2.3 Tình hình thu hút vốn đầu tư vào thị xã Hương Thủy
2.3.2 Chính sách công tác thu hút đầu tư vào thị xã Hương Thủy
Thị xã Hương Thủy đang được định hướng tập trung xây dựng và quy hoạch phát triển không gian đô thị, đặc biệt là Khu trung tâm, Khu hành chính tập trung và các Khu kinh tế thị xã Hương Thủy. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội theo hướng cơ cấu kinh tế Dịch vụ - Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - Nông nghiệp. Tập trung phát triển thương mại dịch vụ và du lịch, khai thác có hiệu quả tiềm năng lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử của địa phương. Thực hiện mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới theo hướng phát triển đô thị...
Ngoài ra, Hương Thủy còn được Tỉnh quan tâm đầu tư hình thành một số cụm công nghiệp, làng nghề, khu du lịch, dịch vụ; tiếp tục hoàn thiện hạ tầng đô thị Phú Bài cùng cơ sở hạ tầng nông thôn... Đó là những nền tảng cơ bản, tạo điều kiện thuận lợi để thị xã tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới hướng đến mục tiêuxây dựng Hương Thủy trở thành một trong những đô thị hiện đại, giàu đẹp, văn minh; một trong những trung tâm kinh tế động lực, có tăng trưởng kinh tế cao, chuyển biến mạnh về chất lượng tăng trưởng gắn với phát triển bền vững; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại, lấy công nghiệp và dịch vụ làm trọng tâm; xây dựng hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại; đời sống nhân dân được nâng cao.
2.3.2.2 Danh mục đầu tư để thu hút đầu tư (Phụ lục đính kèm)
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Na –K45C KHĐT 32
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
2.3.2.3 Thực hiện chính sách thu hút đầu tư (xúc tiến đầu tư)
Với định hướng chung là tăng cường thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào địa bàn Tỉnh dựa trên cơ sở tiềm năng thế mạnh của địa phương góp phần xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành một trong những địa điểm đầu tư hấp dẫn của cả nước và thế giới. Ngày 22/12/2014, UBND tỉnh có Chương trình số 130/CTr- UBND về xúc tiến đầu tư của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015
a) Về hoàn thiện tài liệu xúc tiến đầu tư
Tiếp tục cập nhật, bổ sung chính sách ưu đãi của tỉnh sau khi Luật Đất đai 2013 và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp có hiệu lực.
Đã thu thập, hệ thống hoá các số liệu; môi trường đầu tư, thủ tục đầu tư; tiềm năng và cơ hội đầu tư; danh mục các dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh Thừa Thiên Huế bằng 02 thứ tiếng: Việt - Anh; đã hoàn thiện cơ sở dữ liệu về xúc tiến đầu tư của tỉnh Thừa Thừa Thiên Huế bằng 02 thứ tiếng Việt - Anh để phục vụ công tác xúc tiến đầu tư khu vực miền Trung và đã được đăng tải thông tin XTĐT của tỉnh trên Website:
http://ipc.mpi.gov.vn.
Tiếp tục cập nhật, bổ sung danh mục các dự án kêu gọi đầu tư của Tỉnh giai đoạn 2010 - 2015 (Quyết định số 1961/QĐ-UBND ngày 29/10/2012 của UBND tỉnh) cho phù hợp định hướng kêu gọi đầu tư của tỉnh và được dịch ra 03 thứ tiếng Anh - Nhật - Hàn.
Ban Quản lý các Khu công nghiệp Tỉnh đã xây dựng và in ấn bộ hồ sơ tóm tắt dự án; các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh. Tài liệu được dịch sang tiếng Anh, Nhật, Hàn Quốc, Nga và được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Ban và kết nối đến trang thông tin điện tử Asemconnectvietnam của Bộ Công thương.
b) Chương trình quảng bá tiềm năng cơ hội đầu tư trên các kênh truyền hình, các ấn phẩm về đầu tư
Đã thực hiện thành công các kế hoạch quảng bá môi trường đầu tư của Tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cụ thể: đã quảng bá, giới thiệu hình ảnh trên ấn phẩm: Tạp chí Văn hóa Doanh nhân - VCCI.
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Na –K45C KHĐT 33
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Ban Quản lý các Khu công nghiệp đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư trên các ấn phẩm về đầu tư. Đến nay, Ban đã đăng tải thông tin giới thiệu tiềm năng, cơ hội đầu tư vào các khu công nghiệp trên các tạp chí: Kinh tế và Dự báo, Đầu tư, Khu công nghiệp Việt Nam, Việt Nam Business Forum, Báo Thừa Thiên Huế;
đồng thời, duy trì kết nối thông tin tại trang thông tin điện tử Asemconnectvietnam của Bộ Công thương để quảng bá, giới thiệu môi trường đầu tư của tỉnh và các khu công nghiệp đến các nhà đầu tư.
c) Xây dựng và phổ biến văn bản pháp luật về đầu tư
Đang dự thảo sửa đổi Quyết định số 33/2012/QĐ-UBND ngày 12/10/2012 của UBND tỉnh về việc Ban hành Quy trình thủ tục thực hiện, giám sát, quản lý dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Dự kiến trong năm 2015 sẽ ban hành quyết định sửa đổi.
d) Tổ chức và tham gia các chương trình hội nghị, hội thảo về xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước
Trong thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tích cực đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, tham gia hội nghị xúc tiến đầu tư do các tổ chức trong và ngoài nước tổ chức, cụ thể:
Phối hợp với Hiệp hội du thuyền Châu Á (ACA) tổ chức Hội thảo “Công nghiệp Du thuyền Việt Nam” tại Thừa Thiên Huế. Trong hội thảo tỉnh đã kết nối với Royal Caribbean Cruises LTD (RCL) một trong những công ty hàng đầu của thế giới về tàu biển. Qua quá trình làm việc và đàm phán vào tháng 10 năm 2014 đã ký kết biên bản ghi nhớ giữa tỉnh với RCL, theo đó RCL sẽ hỗ trợ cho Cảng Chân Mây xây dựng các cụm cọc neo và tựa tàu để đáp ứng việc cập cảng cho các loại tàu cỡ lớn như:
Quantum, Oasis và nạo vét mở rộng vùng thủy diện khu vực bổ sung cọc neo từ - 8m xuống độ sâu - 12,5m và RCL sẽ đưa khoảng 250.000 khách tới Cảng Chân Mây trong vòng 10 năm.
Tham gia Hội chợ Quốc tế Đầu tư, Thương mại và Du lịch Hành lang kinh tế Đông Tây tại Đà Nẵng năm 2014.
Ngoài ra, đã tiếp xúc và làm việc với một số nhà đầu tư của Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan đến tìm hiểu cơ hội đầu tư vào tỉnh. Một số nhà đầu tư của Hàn Quốc,
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Na –K45C KHĐT 34
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Thái Lan đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương nghiên cứu và cho phép triển khai thí điểm dự án tại tỉnh như: Công ty TNHH HK Development Construction - Hàn Quốc; Công ty TNHH Thái Việt Swine Line (Thái Lan)...
Ban Quản lý các Khu Công nghiệp đã tham dự hội nghị Câu lạc bộ Ban Quản lý các Khu Công nghiệp các tỉnh, thành phố phía Bắc được tổ chức tại tỉnh Thái Bình vào tháng 4/2014. Làm việc với Tổng công ty Viglacera tại Hà Nội về kế hoạch đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Phong Điền vào tháng 4/2014. Tổ chức Hội nghị XTĐT vào các khu công nghiệp Thừa Thiên Huế tại Hà Nội vào tháng 6/2014.
Ngoài ra, Ban đã tiếp xúc và làm việc với các nhà đầu tư Nhật Bản, Trung quốc, Singapore, Hồng Kông, Hàn Quốc, Thái Lan, Ấn Độ,... đến tìm hiểu đầu tư các lĩnh vực: dệt nhuộm, may mặc, nhà máy xử lý nước thải, sản xuất các sản phẩm cơ khí chính xác...
2.3.2.4 Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư
a.Ưu đãi về thuế và đất đai.Thực hiện theo quan điểm nhà đầu tư được hưởng mức ưu đãi cao nhất trong khung quy định của pháp luật về thuế và đất đai. Hỗ trợ các công trình giao thông, điện, nước ngoài hàng rào dự án
Đối với các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN; các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh và dịch vụ tại các KCN nhưng chưa có chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng; các dự án xây dựng nhà ở cho công nhân KCN; dự án sử dụng thường xuyên từ 200 lao động trở lên, được tỉnh hỗ trợ các công trình giao thông, điện, nước ngoài hàng rào dự án như sau:
Về giao thông: Đảm bảo đầu tư công trình giao thông phù hợp với quy hoạch được duyệt, quy mô đầu tư đáp ứng yêu cầu tối thiểu phục vụ dự án của nhà đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Về điện phục vụ thi công: Đảm bảo đầu tư công trình điện đến chân hàng rào dự án.
Về nước: Đảm bảo đầu tư hạ tầng công trình nước đến chân hàng rào dự án.
UBND tỉnh xem xét cụ thể quyết định đầu tư hoặc hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo quy định của pháp luật hoặc đề nghị Công ty TNHH nhà nước một thành viên xây dựng và cấp nước Thừa Thiên Huế đầu tư tuỳ theo dự án cụ thể.
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Na –K45C KHĐT 35
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN được tỉnh hỗ trợ 30% kinh phí đầu tư cụm công trình đầu mối nhà máy xử lý nước thải.
b.Hỗ trợ giải phóng mặt bằng, rà phá bom mìn
Tỉnh hỗ trợ 50% kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhưng tối đa không quá 5 tỷ đồng/dự án; riêng đối với các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN, hỗ trợ tối đa không quá 10 tỷ đồng/dự án.Phần kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư còn lại do nhà đầu tư tự bỏ vốn thực hiện và được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp.Danh mục các dự án được hỗ trợ giải phóng mặt bằng, rà phá bom mìn như sau:
- Các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tổng mức đầu tư từ 100 tỷ đồng trở lên tại các KCN nhưng chưa có chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng;
- Dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân tại các KCN;
- Dự án Nhà máy xử lý nước thải tại các KCN.
Tỉnh hỗ trợ về rà phá bom mìn, vật nổ đối với các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN; các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh và dịch vụ tại các KCN nhưng chưa có chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng; Dự án xây dựng nhà ở cho công nhân KCN.
c.Hỗ trợ về đào tạo nghề
Các dự án trong thời gian thi công và 3 năm đầu kể từ ngày dự án đi vào hoạt động, thường xuyên sử dụng từ 200 lao động trở lên (có hợp đồng lao động từ 01 năm trở lên và tham gia đóng BHXH cho người lao động theo quy định) khi tuyển dụng lao động là người dân trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ đào tạo 1 triệu đồng/người/khóa. Mỗi lao động được hỗ trợ đào tạo một lần trong suốt thời gian làm việc tại doanh nghiệp.
d.Hỗ trợ xúc tiến đầu tư
Các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN được hỗ trợ chi phí đi lại để tham gia xúc tiến đầu tư ở nước ngoài theo kế hoạch xúc tiến đầu tư hàng năm của tỉnh với mức hỗ trợ không quá 50 triệu đồng/lượt/doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp không quá 4 lượt trong suốt quá trình hoạt động tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Hoàn trả kinh phí ứng trước của nhà đầu tư.Về nguyên tắc, UBND tỉnh sẽ hỗ trợ theo quy định bằng nguồn vốn ngân sách của Tỉnh. Trường hợp nhà đầu tư cần thực hiện sớm các hạng mục hỗ trợ nhằm đáp ứng tiến độ dự án đầu tư trong điều kiện ngân sách Tỉnh chưa kịp bố trí trong kế
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Na –K45C KHĐT 36
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
hoạch vốn hàng năm, nhà đầu tư có thể ứng trước kinh phí để thực hiện và được Tỉnh bố trí hoàn trả trong kế hoạch vốn của năm kế hoạch kế tiếp khi:
Nhà đầu tư hoàn thành 20% giá trị khối lượng dự án đầu tư (đối với dự án không phân chia làm nhiều giai đoạn).
Nhà đầu tư hoàn thành 20% giá trị khối lượng giai đoạn 1 của dự án đầu tư (đối với dự án phân chia làm nhiều giai đoạn được cấp có thẩm quyền chấp thuận).
2.3.2.7 Đánh giá chung về tiềm năng thu hút đầu tư
Trong những năm qua, công tác huy động vốn đầu tư trên địa bàn thị xã Hương Thủy đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần tích cực vào việc hoàn thành các mục tiêu của kế hoạch đề ra. Công tác huy động vốn đầu tư đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, từng bước đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội.
a) Thuận lợi
Hiện nay, Việt Nam đang đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), việc này tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài (Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Mỹ,...) đến tìm hiểu đầu tư tại Việt Nam cũng như tỉnh Thừa Thiên Huế liên quan đến các lĩnh vực.Thị xã có lợi thế về nguồn lao động dồi dào, có tay nghề và giá thuê nhân công rẻ.Nhiều cơ chế, chính sách về đầu tư nước ngoài đã và dự kiến sẽ được ban hành trong thời gian tới (Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp,...) tạo điều kiện thông thoáng hơn cho hoạt động đầu tư, góp phần cải thiện và thu hút đầu tư.Công tác xúc tiến đầu tư đã được chính quyền hết sức quan tâm trong những năm gần đây; môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện, chính sách ưu đãi của thị xa thay đổi liên tục nhằm tạo những điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư đến đầu tư tại thị xã.
b) Khó khăn
Kết cấu hạ tầng, chất lượng lao động vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu khắt khe của một số nhà đầu tư.Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng còn khó khăn, chậm tiến độ bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư; công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển. Đây là những cản trở lớn cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Các tài liệu, ấn phẩm, thông tin về các dự án kêu gọi đầu tư chưa phong phú, chậm cập nhật so với xu hướng phát
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Na –K45C KHĐT 37
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
triển thế giới, do vậy, chưa đi sát với yêu cầu của nhà đầu tư.Căng thẳng trong quan hệ với Trung Quốc liên quan đến việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng biển thuộc chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam cũng đã ảnh hưởng đến môi trường đầu tư. Các chương trình xúc tiến đầu tư của tỉnh vẫn còn bị động do Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia, vùng hàng năm chậm. Ngoài ra, cán bộ làm công tác xúc tiến đầu chủ yếu là kiêm nhiệm và thường xuyên luân chuyển công tác dẫn đến thiếu tính chuẩn hóa và chuyên nghiệp. Nền kinh tế quy mô còn nhỏ; cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vẫn còn khó khăn. Huy động vốn cho đầu tư phát triển, nhất là nội lực còn hạn chế. Sự tác động của khủng hoảng tài chính và kinh tế thế giới; tình hình thiên tai, dịch bệnh xảy ra thường xuyên.Cải cách hành chính chưa được đồng bộ;
công tác thanh tra, kiểm tra còn thiếu toàn diện.Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của đội ngũ cán bộ công chức, trước hết là cán bộ chủ chốt nhiều mặt chưa đáp ứng yêu cầu