2.2 Th ực trạng quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng tại công ty CP Tinh b ột sắn ABC do CN Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long –T.D.K thực hiện
2.2.3 Quy trình ki ểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng tại công ty cổ phần tinh bột sắn
2.2.3.1 Chu ẩn bị kiểm toán
a. Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán:
Tiếp nhận khách hàng.
- Sau khi gửi thư chào dịch vụ đến khách hàng, nếu khách hàng đã lựa chọn CN công ty Thăng Long- T.D.K làm công ty kiểm toán, CN công ty Thăng Long – T.D.K sẽ tiến hành tìm hiểu lý do kiểm toán của công ty khách hàng, thu thập các thông tin khác của khách hàng, đặc biệt khách hàng kiểm toán lần đầu hay đã có kiểm toán, nếu có thì tại sao thay đổi công ty kiểm toán….Và KTV sẽ hoàn thành mẫu hỏi được thiết kế sẵn. Sau đó mới quyết định có tiếp nhận khách hàng tiềm năng đó hay không?
Công ty ABC là khách hàng cũ, vì vậy công ty sẽ dựa vào thông tin khách hàng trong hồ sơ kiểm toán năm trước và cập nhật những thay đổi trong năm hiện
Trang 40
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Khóa luận tốt nghiệp
tại để ra quyết định chấp nhận kiểm toán không. Trong năm 2014, công ty ABC không có biến động gì lớn, vẫn hoạt động kinh bình thường, tuy nhiên có một số điểm lưu ý sau:
- Lợi nhuận năm vừa rồi giảm do năm nay nhà máy đường hoạt động nhiều hơn, nên người dân chuyển từ trồng sắn sang trồng mía.
- Trong năm khách hàng có xóa sổ một số khoản nợ phải thu khách hàng.
Sau khi xem xét, tìm hiểu CN công ty quyết định tiếp tục kiểm toán cho công ty ABC.
(Phụ luc1: Chấp nhận, duy trì khách hàng cũ và đánh giá rủi ro hợp đồng)
Phân công nhân viên thực hiện kiểm toán.
Tùy thuộc vào quy mô, loại hình kinh doanh từng khách hàng mà công ty sẽ lựa chọn và phân công công việc cho từng nhân viên kiểm toán. Thông thường nhóm kiểm toán được lựa chọn có từ bốn đến tám thành viên, trong đó có một trưởng đoàn kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán có thể kiêm trưởng nhóm kiểm toán. KTV chính là người có đầy đủ chuyên môn và kỹ năng phù hợp với công ty khách hàng. Đối với khách hàng cũ, các nhân viên kiểm toán đã từng kiểm toán cho khách hàng đó sẽ được ưu tiên lựa chọn. Điều này giúp cho nhóm kiểm toán hoàn thành công việc nhanh chóng và hiệu quả hơn, tuy nhiên cũng có thể nhân viên kiểm toán sẽ kiểm tra theo lối mòn bỏ qua sai sót.
Qua quá trình tìm hiểu và xem xét, công ty đã lựa chọn được nhóm kiểm toán gồm có 7 thành viên, gồm:
- Ông Đào Ngọc Hoàng- Giám đốc: Phụ trách chung
- Bà Phạm Thị Minh Hà –KTV: Soát xét, phát hành Báo cáo
- Ông Trần Văn Long- Trợ lý KTVCC: Trưởng đoàn/ Trực tiếp thực hiện - Ông Võ Văn Hưng-Trợ lý KTV: Trực tiếp thực hiện
- Ông Phan Văn Tuấn- Trợ lý KTV: Trực tiếp thực hiện - Bà Phạm Thị Thanh Lam- Trợ lý KTV: Trực tiếp thực hiện - Bà Nguyễn Thị Nhạn- Trợ lý KTV: Trực tiếp thực hiện.
Trang 41
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Khóa luận tốt nghiệp
Thỏa thuận sơ bộ với khách hàng.
- Tổ chức buổi họp đầu tiên với khách hàng: Nhằm xác định phạm vi công việc mỗi bên, tạo mối quan hệ hợp tác để cuộc kiểm toán được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả. Do công ty ABC là khách hàng quen thuộc của Công ty kiểm toán,mặt khác năm 2014 là năm nhuận mà các khách hàng đều yêu cầu ra tết âm lịch kiểm toán, trong khi đó phải phát hành báo cáo trước ngày 31/03/2014 để tiết kiệm chi phí và thời gian kiểm toán nên buổi họp bị bỏ qua. Vì vậy công ty đã trao đổi với khách hàng chủ yếu qua điện thoại và email và giao lưu với khách hàng trong quá trình làm việc.
- Qua trao đổi với công ty ABC, KTV sẽ xác định mục đích và phạm vi công việc: Mục đích công khai báo cáo tài chính trình lên Hội đồng cổ đông.
- Trao đổi những tài liệu sổ sách mà khách hàng cần chuẩn bị, những trao đổi này sẽ được lập thành văn bản.
- Hai bên thống nhất phí kiểm toán trong Hợp đồng kiểm toán và thời gian kiểm toán tại công ty (được thống nhất khi KTV gửi danh mục tài liệu)
Ký hợp đồng kiểm toán.
Sau khi quyết định cung cấp dịch vụ kiểm toán, Đại diện CN công ty Thăng Long- T.D.K và đại diện công ty ABC sẽ tiến hành ký hợp đồng để thống nhất các điều khoản về: Nội dung dịch vụ; luật định và chuẩn mực; trách nhiệm của hai bên; báo cáo kiểm toán, phí kiểm toán.
Sau khi ký kết hợp đồng, công ty sẽ chính thức trở thành công ty kiểm toán của công ty ABC
(Phụ luc 2: Hợp đồng kiểm toán).
b. Tìm hiểu về hoạt động của công ty ABC.
KTV cần có những hiểu biết về khách hàng và từ đó có những định hướng và thiết kế chương trình kiểm toán cho phù hợp.
KTV sẽ tìm hiểu thông qua việc thu thập các tài liệu như: Giấy đăng ký kinh doanh, điều lệ công ty, quy chế tài chính của công ty, các quyết định bổ nhiệm các
Trang 42
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Khóa luận tốt nghiệp
thành viên của ban giám đốc, Ban kiểm soát, Kế toán trưởng, Lưu đồ chu trình kinh doanh, chu trình kế toán, tổ chức bộ máy quản lý, bộ máy kế toán, phân tích sơ bộ báo cáo tài chính khách hàng cung cấp...
Công ty ABC là khách hàng truyền thống vì vậy KTV sẽ dựa vào file hồ sơ kiểm toán lưu giữ của năm trước để có những hiểu biết nhất định về công ty ABC, mặt khác KTV đã kiểm toán năm trước công ty ABC nên đã có những hiểu biết nhất định về công ty ABC. Tuy nhiên KTV vẫn trao đổi trực tiếp với Ban giám đốc công ty khách hàng về những thay đổi trong năm vừa qua để cập nhật thông tin mới nhất lưu vào hồ sơ kiểm toán năm hiện hành.
Từ hồ sơ kiểm toán năm đầu tiên, người viết có được các thông tin sau:
Công ty ABC được đánh giá là công ty có quá trình phát triển tương đối ổn định, hiệu quả và có bộ máy gọn nhẹ, linh hoạt.Tận dụng được nguồn nguyên liệu ở địa phương. Công ty ABC sử dụng phần mềm kế toán để theo dõi các hoạt động phát sinh của mình, sổ sách chi tiết được cập nhật cho từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, chứng từ được thu thập đầy đủ; có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng giữa các phòng ban trong công ty, trong nội bộ từng phòng ban công việc quản lý chứng từ được diễn ra một cách chặt chẽ. Công tác lưu trữ chứng từ của công ty cũng khá hợp lý, tạo thuận lợi trong việc kiểm tra đối chiếu sau này.
Công ty có hai nhà máy tinh bột sắn: Hai nhà máy này tự thu mua nguyên vật liệu. Như vậy dễ dẫn đến khả năng hai nhà máy này tự hợp lý hóa chi phí.
(Phụ lục 3: Tìm hiểu về khách hàng và môi trường hoạt động công ty ABC) Thông qua việc phân tích sơ bộ BCTC, KTV nhận thấy khoản mục nợ phải thu khách hàng lớn. Công tác xóa nợ phải thu khó đòi sơ sài. Dễ dẫn đến nhân viên kế toán công nợ biển thủ tài sản công ty.
Sau đó, KTV phỏng vấn Ban giám đốc về những thay đổi trong năm, bằng một số câu hỏi như :
- Về nhân sự: có thay đổi gì không?
- Hoạt động kinh doanh có thay đổi gì không?
- Có cấu trúc lại bộ máy tổ chức không?’
Trang 43
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Khóa luận tốt nghiệp
- Có thay đổi phần kế toán hay có hệ thống thông tin mới không?
- …
Sau quá trình tìm hiểu, trao đổi với công ty ABC, KTV kết luận:
Trong năm 2014, ngoài việc xóa một số khoản nợ không thu hồi được, thì công ty không có gì thay đổi nhiều so với năm 2013.
c. Xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán.
Xác lập mức trọng yếu.
Việc xác định mức trọng yếu do KTV chính thực hiện, công việc này có sự hỗ trợ của công cụ kiểm toán. Bao gồm các bước sau:
Bước 1: Lựa chọn tiêu chí được sử dụng để ước tính mức trọng yếu.
Do công ty ABC là công ty cổ phần, BCTC cần được công khai, áp lực về chia cổ tức. Chính vì vậy, chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế là chỉ tiêu được nhiều bên quan tâm.
Vì vậy KTV quyết định lựa chọn lợi nhuận trước thuế làm chỉ tiêu được sử dụng để ước tính mức trọng yếu.
Trong năm 2014 Lợi nhuận trước thuế của công ty ABC là: 22.503.006.891 đồng.
Bước 2: Xác định mức trọng yếu tổng thể:
- Lựa chọn tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu tổng thể:
KTV đánh giá sơ bộ HTKSNB ở mức trung bình khá hiệu quả, cũng xét đoán của bản thân, KTV đa lựa chọn tỷ lệ: 7%, phù hợp và thuộc phạm vi quy định (5% - 10%).
- Xác lập mức trọng yếu tổng thể (MP):
MP = 22.503.006.891 * 7% = 1.575.210.482 (đồng).
Bước 3: Xác định mức trọng yếu thực hiện (PM):
Sau khi xác định được mức trọng yếu tổng thể, KTV sẽ tiếp tục xác định mức trọng yếu thực hiện:
Tương tự, tỷ lệ được sử dụng để ước tính mức trọng yếu thực hiện là 60%.
Mức trọng yếu thực hiện là:
Trang 44
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Khóa luận tốt nghiệp
PM= 1.575.210.482 × 60% = 945.126.289 (đồng).
Bước 4: Xác lập mức sai sót có thể bỏ qua:
Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức sai sót có thể bỏ qua là 3%.
Xác định mức sai sót có thể bỏ qua:
= 945.126.289 × 3% = 28.353.789 (đồng).
Trang 45
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Khóa luận tốt nghiệp
Biểu 2.1 Xác định mức trọng yếu
Đánh giá rủi ro kiểm toán.
Tên Ngày
CN công ty Thanglong-TDK Người thực hiện Người soát xét 1 Tên khách hàng : Công ty CP Tbs ABC Người soát xét 2
Ngày khóa sổ : 31/12/2014 A 710
Nội dung : XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YẾU (KẾ HOẠCH-THỰC HIỆN) Đơn vị tính : VND
A. MỤC TIÊU
B. XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YẾU
Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế Thực tế
Năm Năm Ghi Năm nay Năm trước
nay trước chú Trước KT Sau KT Sau KT
Tiêu chí đư ợc s Lợi nhuận trước thuLợi nhuận trước thuLợi nhuận trước thuếử d ụng đ
Lý do lựa chọn tiêu chí này để xác định mức trọng yếu
Giá trị tiêu chí được lựa chọn (a) 22.503.006.891 21.923.373.252 27.300.680.404
Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức
trong yếu tổng thể. (b) 7% 7% 7%
Doanh thu :0,5%-3% 0% 0%
Lợi nhuận trước thuế :5%-10% 8% 8%
Tổng tài sản :1-->2% 0% 0%
Vốn chủ sở hữu : 1-->5% 0% 0%
Mức trọng yếu tổng thể (c)= (a)*(b) 1.575.210.482 1.534.636.128 1.911.047.628
Tỷ lệ sử dụng để ước tính
mức trong yếu thực hiện 60% 60% (d) 60% 60% 60%
(50%-75%)
Mức trọng yếu thực hiện (e)= (c)*(d) 945.126.289 920.781.677 1.146.628.577
Tỷ lệ sử dụng để ngưỡng
cửa sai sót không đáng kể 3% 3% 3% 3% 3%
(0%-4%)
Ngưỡng sai sót không đáng
kể hoặc sai sót có thể bỏ qua (g)= (e)*(f) 28.353.789 27.623.450 34.398.857
Căn cứ vào bảng trên, KTV chọn ra mức trọng yếu để áp dụng khi thực hiện kiểm toán
Chỉ tiêu lựa chọn Năm nay Năm nay Năm trước Biến động
Trước KT Sau KT Sau KT Giá trị
Mức trong yếu tổng thể (MP) 1.575.210.482 1.534.636.128 1.911.047.628 -376.411.501
Mức trong yếu thực hiện (PM) 945.126.289 920.781.677 1.146.628.577 -225.846.900
Ngưỡng sai sót không đáng kể
hoặc sai sót có thể bỏ qua 28.353.789 27.623.450 34.398.857 -6.775.407
Giải thích nguyên nhân có chênh lệch lớn về mức độ trong yếu của năm nay so với năm trước Mức trọng yếu năm nay nhỏ hơn năm trước do chỉ tiêu doanh thu năm nay giảm so với năm trước
Khách hàng là loại hình công ty cổ phần , lợi nhuận sau thuế luôn là mối quan tâm của các cổ đông, đồng thời không phải là công ty niêm yết nên lựa chọn chỉ tiêu này theo chính sách của Công ty.
Xác định mức trọng yếu (kế hoạch-thực tế) được lập và phê duyệt theo chính sách của Công ty để thông báo với thành viên nhóm kiểm toán với mức trọng yếu kế hoạch trước khi kiểm toán tại KH và có trách nhiệm xác định lại mức trọng yếu trong giai đoạn kế thúc kiểm toán để xác định xem các công việc và thủ tục kiểm toán đã được thực hiện đầy đủ hay chưa
Trang 46
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Khóa luận tốt nghiệp
Sau khi KTV tìm hiểu về HTKSNB của công ty ABC bằng việc phỏng vấn Ban giám đốc, và tham quan, quan sát trực tiếp tại công ty ABC, KTV sẽ hoàn thành một bảng hỏi hoàn thành giấy tờ làm việc và lưu vào hồ sơ làm việc.
Hoàn thành bảng hỏi, KTV sẽ dựa vào xét đoán của bản thân đưa ra kết luận về rủi ro kiểm soát của công ty ABC là trung bình.
Đối với khoản mục nợ phải thu khách hàng, KTV đánh giá rủi ro kiểm soát trung bình nhưng cần lưu ý về việc lập dự phòng và các khoản nợ bị xóa sổ trong kỳ, vì vậy yêu cần nhân viên kiểm toán tăng cường thêm thủ tục kiểm tra chi tiết đối với khoản mục này.
(Phụ lục 4:: Đánh giá HTKSNB ở cấp độ doanh nghiệp) d. Xây dựng kế hoạch và chương trình kiểm toán.
Kế hoạch kiểm toán:
CN công ty Thăng Long - T.D.K có một kế hoạch kiểm toán tổng thể chung, còn kế hoạch chiến lược thì chỉ soạn thảo riêng cho những khách hàng kiểm toán cho nhiều năm, quy mô và tính chất phức tạp…
Kế hoạch kiểm toán sẽ được gửi cho công ty ABC xem trước.
(Phụ lục5: Thư gửi khách hàng về kế hoạch kiểm toán)
Chương trình kiểm toán.
Công ty thiết kế chương trình kiểm toán cho từng khoản mục chính trong BCTC.
Đối với khoản mục nợ phải thu khách hàng là khoản mục quan trọng ảnh hưởng trọng yếu đến các chỉ tiêu trình bày trên BCTC. Trong năm 2014, khoản mục nợ phải thu khách hàng phát sinh tương đối nhiều, mặt khác trưởng nhóm kiểm toán lưu ý khoản mục này, đặc biệt là các đối tượng bị xóa nợ. Vì vậy, trợ lý KTV quyết định lựa chọn các phần tử thử nghiệm theo phương pháp lựa chọn các phần tử đặc biệt, sở dĩ trợ lý KTV lựa chọn phương pháp này là vì: Công ty ABC là khách hàng truyền thống của công ty, khoản mục nợ phải thu khách hàng lại có những đối tượng không phát sinh trong năm, có số tiền nợ nổi trội so với các đối tượng khác.
Trang 47
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Khóa luận tốt nghiệp
Chương trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng gồm:
- Thủ tục chung:
• Kiểm tra chính sách kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng.
• Lập Bảng số liệu phân tích biến động qua hai năm, đối chiếu so sánh với các các sổ, thẻ chi tiết.
- Thủ tục phân tích:
• So sánh số dư với năm trước.
• Phân tích hệ số quay vòng các khoản phải thu khách hàng, số ngày thu tiền bình quân năm nay so với năm trước. Chính sách tín dụng bán hàng trong kỳ của đơn vị.
- Thử nghiệm kiểm tra chi tiết.
• Kiểm tra đối chiếu khớp đúng giữa các sổ.
• Kiểm tra các nghiệp vụ bất thường.
• Thủ tục kiểm toán số dư đầu kỳ.
• Kiểm tra các khoản nợ bị xóa sổ trong năm.
• Kiểm tra tính đúng kỳ.
• Kiểm tra các khoản khách hàng trả trước.
• Kiểm tra các nghiệp vụ bù trừ công nợ.
• Kiểm tra việc phân loại và trình bày các khoản phải thu khách hàng trên BCTC.
• Thủ tục kiểm toán các (nếu có trường hợp đặc biệt xảy ra).
(Phụ lục 6: Chương trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng công ty ABC).