch và ở phía Tây xã Thủy Phù. Quặng sắt ở đây đã được khai thác từ trước Cách mạng tháng Tám cung cấp cho các làng nghề rèn, sản xuất nông cụ và vũ khí. Tuy vậy, đến nay vẫn chưa có điều tra cụ thể về hàm lượng và trữ lượng của mỏ.
• Tài nguyên du lịch
Trên địa bàn thị xã Hương Thủy có nhiều di tích lịch sử văn hoá (trong đó 6 di tích đã được Nhà nước xếp hạng), bao gồm hệ thống lăng tẩm của các vua triều Nguyễn; hệ thống các chùa chiền, cơ sở thờ tự của các dòng họ trên địa bàn thị xã khá nhiều; một số công trình có kiến trúc đẹp có giá trị; khu vui chơi giải trí, suối nước nóng v.v.
Một số khu di tích lịch sử, văn hóa có giá trị, có tiềm năng khai thác phát triển du lịch và dịch vụ như:
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Na –K45C KHĐT 27
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
- Hệ thống lăng tẩm của các vua Triều Nguyễn như Lăng Thiệu Trị, Khải Định;
hệ thống chùa chiền, đặc biệt là Đan viện Thiên An, hồ Thuỷ Tiên, Tượng Đức Bà Quan Thế Âm (Thủy Bằng), Chùa Sư Nữ (Thủy Dương) tạo thành các điểm du lịch có sức hấp dẫn du khách.
- Đình làng Vân Thê (Thủy Thanh), Đình làng Hoà Phong là những công trình kiến trúc đẹp; đặc biệt Cầu Ngói Thanh Toàn (Thủy Thanh) được xây dựng từ 1776, có kiến trúc nghệ thuật độc đáo; Chiến khu Dương Hoà là di tích lịch sử chống xâm lược v.v. Các di tích cần được bảo tồn và đưa vào khai thác du lịch.
2.3.1.3 Tình hình phát triển kinh tế .
Trong thời gian qua, Hương Thủy được sự quan tâm đầu tư của Trung ương, của Tỉnh, sự giúp đỡ của các sở, ban ngành, Đảng bộ và nhân dân Thị xã Hương Thủy đã đoàn kết khắc phục vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tập trung huy động các nguồn lực, khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của địa phương, từng bước xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa, đưa lại nhiều thành quả quan trọng, tạo chuyển biến cơ bản về chuyển dịch nền kinh tế địa phương từ một huyện nông nghiệp sang thị xã phát triển công nghiệp và dịch vụ.
Bảng2.3: Tăng trưởng kinh tế thị xã Hương Thủy giai đoạn 2011-2013
Năm Năm
2011
Năm 2012
Năm 2013 Giá trị tổng sản phẩm(tỷ đồng) 1.393 1.616,5 1.869,5
Tốc độ tăng trưởng 17,57% 15,97% 15,72%
Thu nhập bình quân đầu người/năm (triệu đồng)
30,5 33,5 37,5
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế xã hôi 2011-2013, Phòng Tài chính-Kế hoạch) Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy, tình hình kinh tế của thị xã Hương Thủy giảm dần từ năm 2011 đến 2013. Trong đó, giá trị tổng sản phẩm năm 2011 đạt 1.393 tỷ đồng đến năm 2013 đạt 1.869,5 tỷ đồng tăng 476 tỷ đồng. Tuy nhiên do ảnh hưởng của tình hình chung của khủng hoảng kinh tế nên tốc độ tăng trưởng giảm nhẹ.Cụ thể , năm 2011 tốc độ tăng trưởng đạt 17,57% đến năm 2012 giảm còn 15,97% đến năm 2013 chỉ còn
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Na –K45C KHĐT 28
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
15,72%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt 37,5 triệu đồng thấp hơn bình quân đầu người của cả nước (40,8 triệu đồng).
Bảng 2.4: Cơ cấu kinh tế phân theo ngành giai đoạn 2011-2013
Đơn vị : tỷ đồng
Năm Năm
2011
Năm 2012
Năm 2013
2012/2011 2013/2012
+/- % +/- %
Nông nghiệp 104 107 109 3 2,88 2 1,87
Công nghiệp- Xây dựng
1.049 1.223,5 1.420 174,5 16,64 196,5 16,06
Dịch vụ 240 261,5 334,5 21,5 8,96 73 27,92 (Nguồn: báo cáo phát triển kinh tế xã hội năm 2011-2013-Phòng tài chính kê hoạch)
Cụ thể hơn, khi nhìn vào biểu đồ 1 dưới đây:
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu kinh tế thị xã Hương Thủy giai đoạn 2011-2013 Nhìn vào số liệu bảng 2.4 và biểu đồ 2.1 cho thấy , trong 3 năm 2011-2013 cơ cấu kinh tế không thay đổi nhiều. Trong đó ,ngànhCông nghiệp-Xây dựng đạt tốc độ tăng trưởng nhanh với lợi thế có Khu công nghiệp Phú Bài là trọng điểm kinh tế của tỉnh và cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Thủy Phương đã tập trung được nhiều dự án công nghiệp, nhà máy lớn, tổng giá trị sản phẩm công nghiệp xây dựng chiếm tỷ
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Na –K45C KHĐT 29
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
trọng cao nhất . Cụ thể năm 2011 ngành công nghiệp-xây dựng đạt 1.049 tỷ đồng chiếm 75,3% , năm 2012 đạt 1.223,5 tỷ đồng tăng 174,5(16,64%) so với năm 2011, đến năm 2013 đạt 1.420 tỷ đổng chiếm 76,2 % tăng196,5(16,06%) so với năm 2012 . Theo sau là dịch vụ với tổng giá trị sản phẩm đạt 240 tỷ đồng , chiếm 17,23 % đến năm 2013 chiếm 17,95% với tổng giá trị sản phẩm là 334,5tỷ đồng. Ngành nông nghiệp chiếm tỷ trong thấp nhất 5,85% với 109 tỷ đồng năm 2013.
2.3.1.4 Hệ thống cơ sở vât chất và nguồn nhân lực a.Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị
Hệ thống giao thông trên địa bàn thị xã khá thuận lợi, bao gồm cả đường bộ, đường hàng không, đường sắt và đường thủy. Những năm gần đây, hệ thống giao thông trên địa bàn thị xã đã được quan tâm đầu tư nâng cấp, hoàn thiện. Tỉnh và Trung ương đã quan tâm cùng với thị xã đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, các công trình trọng điểm mang tính chiều sâu như Sân bay quốc tế Phú Bài, Khu Công nghiệp Phú Bài mở rộng; công trình thủy điện hồ Tả Trạch; nâng cấp, xây mới các tuyến đường giao thông có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển đô thị; xây cầu Hồng Thủy... Hầu hết trụ sở làm việc của các cơ quan, đơn vị thuộc thị xã cùng các công trình văn hóa, xã hội đều được cải tạo, xây mới. Chú trọng đầu tư chỉnh trang đường phố, nhất là ở phường Phú Bài, các tuyến trục đường chính, trung tâm các phường, xã; cải thiện hệ thống cấp thoát nước, vỉa hè, điện chiếu sáng, vệ sinh môi trường v.v. góp phần tăng thêm diện mạo đô thị. Công tác quản lý đô thị, nhất là quản lý xây dựng, quản lý đất đai được tăng cường, từng bước đi vào nề nếp hơn.Đặc biệt là hạ tầng giao thông và hệ thống điện, nước đã và đang thay đổi tích cực. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, các vấn đề đời sống xã hội cũng không ngừng được nâng cao, lĩnh vực giáo dục, y tế được tăng cường cả về cơ sở vật chất và chất lượng hoạt động. Tuy nhiên hệ thống cơ sở hạ tầng tại thị xã chưa đồng bộ .
b.Dân số và lao động
Dân số. Năm 2010 dân số trung bình toàn thị xã là 98.500 người. Dân số phi nông nghiệp chiếm khoảng 64,4%. Thời gian qua, tốc độ tăng dân số tự nhiên của thị xã giảm dần, từ 1,39% vào năm 2002 xuống còn dưới 1% năm 2010. Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các xã, phường sát thành phố Huế, ở phường Phú Bài
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Na –K45C KHĐT 30
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế